[Vật lý 8] Cơ bản và nâng cao

R

ronagrok_9999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi all :M012:
Để hỗ trợ các bạn lớp 7 lên lớp 8 và các bạn lớp 9 cần ôn luyện lại kiến thức mình tạo pic này để tổng hợp kiến thức và các phương pháp giải các dạng bài cơ bản và nâng cao lý 8 để mọi người cùng trao đổi kiến thức và học tập :M_nhoc2_16:
Nhưng có lý thuyết cũng phải thực hành và làm bài tập ;)
Vì vậy mình tạo thêm 1 pic nữa để post các bài lý từ cơ bản đến nâng cao để các bạn cùng làm. Mọi người vô đây nhé http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=166090
Mục lục (sẽ được cập nhật liên tục)
P/s: mọi người không post bài vô đây nha ;)
Nếu có gì không hiểu hoặc thắc mắc và góp ý các bạn vô đây nhé ;)
Mình lập pic dựa vô ý tưởng của bạn conang_buongbinh3007 ;))
 
R

ronagrok_9999

Chương 1: Cơ học
Phần 1: Chuyển động cơ học

1. Tóm tắt kiến thức trong chương:
(*)Sự thay đổi vị trí của 1 vật so với vật khác gọi là chuyển động là cơ học
Vd: 1 ô tô dời bến, chạy trên đường so với hàng cây bên đường thì vị trí của ô tô thay đổi nên được coi là chuyển động so với hàng cây
(*)Một vật có thể xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác nên ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc
Chú ý: người ta thường chọn Trái đất và những vật gắn với Trái đất là vật làm mốc
(*) Có 3 dạng chuyển động thường gặp là
- Chuyển động thẳng
- Chuyển động cong
- Chuyển động tròn
(*) Vận tốc là đại lượng đặt trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian
- Công thức tính vận tốc: [TEX]v=\frac{s}{t}[/TEX] trong đó s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s nhưng thực tế thường dung km/s. Trong hàng hải người ta còn dùng nút làm đơn vị đo vận tốc: 1 nút= 1,852km/h= 0,514m/s
(*) Chuyển động đều: là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian
(*) Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian
- Vận tốc trung bình của 1 chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức: [TEX]v_t_b=\frac{s_1+s_2+s_3+vv}{t_1+t_2+t_3+vv} [/TEX]
Tạm thời có những kiến thức cơ bản để chúng ta làm bài tập đã nhé ;)
Khi đã nắm chắc cái này chúng ta sẽ tiếp tục nha ;)
 
Last edited by a moderator:
D

diep_2802

Lực-Áp lực
-Khi tác dụng lên vật,lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật
-Lực là một đại lượng véc tơ,được biểu diễn bằng một mũi tên có
+Gốc là điểm đặt lực
+Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực
+Độ dài tỷ lệ với cường độ của lực theo một tỷ xích cho trước
-Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật,cùng cường độ,phương nằm trên cùng một đường thẳng,chiều ngược nhau.
-Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.Khối lượng của vật càng lón thì quán tính của vật càng lớn.
-Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau,vật tiếp tục đứng yên(Nếu đang đứng yên)hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều(nếu đang chuyển động).Ta gọi vật chuyển động theo quán tính
-Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác
-Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên về mặt của một vật khác
-Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác
-Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại
-Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
-Áp suất là độ lớn của áp lưcxj trên một đơn vị diện tích bị ép [TEX]p=\frac{F}{S}[/TEX]
-Đơn vị của áp suất là [TEX]\frac{N}{m^2}[/TEX]
-Ngoài ra áp suất còn có đơn vị là Pa
(Còn)
 
D

diep_2802

-Chất lỏng gây áp suất lên mọi phương lên đáy bình,thành bình và các vật ở trong lòng nó.
-Công thức tính áp suất chất lỏng [TEX]p=d.h[/TEX]
+h:Độ cao của điểm đang xét đến mặt thoáng của chất lỏng
+d:Trọng lượng riên của chất lỏng
-Trong bình thông nhau chứa một chất lỏng đứng yên,các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều có cùng một độ cao.
-Do lớp không khí bao quanh trái đất có trọng lượng nên mọi vật trên trát đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
-Độ lớn của áp suất khí quyển ở mặt biển là 101.300 [TEX]N/m^2[/TEX]
Một cột thủy ngân cao 76 cm cũng gây ra ở đáy cột một áp suất như thế.Vậy [TEX]101.300N/m^2=76cmHg[/TEX]
-Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.Lực này dc gọi là lực đẩy Ác-si-mét
-Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:[TEX]F=d.V[/TEX]
+d là trọng lượng riêng của chất lỏng
+V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Gọi P là trọng lượng chất lỏng.F là lực đẩy Ác-si-mét khi vật được nhúng chìm hoàn toàn trong chất lỏng:
*Nếu [TEX]F>P[/TEX],vật nổi lên
*Nếu [TEX]F<P[/TEX],vật chìm xuống
*Nếu [TEX]F=P[/TEX],vật lơ lửng trong chất lỏng
 
Top Bottom