[Vật lý 8] Áp suất chất lỏng, chất khí

D

duc_2605

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có 2 thắc mắc nhỏ như sau:
1. Tại sao trong bình thông nhau, 2 điểm ở cùng 1 độ cao so với đáy, và nằm trong cùng 1 chất lỏng, thì 2 điểm ấy lại chịu áp suất bằng nhau.
Mình giả sử nhé! Đổ thủy ngân vào 1 nhánh của ống chữ U sao cho thủy ngân dâng lên ở cả hai nhánh. Đổ 1 ít nước vào nhánh bên trái. Gọi A là điểm nằm giữa mặt thủy ngân và mặt chất lỏng ở nhánh trái. B là điểm thẳng hàng với A nhưng nằm ở nhánh phải.
A,B nằm cùng 1 độ cao so với đáy và nằm trong cùng 1 chất lỏng, là thủy ngân. Vậy tại sao $P_A= P_B$ ?
2. Áp suất khí trong bánh xe đạp chỉ cần bằng áp suất tác dụng lên mặt đường hay phải bằng tổng áp suất tác dụng lên mặt đường cộng với áp suất khí quyển bên ngoài?
Ai giúp mình với :confused::confused:
 
G

galaxy98adt


1)
Vì bình thông nhau nên áp suất ở mỗi nhánh bằng nhau (1)
=> Tại 2 điểm ở cùng 1 độ cao so với đáy, và nằm trong cùng 1 chất lỏng thì ta có chiều cao h bằng nhau. Áp dụng công thức p = d.h, ta có áp suất tính từ mặt phẳng chứa điểm đó đến đáy là bằng nhau (2)
Từ (1) và (2), ta có áp suất từ mặt thoáng của nhánh đến mặt phẳng chứa 2 điểm đấy như nhau hay 2 điểm ấy chịu áp suất bằng nhau.
2)
Theo mình nghĩ thì để bánh xe có thể căng thì áp suất trong bánh xe phải ít nhất phải bằng áp suất do khí quyển tác dụng lên bánh xe và áp lực do trọng lượng của xe tác dụng lên bánh xe (hay phản lực của mặt đường tác dụng lên bánh xe).
 
D

duc_2605


1)
Vì bình thông nhau nên áp suất ở mỗi nhánh bằng nhau (1)
=> Tại 2 điểm ở cùng 1 độ cao so với đáy, và nằm trong cùng 1 chất lỏng thì ta có chiều cao h bằng nhau. Áp dụng công thức p = d.h, ta có áp suất tính từ mặt phẳng chứa điểm đó đến đáy là bằng nhau (2)
Từ (1) và (2), ta có áp suất từ mặt thoáng của nhánh đến mặt phẳng chứa 2 điểm đấy như nhau hay 2 điểm ấy chịu áp suất bằng nhau.
2)
Theo mình nghĩ thì để bánh xe có thể căng thì áp suất trong bánh xe phải ít nhất phải bằng áp suất do khí quyển tác dụng lên bánh xe và áp lực do trọng lượng của xe tác dụng lên bánh xe (hay phản lực của mặt đường tác dụng lên bánh xe).
Cả 2 vấn đề này mình đều đồng ý với bạn 2 tay 2 chân. Vấn đề 1 thì đúng hoàn toàn.
Còn vấn đề 2, mình cũng đồng ý với bạn. Nhưng trong sách Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý lớp 8 trang 109 ghi "Áp suất không khí trong các bánh xe, bằng áp suất tác dụng lên mặt đường, là: ...."
Mình sai, hay họ sai? :confused:
 
G

galaxy98adt

Cả 2 vấn đề này mình đều đồng ý với bạn 2 tay 2 chân. Vấn đề 1 thì đúng hoàn toàn.
Còn vấn đề 2, mình cũng đồng ý với bạn. Nhưng trong sách Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý lớp 8 trang 109 ghi "Áp suất không khí trong các bánh xe, bằng áp suất tác dụng lên mặt đường, là: ...."
Mình sai, hay họ sai? :confused:
mình nghĩ là có áp lực mới tạo ra áp suất. SGK thì đúng rồi. còn mình nghĩ là ý kiến của mình cũng không sai đâu. Vì áp lực mà xe tác dụng lên mặt đường thông qua các bánh xe. ngoài ra còn có áp suất khí quyển tác dụng lên các bánh xe nữa. :D
 
C

congratulation11

@@ Xem các bạn dùng thuật ngữ lăng xăng mà mình mất mấy triệu notron quá @@

**) Về câu hỏi của bạn Đức:
1) Câu hỏi không sai. Nhưng trả lời của bạn galaxy là sai.

Công thức $p=dh$ có h là chiều cao tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng, không phải đến đáy.
Thực ra chỉ cần nằm trong bình thông nhau, tiếp xúc với cùng 1 loại chất lỏng có cùng độ cao tính từ đáy là áp suất đã bằng nhau rồi. Áp suất chính là độ lớn áp lực trên đơn vị diện tích bị ép.
Áp suất tại 1 điểm nằm trong chất lỏng ta xét chỉnh bằng độ lớn áp lực (trọng lượng của khí quyển và phần chất lỏng đè lên nó) trên đơn vị diện tích bị ép.

Theo mình thì câu trả lời cảu câu hỏi này liên quan đến việc lí giải: Tại sao 1 bình thông nhau đựng cùng 1 chất lỏng thì mực chất lỏng ở các nhánh bằng nhau?

2) Đây là nguyên văn câu hỏi của bạn:
Áp suất khí trong bánh xe đạp chỉ cần bằng áp suất tác dụng lên mặt đường hay phải bằng tổng áp suất tác dụng lên mặt đường cộng với áp suất khí quyển bên ngoài?

- Điểm sai: áp suất không phải là áp lực ---> không thể tác dụng lên 1 cái gì đó được.
- Muốn xác định dễ dàng áp suất, bạn nên dựa vào áp lực.

Giờ bạn muốn xác định áp suất khí trong bánh, bạn cần xác định áp lực tác dụng lên bánh (tất tần tật những lực nào tác dụng lên bánh)
Hiện có 2 lực: 1 do mặt đường, 1 do khí quyển. Chúng đều có tác dụng nén bánh xe --> áp suất cần tìm: $p=p_{kk}+p_{phan_luc}$

* Nếu không có áp suất khí quyển thì không ổn chút nào, bạn thử nghĩ xem, tại sao quả bóng bay khi bên trong không có không khí lại vị dẹp lép???
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom