[Vật lý 8 ]Các chuyên đề Vật lí-8 (uplate liên tục)

S

sumo_arap

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuyên đề 1: Vận Tốc Trung Bình


1. Dạng 1: Bài toán cho nửa quãng đường đầu nửa quãng đường sau:

*[tex]S1=S2=\frac{S}{2}[/tex]

Bước 1: Thời gian vật đi nửa quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường lần lượt là:

[tex] t1=\frac{S1}{v1}=\frac{S}{2.v1}[/tex]

[tex] t2=\frac{S2}{v2}=\frac{S}{2.v2}[/tex]

[tex] t=\frac{S}{v}[/tex] *

Bước 2:
Mặt khác:
[tex] t=t1+t2 =\frac{S}{2.v1}+\frac{S}{2.v2}= S(\frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2})[/tex] **

Từ * và ** \Rightarrow [tex]\frac{S}{v}=S(\frac{1}{2.v1}=\frac{1}{2.v2}[/tex]

\Rightarrow [tex] \frac{1}{v}= \frac{1}{2.v1}+\frac{1}{2.v2}[/tex]

\Leftrightarrow [tex] \frac{1}{v}=\frac{v2}{2.v1.v2}+\frac{v1}{2.v1.v2}= \frac{v1+v2}{2.v1.v2}[/tex]

\Rightarrow [tex]v=\frac{2.v1.v2}{v1+v2}[/tex]


2. Dạng 2: Bài toán cho biết nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau:

*[tex] t1=t2=\frac{t}{2}[/tex]

Bước 1: Quãng đường đi trong nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau và cả quãng đường lần lượt là:

[tex]S1=v1.t1=\frac{v1.t}{2}[/tex]

[tex]S2=v2.t2=\frac{v2.t}{2}[/tex]

[tex] S=v.t[/tex] #

Bước 2:

Mặt khác:

[tex] S=S1+S2=\frac{v1.t}{2}+\frac{v2.t}{2}=t(\frac{v1+v1}{2})[/tex] ##

Từ # và ## \Rightarrow [tex] v.t=t(\frac{v1+v2}{2})[/tex]

\Rightarrow [tex] v=\frac{v1+v1}{2}[/tex]

3. Chú ý

_S=S1+S2+S3+....

_t=t1+t2+t3+.....

*P/s: Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài để tính.

 
Last edited by a moderator:
S

sumo_arap

Chuyên đề 2: Hai vật gặp nhau

1. Dạng 1: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau

Gọi khoảng cách giữa hai vật là AB

Bước 1: Quãng đường vật thứ nhất đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S1=v1.t[/tex]

Bước 2: Quãng đường vật thứ hai đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S2=v2.t2[/tex]

Bước 3: Vì hai vật chuyển động ngước chiều và gặp nhau, nên

[tex]S1+S2=AB[/tex]

\Leftrightarrow [tex]v1.t1+v2.t2=AB[/tex]

\Leftrightarrow [tex]t(v1+v2)=AB[/tex]

\Rightarrow [tex] t=\frac{AB}{v1+v2}[/tex]

*Tổng quãng đường mỗi vật được bằng khoảng cách ban đầu
.

2. Dạng 2: Hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau


Gọi khoảng cách giữa hai vật là MN

Bước 1: Quãng đường mỗi vật đi đc đến chỗ gặp nhau:

[tex]S1=v1.t[/tex]

[tex]2=v2.t[/tex]

Bước 2: Vì hai vật chuyển động cùng chiều và gặp nhau:

\Leftrightarrow [tex]S1-S2=MN[/tex]

\Leftrightarrow [tex]v1.t1-v2.t2=MN[/tex]

\Leftrightarrow [tex]t(v1-v2)=MN[/tex]

\Rightarrow [tex] t=\frac{MN}{v1-v2}[/tex]

*Hiệu quãng đường mỗi vật đi được bằng khoảng cách ban đầu.


3. Chú ý


_Bài toán yêu cầu đi tìm thời điểm gặp nhau, ta đi tìm t.

_t là khoảng thời gian mà mỗi vật đi được.

_Bài toán yêu cầu tìm vị trí gặp nhau, ta đi tìm S1 hoặc S2.
 
S

sumo_arap

Lực
1. Lực là gì?

_Tác dụng của vật này lên vật khác kết quả làm thay đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

_ 3 yếu tố:

+Điểm đặt

+Phương, chiều

+Cường độ (độ lớn)

2. Hai lực cân bằng

_Cùng điểm đặt cùng phương cùng độ lớn ngược chiều

*Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng nếu đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên, đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thằng đều mãi mãi.

3. Quán tính.

_Là tính chất giữ nguyên trạng thái ban đầu của vật

_Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn

4.Lực Ma sát

a, Lực ma sát trượt

Lực sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

*Cản trở chuyển động

_Lực ma sát trượt ngược chiều chuyển động

b, Ma sát lăn

_Sinh ra khi vật này lăn trên bề mặt vật khác, vản trở chuyển động của vật

*Lực ma sát trượt > Lực ma sát lăn

c, Lực ma sát nghỉ

_Lực giữ cho vật đứng yên không chuyển động khi vật chịu tác dụng của vật khác

*Lực ma sát có thể có ích, có thể có hại

Chuyên đề: Quán Tính

I, Phương pháp giải

1. Dạng 1: Các vật đang đứng yên thì bất chợt một vật chuyển động--> vật kia vẫn tiếp tục đứng yên theo quán tính.

2.Dạng 2: Các vật đang chuyển động thì bất chợt một vật dừng lại vật kia tiếp tục chuyển động theo quán tính.

 
S

sumo_arap

Chuyên đề 3: Tính tương đối của chuyển động- công thức cộng vận tốc

I. Phương pháp giải

*Do chuyển động có tính tương đối-> vận tốc cũng có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc

1. Bài toán về vật chuyển động trên dòng sông.

A, Ca nô đi xuôi dòng

vx= v1+v2

+v1: vận tốc thực ca nô( vận tốc ca nô trong nước yên lặng, vận tốc ca nô đối với dòng
nước coi dòng nước đứng yên)

+v2: vận tốc dòng nước đối với bờ sông

+vx: vận tốc ca nô khi đi xuôi

b, CA nô đi ngược dòng

vc= v1-v2

+v1: như trên

+v2: như trên

+vc: vận tốc ca nô khi đi ngược dòng.

*Chú ý:

[tex] vx=\frac{S}{tx}[/tex]

[tex] vc=\frac{S}{tc}[/tex]

2. Bài toán về hai vật chuyển động đối với nhau

A, Hai vật chuyển động ngược chiều

_ v12= v1+v2

+v1: vận tốc xe 1 đối với mặt đường

+v2: vận tốc xe 2 đối với mặt đường

+v12: vận tốc xe 1 đối với xe2 (lấy xe 2 làm mốc, coi xe 2 đứng yên)

_v21=v2+v1

+v1: như trên

+v2: như trên

+v21: vận tốc xe 2 đối với xe 1( lấy xe 1 làm mốc)

b, Hai vật chuyển động cùng chiều

_v12= |v1-v2|

+v1: như trên

+v2: như trên

+v12: như trên

_v21=|v2-v1|

+v1: như trên

+v2: như trên

+v21: như trên

* Chú ý:

[tex] v12=\frac{S}{t12}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
S

sumo_arap

Áp suất
1. Áp lực (F)
_ Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
2. Áp suất(p)
_Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
*Công thức
[tex]p=\frac{F}{s}[/tex]
+F: áp lực (N)
+s: điện tích bị ép ( mét vuông)
+p: áp suất (N/m vuông)

[tex]F=p.S[/tex]
[tex]S=\frac{F}{p}[/tex]

