[ Vật lý 8] Lực đẩy Ác si mét

S

superjunior2812

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy anh nào chuyên thì giải giúp em mấy bài này cái em sắp phải nộp rùi :-SS:-SS:-SS.Anh nào giải đc e thanks nhìu

Bài 1: Treo một vật nhỏ vào 1 lực kế và đặt chúng trong ko khí thấy lực kế chỉ F=12N, vẫn treo vật bằng lực kế ấy nhưng nhúng vật chìm vào hoàn toàn trong nc' thì lực kế chỉ F=7N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó.
Bài 2: Một cục nc đá đc thả nổi trong một cốc đựng nc' . Chứng minh rằng khi nc' đá tan hết thì mực nc trong cốc không thay đổi.
Bài 3: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N.Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu trong một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nc quả cầu năm lơ lửng trong nước ? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10000N/m^3 và 27000N/m^3

>> Chú ý sửa tên chủ đề cho đúng : [ vật lý + lớp ] + tên chủ đề

- Đã sửa -
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

lực đẩy acsimec là 12-7= 5N
FA=d nước * V \Rightarrow V=FA/d nước= [tex]\frac{5}{10000}[/tex]=5.[TeX]10^-4[/TeX] mét khối
trọng lượng riêng d=P/V=12/5.[TeX]10^-4[/TeX] =24000 N/[TeX]m^3[/TeX]
hên xui
 
A

anh_bo_doi_cu_ho

câu2 Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.
Gọi Pđ là trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan, V1 là thể tích của phần nước bị cục nước đá chiếm chỗ, dn là trọng lượng riêng của nước, FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan.
Pđ = FA = V1dn => V1= Pđ / dn (1)
Gọi V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành, P2 là trọng lượng của luợng nước trên, ta có: V2=P2 / dn
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:
P2= Pđ và V2=P2 /dn (2)
Từ (1) và (2) suy ra: V1=V2.Thể tích của phần nước đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết. Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.
 
A

alexandertuan

bài 2
gọi Pđ là trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan, V1 là thể tích của phần nước bị cục nước đá chiếm chỗ, dn là trọng lượng riêng của nước, FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan.
Pđ = FA = V1dn => V1= Pđ / dn (1)
Gọi V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành, P2 là trọng lượng của luợng nước trên, ta có: V2=P2 / dn
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:
P2= Pđ và V2=P2 /dn (2)
Từ (1) và (2) suy ra: V1=V2.Thể tích của phần nước đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết. Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan

thể tích quả cầu nhôm d nhôm=[tex]\frac{P}{d nhôm}[/tex]=54.[TeX]10^-6[/TeX]
gọi thể tích phần đặc của quả cầu sau khi khoét lỗ là V'. Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng P' của quả cầu phải = lực đẩy acsimet
P'=FA
d nhôm. V'=d nước. V
V'= d nước.V/ d nhôm
=20.[TeX]10^-6/TeX] thể tích phần nhôm đã bị khoét lấy V-V là ra[/TeX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom