[vật lý 8]đề thi chọn học sinh giỏi lý 8 - thcs nguyễn trường tộ

N

nguyenthokhang98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: VẬT LÝ LỚP 8
THỜI GIAN: 90 PHÚT
NGÀY THI: 21/4/2012

Câu 1 (4đ): Một ô tô chuyển động trên nửa đầu đoạn đường với vận tốc 60km/h. Phần còn lại, nó chuyển động với vận tốc 15km/h trong nửa thời gian đầu và 45km/h trong nửa thời gian sau. Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường

Câu 2 (4đ): Một bình hình trụ thông nhau và chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhanh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng? Biết trọng lượng riêng của nước biển và của xăng là d₁ = 10300N/m³, d₂ = 7000N/m³.

Câu 3 (4đ): Để đưa một vật có khối lượng 200kg lên độ cao 10m người ta dùng một trong hai cách sau:
a/ Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là 1200N. Hãy tính:
+ Hiệu suất của hệ thống
+ Khối lượng của ròng rọc động, biết hao phí để nâng ròng rọc động bằng 1/4 hao phí tổng cộng
b/ Dùng mặt phẳng nghiên dài 15m. Lực kéo lúc này là 1900N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêm, hiệu suất của cơ hệ này.

Câu 4 (4đ): Một vật hình trụ bằng gỗ cao 30cm, phía dưới gắn một khối trụ kim loại có cùng tiết diện đáy. Hệ thống này nổi trên mặt nước, phần nhô khỏi mặt nước cao 5cm. Tính chiếu cao của khối kim loại biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm³, của gỗ là 0,7g/cm³ và của kim loại là 9g/cm³

Câu 5 (4đ): Đổ m₁ gam nước nóng vào m₂ gam nước lạnh thì khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng thêm 5ºC. Biết hiệu nhiệt độ ban đầu giữa nước nóng và nước lạnh là 80ºC.
a/ Tính tỉ số giữa m₁ và m₂
b/ Nếu đổ thêm m₁ gam nước nóng nữa vào hỗn hợp vừa thu được thì nhiệt độ của hỗn hợp đó tăng thêm bao nhiêu độ nữa khi có sự cân bằng nhiệt? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt)
 
N

nguyenthokhang98

Đương nhiên làm đúng hết trong 90' thì sẽ được 20 điểm, nhưng trường mình chấm điểm trình bày chặt lắm
 
N

nguyenthokhang98

Kết quả là bài thi này của mình được 19 điểm \\:D/\\:D/\\:D/. Thế là ổn rồi :D
 
H

hnnhuquynh


Mấy bạn ơi xem giùm mình giải đúng không . Mình không chắc lắm .Tks nha :)


Bài 4

Gọi S là tiết diện đáy khối gỗ và khối kim loại.
Chiều cao phần chìm của khối gổ và khối kim loại : h chìm = h gỗ + h kim loại -5
= 25 + h kim loại
Thể tích phần chìm của khối gỗ và kim loại : V chìm = h chìm .S=(25+h kim loại)S
Khi thả vào nước ,lựa đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ và kim loại :
F A = d nước .V chìm = 10D nước .S(25+h kim loại) = 10S(25+ h kim loại)
Trọng lượng của cả khối gỗ : P gỗ = V gỗ.d gỗ = S.h gỗ .10 D gỗ =210S (N)
Trọng lượng của khối kim loại : P kim loại = V kim loại .d kim loại = 90S.h kim loại (N)
Trọng lượng của khối gỗ và kim loại :
P = P gỗ + P kim loại = 210S+ 90S.h kim loại = S(210+90h kim loại )
Vì khối gỗ và kim loại nổi trong nước nên : F A =P
=> 10S(25+ h kim loại) = S(210+90 h kim loại)
=> 250 +10h kim loại = 210 +90 h kim loại
=> h kim loại = 0.5 (cm)
Vậy chiều cao khối kim loại là 0.5 cm
 
T

trieutulong_98

1/Gọi thời gian ô tô di chuyển ở nửa quãng đường đầu là t1
=> Quãng đường ô tô đó di chuyển với thời gian t1 là : s1 = 60. t1

Gọi thời gian ô tô dj chuyển với vận tốc 15km/h là t2
=> Quãng đường ô tô đó di chuyển với thời gian t2 là : s2= 15 .t2

Gọi thời gian ô tô dj chuyển với vận tốc 45km/h là t3
=> Quãng đường ô tô đó di chuyển với thời gian t3 là : s3= 45 . t3

Mặt khác theo đề bài ta có : S1 = S2 + S3

=> 60 . t1 = 15. t2 + 45. t3

<=> 60 . t1 = 15 ( t2 + 3. t3 )

<=> 4.t1 = t2 + 3.t3

Mà t2 = t3

=> 4.t1 = 4.t2
<=> t1=t2

=> t1 = t2= t3

Tổng quãng đườg mà ô tô di chuyển là

S = S1 + s2 + s3
= 60.t1+15.t2+45.t3
= t1 ( 60 + 15 + 45 ) [ do t1=t2=t3 c/m trên ]
= 120.t1

Vận tốc trung bình của xe đó là

Vtb ={S1+s2+s3}{t1+t2+t3}

={120.t1}{3.t1}

= 40 ( km/h )

Vậy xe ô tô trên có Vtb = 40 km/h
Nhớ thanks nha!!!!
 
