[Vật lý 8]định nghĩa về ánh sáng

T

thienlong_cuong

Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Ánh sáng là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 400 nm đến 700 nm). Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon. Ánh sáng do Mặt Trời tạo ra còn được gọi là ánh nắng(hay còn gọi là ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím); do Mặt Trăng tạo ra còn được gọi là ánh trăng; do đèn tạo ra còn được gọi là ánh đèn; do các loài vật phát ra gọi là ánh sáng sinh học.

Ánh sáng được rọi vào một tấm kim loại, là vật liệu giàu điện tử, khi thay đổi tần số của ánh sáng tới (tức là thay đổi màu ánh sáng) đến một giá trị nào đó thì cây kim trên máy đo bắt đầu chuyển động, chỉ dấu cho một dòng điện chạy. Thay đổi cường độ ánh sáng không thay đổi cường độ dòng điện, nhưng thay đổi tần số giao động của ánh sáng, thay đổi cường độ dòng quang điện.


"Ánh sáng lạnh" là ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ tím. "Ánh sáng nóng" là ánh sáng có bước sóng nằm gần vùng đỏ. Ánh sáng có quang phổ trải đều từ đỏ đến tím là ánh sáng trắng; còn ánh sáng có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp gọi là "ánh sáng đơn sắc".
 
N

nhoc_maruko9x

Bạn lên lớp 12 sẽ dc học về ánh sáng, chứ lớp 8 chưa thể hiểu rõ dc. Có thể nói đại loại ánh sáng là một thứ sóng (như sóng nước nhưng ko nhìn thấy được, sóng này tạo nên bởi từ trường thay đổi và điện trường thay đổi) và gồm rất nhiều hạt mang năng lượng gọi là các lượng tử, các hạt này có khối lượng khi đứng yên bằng 0 :| Vì vậy ánh sáng là lưỡng tinh sóng - hạt, có cả 2 tính chất sóng và tính chất hạt.
 
T

thienlong_cuong

nói chung là không hiểu nổi cái này!
mặt khác ai giúp em :
Ai là ng` đo đc vân tốc ánh sáng và đo như thế nào ko ????
 
A

arxenlupin

nói chung là không hiểu nổi cái này!
mặt khác ai giúp em :
Ai là ng` đo đc vân tốc ánh sáng và đo như thế nào ko ????

Ánh sáng là chất. Vật chất nhé :). Ánh sáng vừa là sóng, vừa là hạt, tập hợp của những hạt gọi là photon

Nhiều ng đo tốc độ ánh sáng, có thể nói đến Leonardo Davinci, gần đúng đc tới 250.000km/s. Đo thế nào à, một cây đèn ở A, một ng ở B, bật đèn ở A và tính xem mất bao nhiêu thời gain để ng ở B cảm nhận đc thấy ánh sáng chiếu tới, tất nhiên, A, B phải đủ xa để có thể cảm nhận đc độ trễ thời gian giữa 2 nơi, bởi tốc độ rất lớn mà. Đây là cách cổ điển ngày xưa ng ta đo. Nhưng sau này, tất nhiên cũng dựa trên nguyên lý đó, ng ta có thể làm trong phòng thí nghiệm như thế này, đèn ở A, và một điểm B gần đó có một cảm biến ánh sáng nối vs một đồng hồ tính thời gian chẳng hạn. Bật đèn tại A, lúc nào có ánh sáng đến B thì cảm biến sẽ nhận biêt đc và tác động đến đồng hồ và nó điểm giờ. Chúng ta tính khoảng cách, rồi chia time thôi :d

Học lên sẽ rõ, or bạn có thể tìm đọc :-j
 
N

nhoc_maruko9x

nói chung là không hiểu nổi cái này!
mặt khác ai giúp em :
Ai là ng` đo đc vân tốc ánh sáng và đo như thế nào ko ????
Người ta ước lượng gần chính xác vận tốc ánh sáng bằng cách đặt gương trên Mặt trăng rồi từ Trái Đất chiếu 1 chùm tia laser lên, rồi đo thời gian phản xạ lại sau nhiều lần tính toán. Nhưng máy đo nào cũng có sai số cả, nên ko bao giờ đo được tốc độ chính xác của ánh sáng. Tuy nhiên con số về tốc độ ánh sáng trong vật lý hiện nay lại là 1 con số chính xác hoàn toàn, bởi vì một điều khá thú vị là đơn vị độ dài lại được định nghĩa theo tốc độ ánh sáng :D:1 mét là quãng đường ánh sáng đi được trong [tex]\frac{1}{299792458}[/tex] giây, nên hiển nhiên tốc độ ánh sáng chính xác tuyệt đối là 299792458 m/s.
Bạn này có những thắc mắc giống hệt mình hồi xưa: Ánh sáng là gì và Lửa là gì? :D Câu thứ 2 vẫn chưa hề biết :|
 
Last edited by a moderator:
A

arxenlupin

Người ta ước lượng gần chính xác vận tốc ánh sáng bằng cách đặt gương trên Mặt trăng rồi từ Trái Đất chiếu 1 chùm tia laser lên, rồi đo thời gian phản xạ lại sau nhiều lần tính toán. Nhưng máy đo nào cũng có sai số cả, nên ko bao giờ đo được tốc độ chính xác của ánh sáng. Tuy nhiên con số về tốc độ ánh sáng trong vật lý hiện nay lại là 1 con số chính xác hoàn toàn, bởi vì một điều khá thú vị là đơn vị độ dài lại được định nghĩa theo tốc độ ánh sáng :D:1 mét là quãng đường ánh sáng đi được trong [tex]\frac{1}{299792458}[/tex] giây, nên hiển nhiên tốc độ ánh sáng chính xác tuyệt đối là 299792458 m/s.
Bạn này có những thắc mắc giống hệt mình hồi xưa: Ánh sáng là gì và Lửa là gì? :D Câu thứ 2 vẫn chưa hề biết :|

