[Vật lý 8] Bài 6.5 trang 20 sách bài tập Vật lí?

H

hoahuongduong633

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N
a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng đầu tàu?
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì? Tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành.

Hợp lực là gì? Khi mình xem đáp án phía sau sách bài tập thì thấy ghi là F kéo - F ma sát = 5000N. Chỗ này mình chưa hiểu tại sao lại ra như vậy. Xin các bạn giải thích cho mình!:)
 
K

kimphuong1032

a) Vì tàu chuyển động đều nên chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
\Rightarrow $F_k = F_{ms} = 5000N$
Đổi: 10 tấn = 10000kg
Trọng lượng của đầu tàu là: 10000.10 = 100000N
\Rightarrow $\frac{F_{ms}}{P} = \frac{5000}{100000} = 0,05 lần$
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của lực: trọng lực P, lực đỡ của mặt đường N, lực kéo $F_k$, lực ma sát $F_{ms}$
Nên ta được được hợp lực sau:
$F_{hl} = P + N + F_k + F_{ms}$
Vì trọng lực P cân bằng với lực đỡ N
\Rightarrow P + N = 0
\Rightarrow $F_{hl} = F_k + F_{ms}$
Chọn chiều (+) là chiều mà vật chuyển động, thì:
$F_{hl} = F_k - F_{ms} = 10000 - 5000 = 5000N$
Vậy $F_{hl} = 5000N$
 
H

hoahuongduong633

a) Vì tàu chuyển động đều nên chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
\Rightarrow $F_k = F_{ms} = 5000N$
Đổi: 10 tấn = 10000kg
Trọng lượng của đầu tàu là: 10000.10 = 100000N
\Rightarrow $\frac{F_{ms}}{P} = \frac{5000}{100000} = 0,05 lần$
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của lực: trọng lực P, lực đỡ của mặt đường N, lực kéo $F_k$, lực ma sát $F_{ms}$
Nên ta được được hợp lực sau:
$F_{hl} = P + N + F_k + F_{ms}$
Vì trọng lực P cân bằng với lực đỡ N
\Rightarrow P + N = 0
\Rightarrow $F_{hl} = F_k + F_{ms}$
Chọn chiều (+) là chiều mà vật chuyển động, thì:
$F_{hl} = F_k - F_{ms} = 10000 - 5000 = 5000N$
Vậy $F_{hl} = 5000N$

Chọn chiều (+) là chiều mà vật chuyển động là sao vậy pạn?
 
N

ngannavi370

a) Vì tàu chuyển động đều nên chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
Fk=Fms=5000N
Đổi: 10 tấn = 10000kg
Trọng lượng của đầu tàu là: 10000.10 = 100000N
FmsP=5000100000=0,05lầ n
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của lực: trọng lực P, lực đỡ của mặt đường N, lực kéo Fk, lực ma sát Fms
Nên ta được được hợp lực sau:
Fhl=P+N+Fk+Fms
Vì trọng lực P cân bằng với lực đỡ N
P + N = 0
Fhl=Fk+Fms
Chọn chiều (+) là chiều mà vật chuyển động, thì:
Fhl=Fk−Fms=10000−5000=5000N
Vậy Fhl=5000N
 
R

roywang123

Chọn chiều ( +) là chiều mà vật chuyển động. Chọn chiều (+) có nghĩa là sao?
 
S

syphuongcuong3

Cái này lên lớp 10 bạn sẽ hiểu rõ hơn.
Nói chung thì bạn trên giải đáp hơn quá kiến thức rồi
Nhưng mình cũng nói sơ qua là chiều dương là một thành phần của hệ quy chiếu, nhờ chiều dương ta có thể từ biểu thức vecto viết thành biểu thức đại số bởi quy tắc hình bình hành hay quy tắc chiếu. Mình nghĩ người soạn sách đưa nhầm bài toán vì tính hợp lực phải dựa vào kiến thức lý lớp 10 chương II
 
D

duc_2605

Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N
a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng đầu tàu?
________________
Ban đầu để tàu chuyển động thì không những phải tác dụng 1 lực để thắng lực ma sát mà còn phải thêm 1 lực nữa để thắng được sức ỳ của tàu (lực quán tính khiến tàu đứng yên). Khi tàu đã chuyển động rồi, thì chỉ cần 1 lực kéo để thắng lực ma sát mà thôi. Vì vậy lực kéo 5000N chính là lưc cần để thắng ma sát. Hay lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt là 5000N.
P = 10m = 10. 10000 = 100000 (N)
Lực ma sát so với trọng lượng của đầu tàu có tỉ lệ là:
$\dfrac{F_{ma sát}}{P_{tàu}} = \dfrac{5000}{100000} = \dfrac{1}{20}$
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì? Tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành
______________
Hợp lực mình hiểu nôm na là tổng độ lớn của tất cả các lực tác dụng lên tàu làm tàu chuyển động.
Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của 2 lực như đã nói ở trên.
Khi khởi hành cần lực 10000N để kéo, trong đó 5000N để thắng ma sát (không có tác dụng làm tàu chuyển động) và phần còn lại để tàu chuyển động.
Vậy hợp lực tác dụng lên tàu để tàu chạy nhanh dần là:
$F_{hopluc} = F_{keo} - F_{ms} = 10000 - 5000 = 5000 (N)$

 
Top Bottom