T

trieutulong_98

bài 3:

1a. Hiệu suất của hệ thống
Công nâng vật lên 10 mét là: Ai= P.h =10.m.h = 20000J
Dùng ròng rọc động lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, nên khi nâng vật 1 đoạn h thì kéo dây một đoạn s = 2h. Do đó công phải dùng là:
Atp=F1.s=F1.2h=1200.2.10 = 24000J
Hiệu suất của hệ thống là: H = = 83,33%
1b. Khối lượng của ròng rọc.
Công hao phí: Ahp=Atp-A1= 4000J
Gọi Ar là công hao phí do nâng ròng rọc động, Ams là công thắng ma sát
Theo đề bài ta có: Ar = Ams => Ams = 4Ar
Mà Ar + Ams = 4000 => 5Ar=4000
=> Ar= =800J => 10.mr.h = 800 => mr=8kg
2.Lực ma sát – hiệu suất của cơ hệ.
Công toàn phần dùng để kéo vật:
A’tp=F2.l =1900.12=22800J
Công hao phí do ma sát: A’hp=A’tp – A1 =22800-20000=2800J
Vậy lực ma sát: Fms= = = 233,33N
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: H2= =87,72%
 
T

trieutulong_98

Theo mình thì giải như thế này. Không bít đúng không

Bài 4

Gọi S là tiết diện đáy khối gỗ và khối kim loại.
Chiều cao phần chìm của khối gổ và khối kim loại : h chìm = h gỗ + h kim loại -5
= 25 + h kim loại
Thể tích phần chìm của khối gỗ và kim loại : V chìm = h chìm .S=(25+h kim loại)S
Khi thả vào nước ,lựa đẩy Acsimet tác dụng lên khối gỗ và kim loại :
F A = d nước .V chìm = 10D nước .S(25+h kim loại) = 10S(25+ h kim loại). 0,1
Trọng lượng của cả khối gỗ : P gỗ = V gỗ.d gỗ = S.h gỗ .10 D gỗ = 0,7 . 10 .25 . S= 175S
Trọng lượng của khối kim loại : P kim loại = V kim loại .d kim loại = 0,9 . 10 .S .h kim loại = 9 . S . h kim loại (N)
Trọng lượng của khối gỗ và kim loại :
P = P gỗ + P kim loại = 175S + 9 . S . h kim loại = S.(175 + 9h kim loại) (N)
Vì khối gỗ và kim loại nổi trong nước nên : F A =P
=> 10S(25+ h kim loại). 0,1= S.(175 + 9h kim loại)
=> 25 + h kim loại = 175 + 9.h kim loại
=> h kim loại = 18,75 (cm)
Vậy chiều cao khối kim loại là 0.5 cm

Ai làm được câu 5b chỉ mình zới. Thanks nha!!!!
 
H

hnnhuquynh

a) Khi đổ m1 gam nước nóng vào m2 gam nước lạnh thì khi có cân bằng nhiệt , nhiệt độ của nước lạnh tăng thêm 5ºC => tºcb1 = tº2 + 5 ( với tº2 là nhiệt độ nước lạnh)
Hiệu nhiệt độ giữa nước nóng và nước lạnh là 80ºC => tº1 =tº2 + 80 (với tº1 là nhiệt độ của nước nóng)
Khi đổ m1 gam nước nóng vào m2 gam nước lạnh ,theo PTCBN ta có :
c.m1.(tº1 - tºcb1) = c.m2.(tºcb1 - tº2)
<=> m1.(tº2+80-tº2-5) = m2.(tº2+5-tº2)
<=> m1.75 = m2.5
<=> m1/m2 = 1/15

b) Sau khi trộn nước lần 1 thì khối lượng nước trong bình là m1+m2 ở nhiệt độ tºcb1
Áp dụng kết quả câu a ta có m2=15 m1
Gọi tºcb2 là nhiệt độ cân bằng lần 2 của hệ thống
Khi đổ thêm m1 nước nóng vào hệ thống lần 2 thì theo PTCBN ta có :
(m1+m2)(tºcb2 - tºcb1) = m1 (tº1 - tºcb2)
<=> 16m1 (tºcb2 - tºcb1) = m1 (tº2+80 - tºcb2)
<=> 16tºcb2 - 16tºcb1 = tºcb1-5+80-tºcb2
<=> 17tºcb2 -17tºcb1 = 75
<=> tºcb2 - tºcb1 = 75/17 =4.41 ºC
Vậy so với khi cân bằng lần 1 nhiệt độ cân bằng lần 2 tăng thêm 4.41ºC
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom