Vật lí [Vật lý 8] Bài tập cơ học

D

duongmotsach

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Dùng lực kế đo trọng lượng riêng của một vật bằng nhôm nhúng chìm hoàn toàn trong nước đo được 175 N. Tính trọng lượng vật đó ngoài không khí biết trọng lượng riêng của nhôm bằng 27000 N/m^3 và trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m^3?
2)Hai bình thông nhau chứa một chất lỏng không hòa tan trong nướ có trọng lượng riêng là 12700 N/m^3. Người ta đổ nước vào một bình khi mặt nước cao hơn 30 cm^2 so với mặt chất lỏng trong bình ấy. Tính độ cao chất lỏng bình kia so với mặt ngăn cách hai chất lỏng biết trọng lượng riêng nước là 10000 N/m^3?
3)Trên bàn em có: bình chia độ, một miếng gỗ không thấm nước và có thể nổi trên mặt nước, một ca nước. Làm thế nào để xác định được trọng lượng riêng của một vật rắn nhỏ có tỉ trọng lớn hơn 1 và không thấm nước? hãy trình bày cách làm.
 
G

galaxy98adt

1)Dùng lực kế đo trọng lượng riêng của một vật bằng nhôm nhúng chìm hoàn toàn trong nước đo được 175 N. Tính trọng lượng vật đó ngoài không khí biết trọng lượng riêng của nhôm bằng 27000 N/m^3 và trọng lượng riêng của nước bằng 10000 N/m^3?
Gọi thể tích của vật là $V (m^3)$
Theo giả thiết, ta có: $P - F_A = 175$
\Leftrightarrow $d_{Al}.V - d_{nc}.V = 175$
\Leftrightarrow $(d_{Al} - d_{nc}).V = 175$
\Leftrightarrow $V = \frac{175}{d_{Al} - d_{nc}} = ... (m^3)$
\Rightarrow Trọng lượng của vật ở ngoài không khí là: $P = d_{Al}.V = ... (N)$


2)Hai bình thông nhau chứa một chất lỏng không hòa tan trong nước có trọng lượng riêng là 12700 N/m^3. Người ta đổ nước vào một bình khi mặt nước cao hơn 30 cm^2 so với mặt chất lỏng trong bình ấy. Tính độ cao chất lỏng bình kia so với mặt ngăn cách hai chất lỏng biết trọng lượng riêng nước là 10000 N/m^3?
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=2962754&postcount=5
Đại khái là nó giống bài này. Bạn tham khảo nha! :)


3)Trên bàn em có: bình chia độ, một miếng gỗ không thấm nước và có thể nổi trên mặt nước, một ca nước. Làm thế nào để xác định được trọng lượng riêng của một vật rắn nhỏ có tỉ trọng lớn hơn 1 và không thấm nước? hãy trình bày cách làm.
Tỉ trọng so với cái gì lớn hơn 1 vậy bạn? Ở đây mình sẽ xét tỉ trọng với nước.
Gọi trọng lượng riêng của nước là $d_{nc}$, trọng lượng riêng của gỗ là $d_g$, trọng lượng riêng của vật là $d_v\ (d_v > d_{nc})$.
- Đầu tiên, ta đổ nước vào bình chia độ. Đánh dấu mức nước.
- Sau đó, ta thả vật vào nước. Vì $d_v > d_{nc}$ nên vật sẽ chìm \Rightarrow Phần nước dâng lên là thể tích của vật, gọi là $V$
- Tiếp theo, ta thả miếng gỗ vào \Rightarrow Miếng gỗ nổi \Rightarrow $F_{A1} = P_g$. Đánh dấu mức nước lúc này.
- Đặt vật lên miếng gỗ. Giả sử miếng gỗ đủ điều kiện để khi đặt vật lên thì miếng gỗ không bị chìm. Khi đó, mực nước sẽ dâng lên \Rightarrow Tính được thể tích phần nước bị chiếm chỗ, Gọi là $\Delta V$ \Rightarrow $\Delta F_A = d_{nc}.\Delta V$. Đó chính là trọng lượng của vật.
- Áp dụng công thức: $d_v = \frac{\Delta F_A}{V}$, ta sẽ có kết quả cần tìm.
__________
Giải thích chút: Khi ta đặt vật lên miếng gỗ thì ta coi khối khối gỗ có trọng lượng tăng thêm bằng với trọng lượng của vật đặt lên.
Tuy nhiên, khối gỗ không chìm nên lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên khối gỗ bằng tổng trọng lượng khối gỗ và vật, tức là $F_{A2} = P_g + P_v = F_{A1} + P_v$
Ở trên, ta đã đánh dấu mức nước khi cho miếng gỗ vào nên ta có thể bỏ qua $F_{A1}$. Lúc này, ta chỉ coi miếng gỗ là "công cụ" giúp vật có thể nổi lên để tính trọng lượng của vật thông qua lực đẩy Ac-si-met mà thôi! :p
 
Top Bottom