[vật lý 8] giải đáp những điều chưa biết

P

pety_ngu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mỗi môn học đều có những cái khó riêng của nó , vượt qua cái khó ta sẽ chạm tay đến đỉnh thành công . Để gải đáp những vấn đề rắc rối, khó khăn , hôm nay , pety lập pic này để chúng ta trao đổi với nhau những vấn đề đó.
Mn cùng tham gia nào :
đầu tiên Pety chia sẽ cách mắc mạch điện nhé

Có một số nguyên tắc để chập mạch như sau:
- Đặt tên cho các điểm là nơi giao nhau của các dây dẫn (tại điểm cần đặt tên có dòng điện rẽ sang ít nhất 3 hướng khác nhau)
- Trong điều kiện mạch điện của bạn sử dụng những dụng cụ đo lý tưởng: Ampe kế có điện trở không đáng kể (gần = 0) thì 2 điểm ở hai đầu Ampe kế xảy ra hiện tượng đoản mạch (hay nối tắt), lúc này hiệu điện thế giữa 2 điểm = 0, khi vẽ lại mạch, bạn cho 2 điểm này trùng nhau. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì cường độ dòng điện qua Vôn kế = 0, khi vẽ lại mạch, bạn bỏ đi đoạn dây dẫn chứa Vôn kế.
- Nếu Vôn kế và Ampe kế chưa lý tưởng (vẫn có điện trở như bình thường) thì cứ xem nó như 1 điện trở bình thường.
Sau khi vẽ lại, để tính các số chỉ của Ampe kế hoặc Vôn kế, bạn phải dựa trên mạch điện ban đầu (đề bài) và xác định:
- Tuân theo định luật nút mạch (Định lý 1 của định luật Kirchoff) là cường độ dòng điện đi vào nút mạch (các điểm bạn đã đặt tên) bằng cường độ dóng điện ra khỏi nút. Thông thường, bạn dựa trên mạch đã vẽ lại xác định chiều dòng điện một cách hợp lý trên mạch điện ở đề bài, nếu không được thì giả sử. Lập được (hệ) phương trình, giải ra nghiệm, nếu kết quả > 0 thì chiểu dòng điện bạn chọn là đúng, nếu < 0 thì Ampe kế chỉ số dương (trị tuyệt đối của kết quả tìm được) và dòng điện chạy theo chiều ngượ̣c lại.
- Hiệu điện thế giữa 2 điểm là bằng nhau. Ví dụ: U(MN) = U(MA) + U(AN) chẳng hạn.
Trong trường hợp bạn không thể vẽ lại mạch (mạch cầu không cân bằng là 1 ví dụ), bạn áp dụng định luật Kirchoff (gồm định luật nút mạng và mắc mạng) và định luật bảo toàn điện tích hoặc điện thế tại một điểm bất kỳ (thông thường chọn gốc điện thế tại một điểm = 0) rồi giải.
Mà mình không rõ bạn đã học lớp mấy rồi? Nếu bạn học THCS thì không cần quan tâm đến định luật Kirchoff hay định luật bảo toàn điện tích, điện thế tại 1 điểm bất kỳ đâu. Chúc bạn học tốt! ^^

nguồn: net
 
P

pety_ngu

Vận tốc

Vận tốc là đại lượng vật lý mô tả cả mức độ nhanh chậm lẫn chiều của chuyển động. Vận tốc ở đây được hiểu là vận tốc dài hay vận tốc tuyến tính, phân biệt với vận tốc góc. Trong vật lý, vận tốc được biểu diễn bởi vectơ (có thể hiểu là "đoạn thẳng có hướng"). Độ dài của vectơ vận tốc cho biết tốc độ nhanh chậm của chuyển động, và chiều của vectơ biểu thị chiều của chuyển động. Do đó, vận tốc là một đại lượng hữu hướng, khác với tốc độ, một đại lượng vô hướng đơn thuần mô tả tính nhanh chậm của chuyển động. Tốc độ là độ lớn của vectơ vận tốc.

*vận tốc trong chuyển động thẳng đều
Đối với một vật chuyển động thẳng đều, tốc độ và chiều chuyển động không thay đổi theo thời gian. Do đó, vector vận tốc có giá trị xác định và không đổi.

Nếu đã biết chiều chuyển động, điều chúng ta quan tâm là tốc độ chuyển động, hay quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Để tính tốc độ chuyển động, chúng ta đơn giản lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó. Trong một chuyển động thẳng của một chất điểm, nếu chất điểm chuyển động theo một chiều ta chọn chiều đó làm chiều dương thì độ lớn của độ dời bằng quãng đường đi được của chất điểm.

