Vật lí [Vật lý 8] Bài tập cơ học

A.Einstein1301

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
127
43
96
21
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một ông lão thả mắt theo 1 dòng nước, thấy 1 vật ngập hoàn toàn trong nước đang lửng lờ trôi. Ông lão vớt lấy vật và mang lên bờ đó là 1 chiếc bình đất nung, miệng bình đc nút kín. Ông lão mở nút ra và kinh ngạc trong bình có 400 đồng tiền vàng giống nhau. Ông lão quyết định giữ lại một phần nhỏ, phần còn lại để phân phát cho những người nghèo trong vùng. Sau đó ông lão đậy kín bình lại rồi ném xuống sông thấy 1/3 bình nhô khỏi mặt nước. Hãy tìm khối lượng mỗi đồng tiền vàng. Biết thể tích ngoài của bình là 4,5l còn Dnước=1000kg/m^3
 

young01

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
28 Tháng hai 2017
495
677
216
Một ông lão thả mắt theo 1 dòng nước, thấy 1 vật ngập hoàn toàn trong nước đang lửng lờ trôi. Ông lão vớt lấy vật và mang lên bờ đó là 1 chiếc bình đất nung, miệng bình đc nút kín. Ông lão mở nút ra và kinh ngạc trong bình có 400 đồng tiền vàng giống nhau. Ông lão quyết định giữ lại một phần nhỏ, phần còn lại để phân phát cho những người nghèo trong vùng. Sau đó ông lão đậy kín bình lại rồi ném xuống sông thấy 1/3 bình nhô khỏi mặt nước. Hãy tìm khối lượng mỗi đồng tiền vàng. Biết thể tích ngoài của bình là 4,5l còn Dnước=1000kg/m^3
Khi bình có đầy tiền: [tex]P_{b}+P_{t}=F_{A}= Vd[/tex]
Khi bình không có tiền: [tex]P_{b}=F'_{A}=\frac{2}{3}Vd[/tex]
=> [tex]P_{t}=\frac{1}{3}Vd[/tex] <=> 400.m.10 = [tex]\frac{1}{3}4,5.10[/tex] => m=....
 

A.Einstein1301

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
127
43
96
21
Nghệ An
1. Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào 1 bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3 cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3 cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau?
2. Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác minh khối lượng riêng của chất lỏng nào đó và khối lượng của cốc thủy tinh. Cho rằng đã biết khối lượng riêng của nước

ảnh (1).JPG
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
1. Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào 1 bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3 cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3 cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau?
Gọi D1 là khối lượng riêng (theo cm3) của nước
D2 là khối lượng riêng (theo cm3) của chất lỏng chưa xác định
P là khối lượng riêng của ly thủy tinh
S là diện tích của đáy ly
h là lượng chất lỏng cần đổ thêm vào ly
Bỏ qua bề dày của thành ly

Khi ly cân bằng, ta có phương trình:
3 x S x D1 = P
Khi cho thêm 3 cm chất lỏng chưa xác định vào cốc, ta có phương trình:
5 x S x D1 = P + 3 x S x D2
thay P = 3 x S x D1 vào, đơn giản hóa S ở 2 vế ta có:
2 x D1 = 3 x D2 => D2 = [tex]\frac{2}{3}.D1[/tex]

*Để mặt thoáng chất lỏng trong và ngoài ly ngang bằng nhau, ta có phương trình:
h x S x D1 = P + (h-1) S x D2
(do đáy ly dày 1 cm nên trong đk của đề bài, lượng chất lỏng trong ly sẽ thấp hơn lượng nước bị chiếm chỗ 1cm)
Thay các giá trị ở trên tính được vào và đơn giản S 2 vế
h x D1 = 3 x D1 + 2/3 (h-1) D1
=> 1/3h = 7/3
=> h = 7 (cm)
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
1. Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào 1 bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3 cm trong nước. Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3 cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau?
2. Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác minh khối lượng riêng của chất lỏng nào đó và khối lượng của cốc thủy tinh. Cho rằng đã biết khối lượng riêng của nước
Vào đây xem nha em. ;)
https://diendan.hocmai.vn/threads/vat-ly-8-mot-so-de-thi-hsg.608739/
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình rất có hứng thú với thể loại thực nghiệm này.
2. Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác minh khối lượng riêng của chất lỏng nào đó và khối lượng của cốc thủy tinh. Cho rằng đã biết khối lượng riêng của nước

- Để xác định được khối lượng cốc thủy tinh, đầu tiên dùng thước đo đường kính cốc là D. Diện tích đáy sẽ là S = pi.D^2/4.
- Thả nổi cốc trong chậu nước, đáy cốc sẽ chìm xuống một đoạn a. Khi đó trọng lượng cốc bằng lực đẩy acsimet nên.

P = S.a.dn.

Đổ chất lỏng cần xác định khối lượng riêng vào trong cốc. Đo xem chiều cao chất lỏng trong cốc là bao nhiêu - được chiều cao là h. Ta tính được thể tích chất lỏng đổ vào là V = S.h và trọng lượng của nó là P' = d.V

Lúc này cốc chìm xuống thêm 1 đoạn b so với ban đầu.

Ta sẽ có trọng lượng chất lỏng đổ thêm vào (P') bằng lực đẩy acsimet tăng thêm.

P' = b.S.dn hay d.V = b.S.dn vậy d = b.S.dn/S.h

Hay d = b.dn/h
 
  • Like
Reactions: A.Einstein1301
Top Bottom