Đơn vị: Paxcan(Pa)
1Pa=1N/m vuông

*Tăng p
+giảm S tăng F
+Giữ nguyên F tăng S
+giữ nguyên S tăng F

*Giảm F
+Tăng S giảm F
+giữ nguyên F tăng S
+giữ nguyên S tăng F

3. Chú ý ( có thể áp dụng cả những bài tập về sau)
_Đổi đơn vị
a [tex] dm^2[/tex] = a.[tex] 10^(-2)[/tex][tex] m^2[/tex]( cái kia là 10 mũ trừ 2 ạ)
b [tex] cm^2[/tex] = b.[tex] 10^(-4)[/tex][tex]m^2[/tex]( cái kia là 10 mũ trừ 4 ạ)
c[tex] mm^2[/tex] = c.[tex] 10^(-6)[/tex][tex] m^2[/tex]( cái kia là 10 mũ trừ 6 ạ)

a [tex] dm^3[/tex] = a.[tex] 10^(-3)[/tex][tex] m^3[/tex]( cái kia là 10 mũ trừ 3 ạ)
b [tex] cm^3[/tex] = b.[tex] 10^(-6)[/tex][tex]m^2[/tex]( cái kia là 10 mũ trừ 6 ạ)
c[tex mm^3[/tex] = c.[tex] 10^(-9)[/tex][tex] m^2[/tex]( cái kia là 10 mũ trừ 9 ạ)

_Công thức tính diện tích hình chữ nhật
S = a.b (a: chiều dài; b: chiều rộng)
_Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
V = a.b.h (a: chiều dài; b: chiều rộng; h: chiều cao)
_P=10m
_P = d.V (d: trong lượng riêng của vật N/[tex] m^3[/tex]; V là thể tích của vật [tex]m^3[/tex])
_m=D.V ( D: khối lượng riêng kg/[tex] m^3[/tex])
_d=10.D
*Khi vật đặt trên mặt sàn nằm ngang thì áp lực mà vật tác dụng lên mặt sàn chính là trọng lượng của vật (F=P)




 
Last edited by a moderator:
S

sumo_arap

Bài tập định tính - áp xuất chất rắn

1.BT1: Tại sao khi xây nhà người ta thường làm móng nhà to và rộng.

TL: Khi xây nhà người ta thường làm móng nhà to và rộng để tăng diễn tích tiếp xúc của ngồi nhà với mặt dất mà áp lực từ ngôi nhà lên mặt đất không đổi -> làm giảm áp suất mà ngôi nhà tác dụng lên mặt đất ( theo công thứ p= [tex] \frac{F}{s}[/tex]) -> làm dảm dộ lún của ngôi nhà với mặt đất.

* Cái này làm ví dụ một bài thôi nhé!

Chuyên đề : Áp suất chất lỏng

* Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình thành bình mà lên cả mội điểm trong chất lỏng.

* Công thức tính áp suất chất lỏng

p=d.h

_d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m khối)

_h: chiều cao của cột chất lỏng (m)

_p: áp suất gây ra bởi cột chất lỏng (N/ m khối hoặc Pa)

==> h= [tex]\frac{p}{d}[tex] d=[tex]\frac{p}{h}[/tex]

* Chú ý

_h là chiều cao của cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất cho đến mặt thoáng .

_p chỉ phụ thuộc vào d và h

_ Những điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trong cùng một chất lỏng thì

có áp suất như nhau

_ Công thức tính V hình trụ
V=S.h

.S: tiết diện của hình thụ ( m vuông)

.h: là chiều cao của hình trụ (m)

.S= 3.14.[tex] R^2[/tex] ( R: bán kính)

_m=D.V

_ Áp suất tại một điểm trọng lòng chất lỏng bằng tổng áp suất do các cột chất lỏng ở
phía trên nó gây ra

_p= p1+p2+p3+.....+pn



Nguyên lí Pa-can....Máy dùng chất lỏng


1. Nguyên lí Pa-can

_ Áp suất tác dụng lên chất lỏng hay chất khí thì được chất lỏng hay chất khí quyển truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng

2. Máy dùng chất lỏng

_ Công thức

[tex] \frac{F1}{F2} = \frac{S1}{S2}[/tex]

- F1: Lực tác dụng ở pít-tông lớn

-F2: lực tác dụng ở pít-tông nhỉ

-S1: Tiết diện của pít-tông lớn

-S2: tiết diện của pít-tông nhỏ


Áp suất chất lỏng

_ Do không khí có trọng lượng -> Gây ra một áp suất tác dụng lên áp suất và mọi vật lên trái đất

* Thí nghiệm của Tô - ri - xe - li

_Áp suất khí quyển có độ lớn bằng áp suất đáy cột thủy ngân trong thí nghiệm của Tô-ri-xe-li

_Đơn vị : cm/Hg ; mm/Hg

C1(sgk-32)
Ban đầu bên trong vỏ hộp sữa chứa không khí nên gây ra áp suất kết quả từ trong ra ngoài cân bằng với áp suất kết quả bên ngoài đẩy từ ngoài vào trong. Khi ta hút bớt không khí ở trong vỏ hộp ra -> Áp suất kết quả bên trong giảm, áp suất kết quả bên ngoài giữ nguyên tác dụng vào vỏ hộp theo mọi hướng -> Làm vỏ hộp bẹp dúm lại theo mọi phương.
 
Last edited by a moderator:
S

sumo_arap

Lực đẩy Ac -si - met ---Sự nổi

I. Lí thuyết

1. Lực đẩy Ac - si - met

a, Công thức FA=d.v

.d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m khối)

.V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m khối)

.FA: lực đẩy Ac - si - met ( N)

2. Chú ý

_FA có:

- Điểm đặt tại tâm của vật

- Phương thẳng đứng

- Chiều hướng từ dưới lên trên

- FA= d.V

_ P có:

-Điểm đặt tại tâm của vật

- Phương thẳng đứng

-Chiều hướng từ trên xuống

- P=d.V(p=10m) ( V thể tích của vật phần đặc, d trọng lượng riêng của vật)

_Fa= P-F

- P là trọng lượng vật ( số chỉ của lực kế khi treo vật ngoài không khí)

-F: số chỉ của lực kế khi nhúng vật vào trong chất lỏng (N)

-FA là lực đẩy Ac- si - met

_ Đầu bài cho cân --> đo được khối lượng m

_ Đầu bài cho bình chia độ, bình tràn ta đo được thể tích


3. Sự nổi

a, Điều kiện để vật nổi, chìm và lơ lửng

_ P>FA---> vật chìm

_P<FA---> vật nổi

_P=FA---> vật lơ lửng

b, Chú ý
_ khi vật nổi và đứng cân bằng trên mặt chất lỏng ---> FA=P

II, Phương pháp giả chuyên đề Ac- si - met --- Sự nổi
_B1: Tóm tắt đổi ra đơn vị hợp pháp

_B2: Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên vật ( thường có 2 lực trọng lượng P và FA)

_B3: Thiết lập phương trình giữa P và FA

_B4: Giải phương trình --> Kết quả
 
S

sumo_arap

Định luật về công - Công cơ học

1. Điều kiện để có công cơ học

+ có lực tác dụng và vật

+ có s: quãng đường di chuyển

* Thiếu một trong hai điều hiện trên thì không có công cơ học

2. Công thức công cơ học

A= F.s

+ F: lực tác dụng vào vật (N)

+S: Quãng đường di chuyển ( m, km)

+A: công của lực (N.m ; J)



F=[tex]\frac{A}{s}[/tex]

s= [tex]\frac{A}{F}[/tex]



* Đơn vị của công

+ Jun (J)

+ Kilo Jun (KJ)