À, ko phải tự nhiên mà ng ta lấy " giây ánh sáng " hay " năm ánh sáng " ra làm đơn vị. Bởi lẽ tốc độ ánh sáng là ko đổi trong chân không theo thuyết tương đối. Nên lấy nó làm đơn vị đo độ dài cũng ko có gì ngạc nhiên

Còn về lửa. Lửa ko phải vật chất, lửa là tên chúng ta hay gọi cho một hiện tượng hóa học, đó là sự cháy. Sự cháy là một phản ứng hóa học, khi có chất tham gia phản ứng, oxy và nhiệt độ đủ ( nhiệt độ này có thể cao hay thấp tùy chất phản ứng, có chất có thể cháy ở nhiệt độ dưới 0 độ C ) để tạo phản ứng ( hay chất tạo nhiệt ). Đây là phản ứng tạo ra nhiệt và ánh sáng. Cái mà ta gọi là lửa bao gồm cái ánh sáng, nhiệt lượng khói bụi tùm lum xung quanh mà thành ^^
 
T

thienlong_cuong

nhưng 1 điều là tại sao anh tanh có thể kết luận khi 1 vật thể chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì thời gian tác dụng lên vật dó sẽ t/d chậm !
Tuy nhiện đâu thể thí nghiệm đc cơ chứ !>?
Vậy kết luận phỏng đoán ah` !?????
 
A

arxenlupin

nhưng 1 điều là tại sao anh tanh có thể kết luận khi 1 vật thể chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì thời gian tác dụng lên vật dó sẽ t/d chậm !
Tuy nhiện đâu thể thí nghiệm đc cơ chứ !>?
Vậy kết luận phỏng đoán ah` !?????

Einstein dựa vào óc tưởng tượng, quan sát, phán đoán rồi thực nghiệm. Ví dụ thời trước, ng ta nghĩ rằng có một hành tinh gần mặt trời hơn cả sao Thủy, thế rồi họ quan sát trong nhật thực để kiểm tra xem giả thuyết ấy đúng ko, bởi khi có nhật thực, hành tinh gần nhất sẽ nằm trong bóng tối của mặt trời và quan sát đc ( vì ko ko nhật thực nó sẽ bị ánh sáng mặt trời quá chói che mất ), hay cũng có thể qua nhật thực để quan sát đường đi ánh sáng, và giải quyết vấn đề của lý thuyết tương đối hẹp và về công thức E = m.c^2.

Và Einstein ko kết luận rằng, khi một vật thể chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì thời gian tác dụng lên vật đó sẽ chậm đi. Theo thuyết tương đối, vận tốc ánh sáng là vận tốc lớn nhất trong vũ trụ, ko có vật thể nào có thể di chuyển vs vận tốc lớn hơn, và một vật càng di chuyển vs tốc độ càng cao, thì thời gian theo đó sẽ chạy chậm hơn theo một tỷ lệ mà lên 12 bạn sẽ đc biết. Bạn ko nên nhầm và bảo rằng, gọi là thuyết thì chưa chứng minh đc, nên chưa chắc nó đúng hay sai. Cơ bản đây ko phải là vấn đề đúng sai, bởi 1 là trong khoa học nghiên cứu, khi đc gọi là thuyết tức là nó đã phù hợp vs thực tế và áp dụng đc trong nghiên cứu dự báo, 2 là thuyết này có thể đúng trong thời điểm này, trong tình huống nay mà ko phù hợp trong tình huống kia, ví dụ ko thể dùng các quy tắc Newton để nghiên cứu chuyển động trong vũ trụ hay cũng ko thể dùng đc các công thức trong thuyết tương đối nghiên cứu chuyển động vật chất như xe cộ trên trái đất đc.

Đầu tiên nói về việc vận tốc ánh sáng là vận tốc lớn nhất. Trên thực tế, có những vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng rất nhiều, nhưng nó nằm ngoài giới hạn của thuyết tương đối ( tức là vật chất, năng lượng hay sóng mang thông tin chẳng hạn ), đó là j nói ra cũng ko ai biết :-ss, ngâm cứu chưa chắc tìm hiểu đâu :|. Có một nguồn thông tin khác cho rằng, vận tốc c có được, đó chẳng qua là vận tốc trung bình của các hạt foton, tức là sẽ có hạt có vận tốc lớn hơn c và có hạt thì bé hơn c, bla bla, vấn đề này cứ để ngỏ đấy nhé :D

Còn việc thí nghiệm, thì thí nghiệm được. Ng ta thí nghiệm đc khi dùng 2 chiếc đồng hồ, một chiếc đặt cố định ở mặt đất, một chiếc gắn vào một máy bay trên trời bay vs vận tốc bao nhiêu đó, sau đó tính toán, có thấy thật là đồng hồ trên trời có đi chậm hơn dưới đất :). Đó là sự co lại của không - thời gian trong vũ trụ bao la, cái này đối vs cơ học cổ điển Newton thì ko cần thiết, bởi sự sai khác là ko đáng kể, do đó nó có tầm thực tiễn ở vĩ mô trong vũ trụ thôi :). Bạn có thể tưởng tượng ra đc việc khi bạn di chuyển vs vận tốc nhanh gần bằng vs vận tốc ánh sáng rồi thì thời gian sẽ trôi rất chậm ko, bởi lẽ bạn đi quá nhanh đến độ những thứ chuyển động chậm hơn thì như là đang đứng yên vậy ^^

Kết luận hiện tại đã dc chứng minh là sát vs thực tế, tức là nó đang đúng - đang phù hợp.
 
Top Bottom