[Vật lý 8]Cùng trao đổi các dạng bài Nhiệt hay+khó nhé!

D

diep_2802

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như tên topic đây sẽ là nơi các bạn có thể cùng nhau post và trao đổi cách làm các bài nhiệt học khó+hay nhằm giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức về chương này ;).Mong các bạn hưởng ứng
Cùng khởi động với bài đầu tiên nhé ;)
1)Một người dùng một nhiệt kế bằng đồng,Khối lượng M=250g để xác định nhiệt dung riêng c của dầu.Anh có một miếng kim loại ,nhưng ko biết khối lượng m và nhiệt dung riêng c' của nó.Đầu tiên anh đổ vào nhiệt lượng kế 200g nước ở nhiệt độ phòng t1=30.Sau đó nung miếng kim loại tới nhiệt độ sôi của nước,thả nhanh vào nhiệt lượng kế,thì thấy nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là t2=43,3.Lần thứ hai cũng đổ 200g dầu ở nhiệt độ phòng vào nhiệt lượng kế và làm đúng như lần thứ nhất.Nhiệt độ cân bằng bây giờ là t3=51,4.Biết nhiệt dung riêng của nước và đồng [TEX]C_n=4200,C_d=380[/TEX] ,hãy tính nhiệt dung riêng của dầu
 
P

padawan1997

He he mở hàng cho mod nào. :)
Đặt nhiệt dung của, NLK, nước, miếng kim loại và dầu lần lượt là a, b, c, d.( lưu ý đây là nhiệt dung cm chứ ko phải chỉ có c là nhiệt dung riêng)
*Q=cmdeltat
Xét lần cân bằng nhiệt thứ nhất:
\Rightarrow Q thu= (a+b)(43.3-30)
= 13.3x(95+840)
=12435.5
\RightarrowQ tỏa =c(100-43.3)
=56.7c
*Q tỏa = Q thu từ đó thay vào ta tính được nhiệt dung của miếng kim loại c=219.3
Xét lần cân bằng nhiệt thứ hai:
\RightarrowQ thu =(b+d)(51.4-30)
=21.4(95+d)= 2033 +21.4d
\RightarrowQ tỏa =c(100-51.4)
=10657.98
*Q tỏa = Q thu nên 2033 +21.4d=10657.98
d=403
Có d = m dầu x c dầu=0.2 x c dầu suy ra c dầu =2150 J/kg.K
Sorry ngại viết công thức quá nên mình thay số luôn. :D
 
P

padawan1997

Góp vui vài bài nào;)

Bài 1:Treo 1 quả cầu kim loại vào 1 lực kế, lực kế chỉ[TEX]F_1[/TEX] và nhấn chìm trong bình nước. Nếu đem đun nóng bình nước thì lực kế chỉ[TEX]F_2[/TEX]. So sánh [TEX]F_1[/TEX] và [TEX]F_2[/TEX] biết nước nở ra nhiều hơn quả cầu kim loại.

Bài 2:1 miếng đồng có nhiệt độ ban đầu là [TEX]t^o_o=0^oC[/TEX]. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để thể tích miếng đồng tăng [TEX]1 cm^3[/TEX]. Biết khi nhiệt độ miếng đồng tăng [TEX]1^oC[/TEX] thì V đồng tăng5.10^-5 thể tích ban đầu. Biết khối lượng riêng của đồng là [TEX]8900kg/m^3[/TEX], nhiệt dung riêng của đồng là[TEX]400J/kg.K[/TEX]
 
N

ngocthaotnt_1997

ta có F1 > F2 vì khi đun đước thì thể tích của nước tăng => trọng lượng riêng của nước giảm => Fa đầu > Fa cuối
không biết trả lời ri đúng không, nếu không đúng chổ nào xin mọi người chỉ giáo
 
P

padawan1997

Bạn ơi so sánh như vậy là hiển nhiên rồi bài đầu của mình là so sánh càng đun thì càng ntn cơ bạn ạ!
 
N

ngocthaotnt_1997

thế thì xin bái kiến cao thủ giải bài ni nha, ai mà giải bài ni thì cho tôi xin bái làm sư phụ
 
S

sieunhan_ngunuong

He he mở hàng cho mod nào. :)
Đặt nhiệt dung của, NLK, nước, miếng kim loại và dầu lần lượt là a, b, c, d.( lưu ý đây là nhiệt dung cm chứ ko phải chỉ có c là nhiệt dung riêng)
*Q=cmdeltat
Xét lần cân bằng nhiệt thứ nhất:
\Rightarrow Q thu= (a+b)(43.3-30)
= 13.3x(95+840)
=12435.5
\RightarrowQ tỏa =c(100-43.3)
=56.7c
*Q tỏa = Q thu từ đó thay vào ta tính được nhiệt dung của miếng kim loại c=219.3
Xét lần cân bằng nhiệt thứ hai:
\RightarrowQ thu =(b+d)(51.4-30)
=21.4(95+d)= 2033 +21.4d
\RightarrowQ tỏa =c(100-51.4)
=10657.98
*Q tỏa = Q thu nên 2033 +21.4d=10657.98
d=403
Có d = m dầu x c dầu=0.2 x c dầu suy ra c dầu =2150 J/kg.K
Sorry ngại viết công thức quá nên mình thay số luôn. :D
Bạn xem lại bài này đi.Kết quả là xấp xỉ 2015j/kg.k bạn
 
