Vật Lý 8: Một số bài tập cần giúp

N

nhat2701

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1/ Một chiếc lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước thì nó lại nổi. Hãy giải thích tại sao?

Bài 2/ " Tàu to và nặng hơn kim thế mà tàu nổi kim chìm ". Vì sao?

Bài 3/ Một vật có khối lượng 0,75kg và KLR là 10,5g / cm^3 được thả vào một chậu nước. Biết TLR của nước là 10000 N/m^3. Tính lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật.

Bài 4/ Móc một vật A vào lực kế thì lực kế chỉ 12N. Nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì thấy lực kế chỉ 7N.
a/ Giải thích tại sao có sự chênh lệch này?
b/ Tính thể tích của vật và TLR của chất làm nên vật ( có nghĩa là TLR của vật ).
Biết TLR của nước là 10000N/m^3

Bài 5/ Một vật A có thể tích 0,8m^3 được nhúng chìm trong nước. Và một vật B được nhúng chìm trong dầu, tính thể tích vật B, biết lực đẩy Ac si met cua 2 vật bằng nhau. Biết TLR của dầu là 8000N/m^3 và TLR của nước là 10000N/m^3.

P/s: TLR: Trọng lượng riêng ; KLR: Khối lượng riêng
 
B

beconvaolop

Câu 1:(Không biết giải thích theo áp suất hay trọng lượng riêng là đúng)
Khi vo tròn:Áp suất tác dụng lên:F/S1
Khi gấp thành thuyền:Áp suất tác dung:F/S2
Khi gấp thành thuyền-->S2>S1-->nổi

Theo cách trọng lượng riêng:
Khi vo tròn:Trọng lượng riêng sẽ lớn hơn khi gấp thành thuyền(đúng không nhỉ)

Bài 2:Giải thích theo cách trọng lượng riêng
Xem thêm ở đây:
Sự nổi

Nếu thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng:
FA<P

Vật nổi khi: FA>P và dừng nổi khi FA=P
Vật lơ lửng trong chất lỏng (trong lòng chất lỏng hoặc trên mặt thoáng - nổi) khi:
FA=P

Vậy nói 1 cách nôm na, vật sẽ nổi khi "trọng lượng riêng tổng hợp" của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Điều này có thể lí giải tại sao kim thì chìm còn tàu thì nổi mặc dù tàu to và nặng gấp nhiều lần so với kim. Kim tuy nhẹ nhưng thể tích chiếm nước nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ lớn còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước rất lớn do đó "trọng lượng riêng tổng hợp" sẽ nhỏ. Kết cấu thân vỏ tàu là kết cấu vỏ có khung gia cường làm bằng thép. Về một khía cạnh nào đó bên trong lớp tôn vỏ tàu hoàn toàn "rỗng" dẫn đến thể tích chiếm nước lớn. Trọng lượng tàu luôn thay đổi nên "trọng lượng riêng tổng hợp" cũng luôn thay đổi theo. Khi ta chất hàng vào tàu, tàu sẽ chìm dần ứng với công thức bên trên. Nếu ta chất quá nhiều hàng, tàu chìm đến mức mà nước sẽ tràn vào chiếm chổ các không gian trong các kết cấu vỏ rỗng, các khoang, các két, một mặt làm tăng trọng lượng tàu, một mặt làm giảm thể tích chiếm nước kết quả là "trọng lượng riêng tổng hợp" giảm và giá trị này lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Nói cách khác - tàu đang chìm. Tất cả các phân tích trên đây chỉ đúng khi đảm bảo giả thuyết tàu ổn định, không nghiêng, không chúi.

(Trích theo wikipedia-lực đẩy acsimet)
Bài 3:Tính được V của vật
Fa=d.V(thay số và tính)

Bài 4:a,Khi nhúng vào vật chịu tác dụng lực đẩy acsimet
b,Lực đẩy Fa tác dụng:12-7=5N
Từ đó tính được thể tích vật(phần chất lỏng bị chiếm chỗ)
Áp dụng công thức: p=d.V tính được d

Bài 5:
Ta có :Fa=Fab
\Leftrightarrow d_nước.V_a=d_dầu.V_b
Từ đó tính được V_b
 
Last edited by a moderator:
N

nhoxken_cucumber

3/
[TEX]10,5g/cm^3 = 10500kg/m^3[/TEX]
[TEX]V = \frac{m}{D} = \frac{0,75}{10500} = 0,00007 m^3 \\ F_A = D_nV = 10000 . 0,00007 = 0,7 N [/TEX]
 
N

nhoxken_cucumber

Câu 1:(Không biết giải thích theo áp suất hay trọng lượng riêng là đúng)
Khi vo tròn:Áp suất tác dụng lên:F/S1
Khi gấp thành thuyền:Áp suất tác dung:F/S2
Khi gấp thành thuyền-->S2>S1-->nổi

Theo cách trọng lượng riêng:
Khi vo tròn:Trọng lượng riêng sẽ lớn hơn khi gấp thành thuyền(đúng không nhỉ)

Bài 2:Giải thích theo cách trọng lượng riêng
Xem thêm ở đây:
Sự nổi

Nếu thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng:
FA<P

Vật nổi khi: FA>P và dừng nổi khi FA=P
Vật lơ lửng trong chất lỏng (trong lòng chất lỏng hoặc trên mặt thoáng - nổi) khi:
FA=P

Vậy nói 1 cách nôm na, vật sẽ nổi khi "trọng lượng riêng tổng hợp" của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Điều này có thể lí giải tại sao kim thì chìm còn tàu thì nổi mặc dù tàu to và nặng gấp nhiều lần so với kim. Kim tuy nhẹ nhưng thể tích chiếm nước nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ lớn còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước rất lớn do đó "trọng lượng riêng tổng hợp" sẽ nhỏ. Kết cấu thân vỏ tàu là kết cấu vỏ có khung gia cường làm bằng thép. Về một khía cạnh nào đó bên trong lớp tôn vỏ tàu hoàn toàn "rỗng" dẫn đến thể tích chiếm nước lớn. Trọng lượng tàu luôn thay đổi nên "trọng lượng riêng tổng hợp" cũng luôn thay đổi theo. Khi ta chất hàng vào tàu, tàu sẽ chìm dần ứng với công thức bên trên. Nếu ta chất quá nhiều hàng, tàu chìm đến mức mà nước sẽ tràn vào chiếm chổ các không gian trong các kết cấu vỏ rỗng, các khoang, các két, một mặt làm tăng trọng lượng tàu, một mặt làm giảm thể tích chiếm nước kết quả là "trọng lượng riêng tổng hợp" giảm và giá trị này lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Nói cách khác - tàu đang chìm. Tất cả các phân tích trên đây chỉ đúng khi đảm bảo giả thuyết tàu ổn định, không nghiêng, không chúi.
(Trích theo wikipedia-lực đẩy acsimet)
Bài 3:Tính được V của vật
Fa=d.V(thay số và tính)

Bài 4:a,Khi nhúng vào vật chịu tác dụng lực đẩy acsimet
b,Lực đẩy Fa tác dụng:12-7=5N
Từ đó tính được thể tích vật(phần chất lỏng bị chiếm chỗ)
Áp dụng công thức: p=d.V tính được d

Bài 5:
Ta có :Fa=Fab
\Leftrightarrow d_nước.V_a=d_dầu.V_b
Từ đó tính được V_b

Mình nghĩ câu 2 nên giải thik là:
Do tàu có nhiều khoang rõ hơn nên nổi dc trên mặt nc'
 
Top Bottom