5553dbd00c80cd363378318cf9e06a6d.png

trong đó
S là quãng đường
t là thời gian
v là tốc độ của chuyển động thẳng đều
Trong SI, quãng đường đo bằng mét (m), thời gian đo bằng giây (s) thì tốc độ có đơn vị là mét trên giây (m/s). Tốc độ có thể có những đơn vị khác, chẳng hạn như kilomet trên giờ (km/h hoặc kgh), phụ thuộc vào đơn vị mà ta chọn cho quãng đường và thời gian. Như vậy, khi nói một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5 m/s (giả sử ta đã biết chiều chuyển động nên vận tốc ở đây đơn giản là tốc độ), điều đó có nghĩa là cứ mỗi một giây, vật đi được quãng đường 5 mét.1km/h≈0,28m/s.Vận tốc âm thanh là 344m/s.

Nếu quan tâm đến chiều chuyển động, ta có thể quy ước một trong hai chiều là chiều dương và gán cho vận tốc giá trị dương khi vật chuyển động cùng chiều với chiều dương đã chọn và giá trị âm khi vật chuyển động theo chiều ngược lại.
 
Last edited by a moderator:
P

pety_ngu

Ròng rọc

Ròng rọc là một loại máy cơ đơn giản, rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ròng rọc có thể giúp lợi về lực hoặc quãng đường, nhưng không thay đổi về công.
Trong trường hợp lý tưởng, ta bỏ qua khối lượng ròng rọc và coi ma sát không đáng kể, khi đó lực kéo sẽ giảm 1/2 , 1/4 hoặc 1/6 lần so với trọng lượng của vật.
800px-Four_pulleys.svg.png
 
P

pety_ngu

mặt phẳng nghiêng

Mặt phẳng nghiêng là một trong sáu máy đơn giản; như tên gọi của nó, nó là mặt phẳng với các điểm đầu cuối có độ cao khác nhau. Khi di chuyển một vật nặng đi lên tới độ cao cho trước bằng mặt phẳng nghiêng so với nâng vật theo phương thẳng đứng, thì lực đẩy nhỏ hơn so lực nâng thằng đứng nhưng lại mất một đoạn đường dài để đầy. Hiệu suất cơ học của mặt phẳng nghiêng là tỉ số giữa độ dài của mặt dốc trên chiều cao của mặt phằng; điều này cũng có thể biểu diễn theo hàm lượng giác của góc giữa mặt phẳng và phương ngang. Theo định luật bảo toàn năng lượng, công để nâng vật lên một độ cao cho trước theo phương thẳng đứng và dùng mặt phẳng nghiêng là như nhau, nếu không kể mất mát vì ma sát, nhưng mặt phẳng nghiêng giúp ta lợi về lực khi đẩy trên khoảng cách lớn.

Tính lực tác dụng lên vật nằm trên mặt phẳng nghiêng
Để tính lực tác dụng lên một vật trên mặt phẳng nghiêng, xét 3 lực:
  1. Mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật lực pháp tuyến (N) do lực của hấp dẫn bằng mg cos θ
  2. Lực hấp dẫn tác dụng lên vật (mg, theo phương thẳng đứng) và
  3. Lực ma sát (f) tác dụng lên vật có phương song song với mặt phẳng.
Ta phân tích vectơ trọng lực thành 2 vectơ, một vectơ vuông góc với mặt phẳng và một vectơ song song với mặt phẳng. Do không có chuyển động vuông góc với mặt phẳng, thành phần trọng lực của vật theo phương này (mg cos θ) phải bằng và ngược dấu với lực pháp tuyến tác dụng bởi mặt phẳng, N. Nếu thành phần còn lại của trọng lực song song với mặt phẳng (mg sin θ) lớn hơn lực ma sát tĩnh fs – thì vật sẽ trượt xuống dưới với gia tốc (g sin θfk/m), với fk là lực ma sát – ngược lại vật sẽ đứng im trên mặt phẳng.
Khi góc nghiêng (θ) bằng 0, sin θ cũng bằng 0 và vật đứng im.
300px-Free_body.svg.png
 
P

pety_ngu

đòn bẩy

300px-FirstClassLever.svg.png


Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống để biến đổi lựctác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người. (Lợi về lực). Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay để làm biến đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác. Archimedes đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất lên." Đòn bẩy và nguyên tắc đòn bẩy được sử dụng nhiều trong các máy móc, thiết bị cũng như các vật dụng thông thường trong đời sống hằng ngày.
Công thưc mô-men của đòn bẩy : Khoảng cách đến tâm x Trọng lượng vật thể
 
C

crackjng_tjnhnghjch

sao link này mở được có 1 cái vậy, 2 cái kia đều error hết ak****************************
 
Top Bottom