+Mê ga Jun (MJ)

1J=1N.m

1KG=1000J

1MJ=1000KJ = 1000000 J



3. CHú ý

_ Khi lực tác dụng vào vật có phương vuông góc với quãng đường dịch chuyển của vật
---> cố công = 0

_ Khi có lực tác dụng vào vật hợp với phương chuyển động của vật 1 góc
[tex]\alpha[/tex] --> Công của lực được tính theo công thức

A= F.S. cos [tex]\alpha[/tex]

_ s=v.t

+ v vân tốc ( m/s; km/h)

+t thời gian (s; h)

+s quãng đường (m; km)

_p= [tex]\frac{F}{S} +S: diện tích bị ép +F áp lực +p: áp suất _FA=d.V _ V trụ = S.h 4. Định luật về công _ Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại A sinh ra = A nhận được[/COLOR] [COLOR="Red"][SIZE="5"]Hiệu Suất[/SIZE][/COLOR] [COLOR="Blue"]H=[tex]\frac{Ai}{Atp}[/tex].100%

+ Ai : công có ích (J)

+Atp: công toàn phần (J)

+H= hiệu suất ( % )

Ai= P.h

Atp= F.s

+ F lực tác dụng theo máy cơ

+ S quãng đường

Atp = Ai + Ahp
( công toàn phần bằng tổng công có ích với công hao phí)
 
J

james_bond_danny47

Trước hết là cảm ơn bạn, nhưng cho mình hỏi : Bạn đã đặt là "Các chưyên đề...." thì bạn phải noí các vấn đề nâng cao chứ, chứ mình thấy bạn nói toàn là những phần có trong sách không hà, chỉ có mỗi phần vận tốc là mình thấy hay. Nếu bạn muốn post lên cho mọi người cùng tham khảo thì mình khuyên bạn nên post các kiến thức có trong "500 Bài tập Vật lí" - THCS hoặc trong các cuốn sách nâng cao Vật lí khác, chứ bạn toàn nêu những cái trong sách không, chán lắm! Vậy mà goị là chuyên đề cái gì? Bạn có cuốn "500 Baì tập Vật Lý" - THCS không? Cuốn sách này hay lắm đó, Bạn mà học và làm hết bài tập trong cuốn này cũng như cuốn Trọng tâm kiến thức Vật lý( Cấp 2,3) thì mình bảo đảm 100% bạn đậu chuyên lý.Dù sao cũng thanks bạn nhiều nha
 
Last edited by a moderator:
N

nguoiquaduong019

Mong các bạn thông cảm

Trước hết là cảm ơn bạn, nhưng cho mình hỏi : Bạn đã đặt là "Các chưyên đề...." thì bạn phải noí các vấn đề nâng cao chứ, chứ mình thấy bạn nói toàn là những phần có trong sách không hà, chỉ có mỗi phần vận tốc là mình thấy hay. Nếu bạn muốn post lên cho mọi người cùng tham khảo thì mình khuyên bạn nên post các kiến thức có trong "500 Bài tập Vật lí" - THCS hoặc trong các cuốn sách nâng cao Vật lí khác, chứ bạn toàn nêu những cái trong sách không, chán lắm! Vậy mà goị là chuyên đề cái gì? Bạn có cuốn "500 Baì tập Vật Lý" - THCS không? Cuốn sách này hay lắm đó, Bạn mà học và làm hết bài tập trong cuốn này cũng như cuốn Trọng tâm kiến thức Vật lý( Cấp 2,3) thì mình bảo đảm 100% bạn đậu chuyên lý.Dù sao cũng thanks bạn nhiều nha

Cảm ơn ý kiến góp ý của bạn. Nhưng thoe mình, cái gì ũng phải xây dựng từ cái cơ bản trước. Có cơ bản thì mới nâng cao được. Phải có nền tảng vững chức thì mới phát triển thêm được chứ.
Đồng ý với bạn là cần up các kiến thức nâng cao hơn 1 tý, nhưng vì có lí do đặc biệt nên cần 1 khoảng thời gian nữa. Mong các bạn thông cảm.

Với lại, các bài tập trong sách 500 của thầy Phan Hoàng Văn đa phần cũng từ dạng cơ bản mà lên, chủ yếu là các bài tập đó có sự biến đổi qua lại nên trở thành "dạng" khó, chứ thật ra chỉ cần nhanh mắt, tinh trí thì không sao cả.
Nhưng bên cạnh đấy, cũng có 1 số dạng đặc biệt cần có phương pháp giải riêng. Những dạng đặc biệt này sumo_arap ( hoặc là tớ) sẽ up lên sau.

Còn các bài tập trong sách 500, cũng như bạn trên dã nói, nó tổng hợp tất cả kiến thức vật lý THCS ( 1 số ít có cả cấp 3).

Tớ khuyên, nếu bạn nào muốn đào sâu về Vật lý, thì bên cạnh việc mua sách tham khảo thì nên mượn quyển sách giáo khoa vật lý lớp 10 và 11 về nghiên cứu, rất bổ ích đấy. Chúc tất cả thành công!
 
J

jangmin

Sao các bạn ko up chuyên đề vật lý phần điện cho cả nhà cùng tham khảo luôn nhỉ ? (mình đã qua phần vật lý 9 của web tìm thử nhưng ko thấy) . các bạn cố gắng post phần điện cho mình nha ! TK!
 
M

mrnobj97

Mình nghĩ các ban nên giải thích ở mỗi bước làm và nêu một vài ví dụ. Mình ko hiểu cái đoạn
Từ * và **$\dfrac{S}{v}=S(\dfrac{1}{2.v1}=\dfrac{1}{2.v2}$

$\frac{1}{v}= \dfrac{1}{2.v1}+\dfrac{1}{2.v2}$ cái này ở chuyên đề vận tốc
vì sao lại $\Longrightarrow \dfrac{1}{v}$
ví dụ bài toán $\dfrac{1}{3}$ quãng đường v1=10,v2=15,v3=16 thì có thể áp được k. áp dụng nhưng phải đổi lại 1 số chỗ đúng k
 
Last edited by a moderator:
J

james_bond_danny47

tại sao một số sách lại ghi là v12,v23 cùng chìu: => v13=v12+v23, ngược chìu: v13=|v12-v23| (lưu ý:v12,v13,v23 viết dưới dạng vester)

ví dụ rõ hơn sau bài này:
một người khách đi thang cuốn, nếu đứng yên trên thang thì nó đưa lên mất 30s, nếu thang chạy mà khách vẫn bước đi thì mất 20s. hỏi khách tự bước đi thì mất bao nhiu s?

mình giải bài này và thấy nếu dùng công thức vận tốc tương đối như của sumo rap thì đáp số ra 12s. còn dùng công thức như trên thì ra 60 s. đúng đáp số sách ?
vậy tại sao ????????
 
S

songtu009

tại sao một số sách lại ghi là v12,v23 cùng chìu: => v13=v12+v23, ngược chìu: v13=|v12-v23| (lưu ý:v12,v13,v23 viết dưới dạng vester)

ví dụ rõ hơn sau bài này:
một người khách đi thang cuốn, nếu đứng yên trên thang thì nó đưa lên mất 30s, nếu thang chạy mà khách vẫn bước đi thì mất 20s. hỏi khách tự bước đi thì mất bao nhiu s?
Công thức cộng vận tốc dùng khi nào? Nó khác trường hợp bài kia như thế nào?

Liên tưởng đến hai bài toán sau:

1) A cao hơn B 2cm.
C cao hơn B 4 cm.
So sánh chiều cao của A và C.

2) A cao hơn C 2 cm
C cao hơn B 2 cm.
So sánh chiều cao của A và B.

