[vật lý 8] lực đẩy acsimet

L

leanboyalone

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong sách giáo khoa lớp 8 cho rằng:
Néu F (lực Ác simet) = P (trọng lượng vật) thì vật lơ lững trong chất lỏng.
Nhưng khi làm toán thầy bảo:
Vật nổi trên nước do đó: F (lực Ác si mét) = P (trọng lưongnj vật)
Tại sao có sự khác biệt vậy
 
Last edited by a moderator:
N

nghgh97

Trong sách giáo khoa lớp 8 cho rằng:
Néu F (lực Ác simet) = P (trọng lượng vật) thì vật lơ lững trong chất lỏng.
Nhưng khi làm toán thầy bảo:
Vật nổi trên nước do đó: F (lực Ác si mét) = P (trọng lưongnj vật)
Tại sao có sự khác biệt vậy
Có lẽ thầy bạn nhầm đó!
Để vật nổi trên nước thì FA phải lớn hơn P
Nếu FA = P thì vật chỉ lơ lửng chứ chưa nổi hoàn toàn được :)
 
L

leanboyalone

Có lẽ thầy bạn nhầm đó!
Để vật nổi trên nước thì FA phải lớn hơn P
Nếu FA = P thì vật chỉ lơ lửng chứ chưa nổi hoàn toàn được :)
Không nhầm đâu, đây là bài 12.6 sách gk lớp 8 như sau:
Một chiếc sà lan có dạng hình hộp chữ nhật dài 4 m, rộng 2 m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m^3

Sau đây sách tham khảo giải:
Thể tích nước bị sà lan chiếm:
4 x 2 x 0,5 = 4 mét khối.
Trọng lượng sà lan bằng lực đẩy Archimedes tác dụng lên sà lan:
P = F = d.V = 10000 x 4 = 40 000 N

Như vậy lực đẩy Archimedes = trọng lượng sà lan (khi vật nổi) ???
 
V

vy000

Em nhầm nhé:)

Đầu tiên,cần hiểu rõ định nghĩa:$F_A=$ trọng lượng của thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ

Khi vật ngập hoàn toàn trong nước,ta có:

$F_A<P$ ;Vật chìm

$F_A=P$ ;vật lơ lửng trong nước

$F_A>P$ ;Vật nổi lên trên nước

Trong trường hợp này,vì vật ngập hoàn toàn trong nước,nên $F_A$=trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.


Còn khi vật nổi lên trên mặt nước,có nghĩa là trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ;lúc này $F_A$=trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ.

Do vật nổi,và đứng yên nên lực tác dụng từ trên xuống (P) phải bằng lực tác dụng từ dưới lên($F_A$) ;tức là $F_A=P$


Như vậy,trong định nghĩa;đó là ta xét $F_A$ khi thể tích nước bị chiếm chỗ = thể tích của vật
Còn trong bài của em,đó là $F_A$ khi thể tích nước bị vật chiếm chỗ chỉ bằng 1 phần thể tích của vật(tức là chỉ tính phần ngập trong nước)
 
L

leanboyalone

Bạn xem kỹ lại lời giải bài trên
.......Trọng lượng sà lan bằng lực đẩy Archimedes tác dụng lên sà lan:
P = F = d.V = 10000 x 4 = 40 000 N
Ở đây kết luận lực đẩy Ảchimedes = P (trọng lượng của vật)
Như vậy trọng lực của lực đẩy là 4000 N thì trọng lượng của Vật (theo cách giải cũng là trọng lượng nước bị choán chỗ!)

Một bài khác:
Một khối sắt hình trụ đặc có thể tích 20 cm khối được thả vào thuỷ ngân, thể tích phần sắt chìm trong chất lỏng là bao nhiêu? cho biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/m khối., của thuỷ ngân 136000 N/m khối (gọi V là thể tích của vật)
Giải: Gọi V' là thể tích phần chìm, ta có P = F (đây, tui thắc mắc chỗ này đây)
do đó: 7800 x. V = 136000 x V' (như vậy trọng lượng vật bằng trọng lượng thuỷ ngân bị choán chỗ hay trọng lượng của vật = lực đẩy Archimedes???? trong khi vật nổi??)
Suy ra: V' =78000 x 20:13600 = 11,5 cm khối.

theo 2 thí dụ vật nổi đó đều giải là trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác si mét ?
 
V

vy000

Em cần phân biệt

Trong SGK ghi :"Néu F (lực Ác simet) = P (trọng lượng vật) thì vật lơ lững trong chất lỏng."

Tức là xét trong trường hợp vật ngập hoàn toàn trong nước ,nếu $P<F_A$ thì vật sẽ từ từ nổi lên

Còn trong trường hợp 2 bài trên
khi đó vật đã nổi trên mặt nước ,$F_A=P$(Nếu $F_A$vẫn $>P$ thì vật sẽ bay lên=)) )

Như vậy

Nếu vật có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước,khi ta cho vật chìm sâu trong nước,vật sẽ từ từ nổi lên.
Trong khi vật nổi lên,$F_A>P$
Khi vật đã nổi lên trên mặt nước và đứng yên,lúc này $F_A=P$

$F_A$ khi vật chìm trong nước và $F_A$ khi vật nổi trên mặt nước hoàn toàn khác nhau nhé
 
Last edited by a moderator:
L

leanboyalone

Cám ơn.
Nhưng chưa rõ lắm. Để suy nghĩ thêm. Cái này giống như là hai lực cân băng?
vậy cũng mấy bài toán đó mà cho vật lơ lững sau khi đã ổn định thì cũng F = P?
 
V

vy000

Cám ơn.
Nhưng chưa rõ lắm. Để suy nghĩ thêm. Cái này giống như là hai lực cân băng?
vậy cũng mấy bài toán đó mà cho vật lơ lững sau khi đã ổn định thì cũng F = P?

Đúng vậy,mọi vật đứng yên so với mặt đất thì các lực tác dụng lên nó đều cân bằng

Mấu chốt vấn đề ở đây là $F_A$ khi vạt chìm trong nước khác $F_A$ khi vật nổi(chính xác thì lớn hơn)
 
T

tranhakieuvi

À có phải là khi vật đã nổi thì nó đứng yên và chịu tác dụng của 2 lực cân bằng đúng k bạn?????
 
Top Bottom