Last edited by a moderator:
P

padawan1997

thế thì xin bái kiến cao thủ giải bài ni nha, ai mà giải bài ni thì cho tôi xin bái làm sư phụ
Sư phụ thì mình ko dám nhưng đây là bài mình giải ntn và đã đc điểm:
Gọi trọng lượng riêng của vật vag nước lần lượt là d1 và d2
Lúc đầu, số chỉ của lực kế F1=P

Khi vật nhúng chìm vào nước, số chỉ lực kế : F2=P-Fa=P-(P/d1)x d2
=P(1- d2/d1)
Cái trên là mình thay P từ công thức P=d.V, bạn tự hiểu giùm mình nha mình buồn ngủ wa ngại đánh máy T_T.

Có d=P/V mà khi nóng, vật nở ra\RightarrowP hầu như ko đổi còn V vật tăng.
\Rightarrowd vật giảm mà nước nở nhìều hơn vật
\Rightarrowd1/d1 giảm
\Rightarrow(1-d2/d1) tăng.
\RightarrowF2 tăng và có tỉ số như trên.

Cái khó của bài này là nó lại chỉ xét V của nước và V của vật như nhau. các bạn chịu khó nha mình giải hơi tắt. :D
 
A

anhtrangcotich

Góp vui bài:

1) Một bình đựng 2 lít nước ở 15 độ C.
Người ta đổ vào bình một ca nước nóng (có nhiệt độ không đổi T), chờ cho cân bằng nhiệt rồi múc ra một lượng nước bằng lượng đã đổ vào.
Làm như thế nhiều lần.
Lần 1, nhiệt độ bình nước tăng 5 độ.
Lần 2, nhiệt độ bình nước tăng 4,75 độ.

Hỏi lần thứ 100, nhiệt độ của bình nước là bao nhiêu. Biết nhiệt độ và khối lượng của nước đổ vào không đổi, bỏ qua trao đổi nhiệt với môi trường.


2) Bài này khó hơn một khúc.

Có hai bình nước và một nhiệt kế.
Bình 1 chứ 5 lít nước. Bình 2 chứa 4 lít nước.

Nhúng nhiệt kế vào bình 1, nhiệt kế chỉ 15 độ C, nhúng tiếp vào bình 2, nó chỉ 60 độ C, nhúng lại vào bình 1 thì nó lại chỉ 15,5 độ C.
Hỏi nhúng qua nhúng lại 1001 lần thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu.
 
Last edited by a moderator:
M

meomeo97

Mình là gà mới mong các bạn giúp đỡ nha!
2.Gọi m,c là khối lượng và nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế
Sau khi nhúng nhiệt lượng kế từ bình II sang bình I lần thứ hai ta có phương trình cân bằng nhiệt:
m.c.(60-15,5)=5.4200.(15,5-15)
=> m.c=236
Sau một số lần nhúng qua nhúng lại, nhiệt độ của bình I, bình II và nhiệt lượng kế bằng nhauvà cùng = t. Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
( 236+5.4200)(t-15.5)=4.4200.(60-t)
=> t=35.2 độ C
Không biết có đúng không nhỉ. Có gì sai sót mong các bạn giúp mình nha!!!
 
A

anhtrangcotich

Câu đầu giải chưa đúng em ạ . Câu sau có ý tưởng tốt, nhưng sai ở chỗ t - 15 chứ không phải 15,5 vì 15,5 là sau khi trao đổi nhiệt, loạn xì ngầu rồi.
 
M

minhaxinhdep

anhtrangcotich giải bài này mau lên!Chờ dài cổ ngỗngdddeer nó tồn kho cả tháng rùi
 
M

minhaxinhdep

Gọi m,c là khối lượng và nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế
Sau khi nhúng nhiệt lượng kế từ bình II sang bình I lần thứ hai ta có phương trình cân bằng nhiệt:
m.c.(60-15,5)=5.4200.(15,5-15)
=> m.c=236
Ta có PT cân bằng nhiệt lần 2:
236.(60-15)=4.4200.(t-60) (t là nhiệt độ nước trong bình 2)
=>t=[TEX]60,6^0C[/TEX]
Sau một số lần nhúng qua nhúng lại, nhiệt độ của bình I, bình II và nhiệt lượng kế bằng nhau và cùng = T. Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
( 236+5.4200)(T-15)=4.4200.(60,6-T)
=> T=[TEX]35.16^0C[/TEX]
(Cách làm thì zậy nhưng tính toán thì chắc có sai sót,mọi người thông cảm nha)
Mình sửa lại bài của meomeo97 cho chính xác nha!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom