[Vật lý 8] Áp suất chất lỏng

D

duc_2605

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi: Một ống chữ U chứa thủy ngân : Người ta rót nước vào một nhánh ống, đến độ cao 10,9cm (tức là cột nước cao 10,9cm). Sau đó, rót vào nhánh kia một chất lỏng có khối lượng riêng 800 kg/m^3 cho đến lúc mức chất lỏng ngang với mức nước trong ống kia. Tính độ cao của cột chất lỏng.

Mình kém tưởng tượng lắm! Thế nên chẳng biết cột chất lỏng hay cột thủy ngân cao hơn. Vì vậy mình tiếp tục ... thắc mắc (về lời giải nhé!)
 
K

ki_su

Câu hỏi: Một ống chữ U chứa thủy ngân : Người ta rót nước vào một nhánh ống, đến độ cao 10,9cm (tức là cột nước cao 10,9cm). Sau đó, rót vào nhánh kia một chất lỏng có khối lượng riêng 800 kg/m^3 cho đến lúc mức chất lỏng ngang với mức nước trong ống kia. Tính độ cao của cột chất lỏng.

Mình kém tưởng tượng lắm! Thế nên chẳng biết cột chất lỏng hay cột thủy ngân cao hơn. Vì vậy mình tiếp tục ... thắc mắc (về lời giải nhé!)

Bài này không dễ, không khó, cũng chả bình thường.

Nói chung nó là kiểu bài với một số người thì dễ, một số người thấy khó, một số người lại thấy bình thường.

Gọi nhánh được rót nước là A. Nhánh rót chất lỏng lạ kia (có thể là dầu) là B.

Ở nhánh B, mực thủy ngân đang cao hơn nhánh A một đoạn h.

Xét mặt phẳng ngang với đáy của cột nước, áp suất ở mặt này trên mỗi nhánh ống phải bằng nhau.

Ở nhánh A, áp suất do cột nước gây nên: [TEX]P_A = 10,9.d_n[/TEX]

Ở nhánh B, áp suất tại mặt phẳng này do cột thủy ngân h và cột chất lòng gây nên.

[TEX]P_B = h.d_{thn} + h'.d_{cl}[/TEX]

Mà mực chất lỏng ở hai nhánh ngang nhau nên ta có thêm [TEX]h+h' = 10,9cm[/TEX]

Vậy là giải được.
 
C

congratulation11

Mở vấn đề

Chúng ta tiếp tục mở vấn đề này bằng cách thắc mắc nhé!!!

**) Xuất phát từ đề bài trên của bạn Đức và bài giải của bạn ki_su.

Hình minh hoạ như sau:
picture.php

Giờ đề bài yêu cầu so sánh: $p_B$ và $p_D$, $p_A$ và $p_C$.
 
G

galaxy98adt

Chúng ta tiếp tục mở vấn đề này bằng cách thắc mắc nhé!!!

**) Xuất phát từ đề bài trên của bạn Đức và bài giải của bạn ki_su.

Hình minh hoạ như sau:
picture.php

Giờ đề bài yêu cầu so sánh: $p_B$ và $p_D$, $p_A$ và $p_C$.
Nếu yêu cầu như vậy thì $p_B$ = $p_D$ và $p_A$ > $p_C$
Vì:
+) $p_B$ = $p_D$ thì không nói làm gì rùi nhá!! :D
+) $p_A$ > $p_C$
Ta có: $p_A = p_B - p_{AB} = p_B - d_n * AB$
$p_C = p_D - p_{CD} = p_B - d_{tn} * AB$
mà $d_{tn}$ > $d_n$
=> đpcm
 
D

duc_2605

Bài này không dễ, không khó, cũng chả bình thường.

Nói chung nó là kiểu bài với một số người thì dễ, một số người thấy khó, một số người lại thấy bình thường.

Gọi nhánh được rót nước là A. Nhánh rót chất lỏng lạ kia (có thể là dầu) là B.

Ở nhánh B, mực thủy ngân đang cao hơn nhánh A một đoạn h.

Xét mặt phẳng ngang với đáy của cột nước, áp suất ở mặt này trên mỗi nhánh ống phải bằng nhau.

Ở nhánh A, áp suất do cột nước gây nên: [TEX]P_A = 10,9.d_n[/TEX]

Ở nhánh B, áp suất tại mặt phẳng này do cột thủy ngân h và cột chất lòng gây nên.

[TEX]P_B = h.d_{thn} + h'.d_{cl}[/TEX]

Mà mực chất lỏng ở hai nhánh ngang nhau nên ta có thêm [TEX]h+h' = 10,9cm[/TEX]

Vậy là giải được.

Woah, Bravo!! =D>=D> =D> Cách giải của bạn ngắn gọn, dễ hiểu thật! :D
Vậy là nếu rót cùng 1 khối chất lỏng trọng lượng riêng d1 vào nhánh bên trái và 1 khối chất lỏng trọng lượng riêng d2 vào nhánh bên phải của 1 ống chữ U chứa thủy ngân mà d1 > d2 thì cột thủy ngân ở nhánh bên phải cao hơn, đúng không nhỉ?
 
K

ki_su

Ờ đúng rồi. Nhánh nào nặng hơn sẽ đẩy thủy ngân tụt xuống so với nhánh còn lại.

Bình 2 nhánh chứ 3 hay 4 nhánh cũng cúng nguyên lí.
 
Top Bottom