Cái bài toán thứ nhất là công thức cộng vận tốc, còn bài thứ hai là trong trường hợp bài tập em đưa ra đấy.




Trường hợp khá quen thuộc: Hai xe chuyển động cùng chiều, với vận tốc là u và v.
- u, v ở đây là vận tốc của hai xe đối với đất.
- Nếu chọn 1 xe làm mốc, thì vận tốc tương đối của xe này đối với xe kia là u - v

Trường hợp bài này: Thang cuốn chuyển động với vận tốc V, người đi bộ với vận tốc v.
- V là vận tốc của thang máy so với đất. v lại là vận tốc của người so với thang máy chứ không phải so với đất.
- Ở đây, công thức V+v là vận tốc của người so với đất chứ không phải so với thang máy.


Nói chung, công thức cộng vận tốc đối với bài này không mâu thuẫn.

Giờ giả sử bài sau: Có một người đang đi bộ trên một thang máy đang chuyển động với vận tốc V. Người trên mặt đất trông thấy người trên thang chuyển động với vận tốc U (Tức U là vận tốc của người đi bộ so với đất). Hỏi vận tốc của người đi bộ so với thang máy.

Đấy, giờ nó quay trở lại bài tập cộng vận tốc: v = U - V



Như vậy, cần phân biệt vận tốc của vật so với mặt đất hay so với một vật nào đó đang chuyển động.
 
C

crackjng_tjnhnghjch

mọi người ơi làm sao để giỏi hơn phần vận tốc đây?????????
=> Học đi
 
Last edited by a moderator:
N

nhokprovip03

Định luật về công - Công cơ học

1. Điều kiện để có công cơ học

+ có lực tác dụng và vật

+ có s: quãng đường di chuyển

* Thiếu một trong hai điều hiện trên thì không có công cơ học

2. Công thức công cơ học

A= F.s

+ F: lực tác dụng vào vật (N)

+S: Quãng đường di chuyển ( m, km)

+A: công của lực (N.m ; J)



F=

s=



* Đơn vị của công

+ Jun (J)

+ Kilo Jun (KJ)

+Mê ga Jun (MJ)

1J=1N.m

1KG=1000J

1MJ=1000KJ = 1000000 J



3. CHú ý

_ Khi lực tác dụng vào vật có phương vuông góc với quãng đường dịch chuyển của vật
---> cố công = 0

_ Khi có lực tác dụng vào vật hợp với phương chuyển động của vật 1 góc
--> Công của lực được tính theo công thức

A= F.S. cos

_ s=v.t

+ v vân tốc ( m/s; km/h)

+t thời gian (s; h)

+s quãng đường (m; km)

_p= [tex]\frac{F}{S} +S: diện tích bị ép +F áp lực +p: áp suất _FA=d.V _ V trụ = S.h 4. Định luật về công _ Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại A sinh ra = A nhận được Hiệu Suất H=.100% + Ai : công có ích (J) +Atp: công toàn phần (J) +H= hiệu suất ( % ) Ai= P.h Atp= F.s + F lực tác dụng theo máy cơ + S quãng đường[/tex]
 
H

hv4mevn

Theo mình vật lý 8 còn cái chuyên đề bình thông nhau cũng gặp trong các đề thi hsg.Bạn nào rảnh post nhá.Mình ngại
 
H

hana_tokarin

mình cũng thấy bạn james_bond_danny47 nói đúng, kiến thức cơ bản ta có thể xem ở SGK, ở đây nói chuyên đề thì nên giới thiệu kiến thức nâng cao, bản thân mình cũng có quyển 500 BTVLTHCS và mình cũng thấy rất hay, trước mỗi phần BT đều có khái quát lí thuyết
 
M

manhha2251

Giúp mình giải bài này với
Đầu thép của búa máy có khối lượng 12kg nóng lên thêm 20 độ C sau 1,5 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa.Tính công & công suất của đầu búa. Biết rằng nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K.
 
Top Bottom