- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hello tất cả các bạn! Mk có một số đề thi hsg môn vật lý các cấp: một phần do mk đi học ôn, bồi dưỡng còn 1 phần do sưu tầm được trong quá trình ôn luyện. Vậy nên hôm nay mk lập topic này chia sẻ với các bạn những đề thi mà mk có.
*Mục đích của topic: Ôn luyện, tổng hợp lại các dạng bài hay gặp khi đi thi hsg môn vật lý lớp 8
*Nội dung: Vài ngày mk sẽ đăng 1 đề thi,khi mk đăng đề mới mk sẽ đăng kèm theo đáp án của đề hôm trước để các bạn có thể tham khảo đáp án so với kết quả của mk.
Ngoài ra: khi mk đăng đề có chỗ nào không hiểu có thể trực tiếp hỏi mk. Mk sẽ cố gắng hỗ trợ hết khả năng.
Còn bây giờ là đề của ngày hôm nay!
Đề 1
*Mục đích của topic: Ôn luyện, tổng hợp lại các dạng bài hay gặp khi đi thi hsg môn vật lý lớp 8
*Nội dung: Vài ngày mk sẽ đăng 1 đề thi,khi mk đăng đề mới mk sẽ đăng kèm theo đáp án của đề hôm trước để các bạn có thể tham khảo đáp án so với kết quả của mk.
Ngoài ra: khi mk đăng đề có chỗ nào không hiểu có thể trực tiếp hỏi mk. Mk sẽ cố gắng hỗ trợ hết khả năng.
Còn bây giờ là đề của ngày hôm nay!
Đề 1
Câu 1. (4,0 điểm)
Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau $60 km$, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc $30 km/h$, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc $40km/h.$
a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.
b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc $50km/h$. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.
c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?
Câu 2. (4,0 điểm)
Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng $1000 cm^3$ được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước $d = 10 000 N/m^3$. Hãy tính:
a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.
b. Lực căng của sợi dây.
c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.
Câu 3. (4 điểm)
Đưa một vật khối lượng $m = 200kg$ lên độ cao $h = 10m$ người ta dùng một trong hai cách sau:
a. Cách 1: Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động có hiệu suất là 83,33%. Hãy tính: Lực kéo dây để nâng vật lên.
b. Cách 2: Dùng mặt phẳng nghiêng dài$ l = 12m$, lực kéo vật lúc này là $F2 = 1900N$ và vận tốc kéo là 2 m/s. Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của mặt phẳng nghiêng, công suất kéo.
Câu 4. (4 điểm)
Ống hình trụ A có tiết diện $S_{1} = 6 cm^2$, chứa nước có chiều cao $h_{1} = 20 cm$ và ống hình trụ B có tiết diện $S_{2}= 14 cm^2$, chứa nước có chiều cao $h_{2} = 40 cm$, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.
a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.
b. Đổ vào ống A lượng dầu $m_{1} = 48g$. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: $d_{n} = 10000N/m^3, d_{d} = 8000N/m^3.$
c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng $m_{2} = 56g$. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.
Câu 5. (4 điểm)
a. Có một bình tràn, một bình chứa, một lực kế, một ca nước, dây buộc, một vật nặng có móc treo và chìm trong nước. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét.
b. Có 1 cốc thủy tinh không có vạch chia độ và chưa biết khối lượng, một cái cân Rôbécvan và hộp quả cân có số lượng và khối lượng của các quả cân hợp lý, một chai nước đã biết khối lượng riêng của nước là Dn và khăn lau khô và sạch. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một chất lỏng X.
Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau $60 km$, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc $30 km/h$, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc $40km/h.$
a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.
b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc $50km/h$. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.
c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?
Câu 2. (4,0 điểm)
Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng $1000 cm^3$ được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước $d = 10 000 N/m^3$. Hãy tính:
a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.
b. Lực căng của sợi dây.
c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.
Câu 3. (4 điểm)
Đưa một vật khối lượng $m = 200kg$ lên độ cao $h = 10m$ người ta dùng một trong hai cách sau:
a. Cách 1: Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động có hiệu suất là 83,33%. Hãy tính: Lực kéo dây để nâng vật lên.
b. Cách 2: Dùng mặt phẳng nghiêng dài$ l = 12m$, lực kéo vật lúc này là $F2 = 1900N$ và vận tốc kéo là 2 m/s. Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của mặt phẳng nghiêng, công suất kéo.
Câu 4. (4 điểm)
Ống hình trụ A có tiết diện $S_{1} = 6 cm^2$, chứa nước có chiều cao $h_{1} = 20 cm$ và ống hình trụ B có tiết diện $S_{2}= 14 cm^2$, chứa nước có chiều cao $h_{2} = 40 cm$, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.
a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.
b. Đổ vào ống A lượng dầu $m_{1} = 48g$. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: $d_{n} = 10000N/m^3, d_{d} = 8000N/m^3.$
c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng $m_{2} = 56g$. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.
Câu 5. (4 điểm)
a. Có một bình tràn, một bình chứa, một lực kế, một ca nước, dây buộc, một vật nặng có móc treo và chìm trong nước. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét.
b. Có 1 cốc thủy tinh không có vạch chia độ và chưa biết khối lượng, một cái cân Rôbécvan và hộp quả cân có số lượng và khối lượng của các quả cân hợp lý, một chai nước đã biết khối lượng riêng của nước là Dn và khăn lau khô và sạch. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một chất lỏng X.