[Vật lý 8] Ai có lí

D

duc_2605

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chắc các bạn cũng biết phần ai có lí trong sách cơ bản và nâng cao vật lý lớp 8. Mình thấy phần đó rất hay nhưng trong sách không có giải đáp về phần đó nên có những bài mình vẫn thắc mắc.
Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính
Bạn Thảo cho rằng: "Khối lượng vật càng lớn thì quán tính càng lớn vì khó làm cho vật dịch chuyển."
Bạn Phương: "Vận tốc vật càng lớn thì quán tính càng lớn thì quán tính càng lớn vì khó làm cho vật dừng lại."
Theo ghi nhớ SGK thì Thảo đúng nhưng Phương nói cũng có lí mà!Thế thì Phương nói sai ở chỗ nào?
Bài 10. Lực đẩy Ác si mét
Bạn Thảo: Lực đẩy Ác si mét tại mọi nơi trên trái đất đều như nhau.
Bạn Phương: Ồ không đâu, mình nghĩ rằng lực đẩy Ác si mét còn phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao nữa đấy!
 
D

duc_2605

Bài 14. Định luật về công
Để đưa 1 thùng gỗ lên nặng lên tầng gác cao
Bạn Thảo: nên cùng ròng rọc sẽ thuận lợi hơn
Bạn Phương: Dùng tấm ván dài đặt nghiêng và dùng dây kéo thùng trượt ván, như vậy sẽ dùng sức ít hơn.
p.s: Mình nghiêng về phương án 1 vì kéo thùng gỗ thì lực ma sát sinh ra nhiều.
Bài 18. Ôn tập chương I
Bạn Thảo: Lực ma sát luôn làm giảm vận tốc của vật.
Bạn Phương: Ồ, theo mình thì lực ma sát có thể làm giảm, tăng hoặc giữ vận tốc của vật không đổi đấy!
Ban đầu mình nghĩ Thảo đúng nhưng có trường hợp ở vũng lầy người ta để tấm ván để đi qua cho dễ thì sao?
 
D

duc_2605

Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào?
Bạn Phương: CHo đường vào cốc nước nóng thì tan nhanh hơn ở cốc nước lạnh. Vậy nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh.
Bạn Phương: Thế tại sao trong phòng lạnh khi mở nắp lọ nước hoa thì mùi nước hoa lại tỏa ra nhanh hơn nhiều so với ngoài trời?
Câu này chắc không phải hỏi là ai có lí mà là phải hỏi bạn Phương nói sai ở đâu! :D
 
K

kienconktvn

Chắc các bạn cũng biết phần ai có lí trong sách cơ bản và nâng cao vật lý lớp 8. Mình thấy phần đó rất hay nhưng trong sách không có giải đáp về phần đó nên có những bài mình vẫn thắc mắc.
Bài 5. Sự cân bằng lực - Quán tính
Bạn Thảo cho rằng: "Khối lượng vật càng lớn thì quán tính càng lớn vì khó làm cho vật dịch chuyển."
Bạn Phương: "Vận tốc vật càng lớn thì quán tính càng lớn thì quán tính càng lớn vì khó làm cho vật dừng lại."
Theo ghi nhớ SGK thì Thảo đúng nhưng Phương nói cũng có lí mà!Thế thì Phương nói sai ở chỗ nào?
Bài 10. Lực đẩy Ác si mét
Bạn Thảo: Lực đẩy Ác si mét tại mọi nơi trên trái đất đều như nhau.
Bạn Phương: Ồ không đâu, mình nghĩ rằng lực đẩy Ác si mét còn phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao nữa đấy!

b5:
lực quán tính là khái niệm khá mơ hồ với chương trình phổ thông, ta tạm chấp nhận nó xuất phát từ gia tốc a. mà F=ma -> lực không đổi, m càng lớn thì a càng nhỏ -> vậy vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn. nói rõ hơn, gia tốc a là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc của vật, nghĩa là vật đang di chuyển a càng lớn thì v biến thiên càng lớn và ngược lại. quay lại, vật có khối lượng càng lớn thì a càng nhỏ, dẫn đến khả năng biến thiên vận tốc của vật củng nhỏ hay chính xác hơn là quán tính của vật lớn.

còn vật có vận tốc càng lớn -> động năng của vật càng cao, nghĩa là để vật dừng lại thì cần một năng lượng đủ lớn theo định luật bảo toàn năng lượng. điều này không liên quan gì đến quán tính của vật. (dễ nhầm lẫn năng lượng với quán tính)

b10:
lực Acsimet tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng của vật, mà trọng lượng thì thay đổi nếu thay đổi vĩ độ hay độ cao.
 
K

kienconktvn

Bài 14. Định luật về công
Để đưa 1 thùng gỗ lên nặng lên tầng gác cao
Bạn Thảo: nên cùng ròng rọc sẽ thuận lợi hơn
Bạn Phương: Dùng tấm ván dài đặt nghiêng và dùng dây kéo thùng trượt ván, như vậy sẽ dùng sức ít hơn.
p.s: Mình nghiêng về phương án 1 vì kéo thùng gỗ thì lực ma sát sinh ra nhiều.
Bài 18. Ôn tập chương I
Bạn Thảo: Lực ma sát luôn làm giảm vận tốc của vật.
Bạn Phương: Ồ, theo mình thì lực ma sát có thể làm giảm, tăng hoặc giữ vận tốc của vật không đổi đấy!
Ban đầu mình nghĩ Thảo đúng nhưng có trường hợp ở vũng lầy người ta để tấm ván để đi qua cho dễ thì sao?

b14:
đưa 1 thùng gỗ lên cao, bạn dùng máy đơn giản nào cũng chẳng lợi gì về công.
lợi bao nhiêu về lực, thì thiệt bấy nhiêu về đường đi.
cái này phân biệt được lực và công là đơn giản thôi, mình có bài viết phân biệt cái này rồi.
PS: đôi khi mang trực tiếp thùng gỗ lên cao lại giúp ta có lợi nhiều về công, vì khi dùng các máy đơn giản, nó xuất hiện công hao phí gây ra do ma sát, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng ít nhiều đều có ma sát. còn dùng tay trực tiếp thì :D

b18:
lực ma sát chỉ là một trong số các lực tác dụng lên vật mà thôi, và lực ma sát luôn ngược chiều chuyển động của vật.
vận tốc của vật biến thiên khi gia tốc a khác 0 nghĩa là hợp lực tác dụng lên vật khác 0.
mà F=ma.
tùy trường hợp nó có thể tăng, giảm, hoặc giữ nguyên vận tốc ban đầu của vật.
ví dụ:
- vật nặng đang đứng yên trên mặt phẳng nghiêng, ở đây lực ma sát nghĩ đã giúp vật giữ nguyên vận tốc ban đầu là 0.
- lăn viên bi trên mặt bằng nhám, ma sát giữa vật và mặt bằng làm giảm vận tốc của vật. ở đây ta gọi lực ma sát này là ma sát trượt.
- có 2 vật A và B, vật A đặt trên vật B. ta kéo vật B với 1 lực F, có các trường hợp xảy ra là vật A và B cùng di chuyển theo hướng của vật. vật B di chuyển theo chiều của lực còn lực A di chuyển ngược lại, ở đây ma sát giữa A và B là lực gây ra chuyển động cho A. còn vì sao và điều kiện của nó như thế nào thì đó là 1 bài toán phức tạp hơn mình không nói ở đây.
PS: cái bạn nghĩ người ta di chuyển ở vũng lầy về trường hợp trên theo mình thì nó đúng nhưng mà không trúng đâu :D
 
Top Bottom