[ vật lý 7 ] Có thể bạn đã biết

M

minhkute_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi, mình xin tự giới thiệu, minh là thành viên mới nhât của diễn đàn, mình rât yêu môn vật lý. Sau đây, mình có một số kiến thức nằm ngoài sgk để tham khảo thêm:
- Lỗ đen là một ngôi sao rất đặc biệt, nó co lực hút vao tâm rât lớn nên có thể hut dc mọi vật, kể cả ánh sáng khi chiếu đến nó nó cũng không phản xạ lại nên ta nhìn thấy ngôi sao màu đen
- kính tiem vọng la một loại kính dùng cho tàu ngầm để co thể quan sát được trên mặt nước, gồm 2 gương phẳng, góc phản xạ và góc tới = 45do, như hình chữ Z ấy
 
Last edited by a moderator:
C

congnhatso1

lỗ đen k phải là ngôi sao thì phải, còn ngôi sao màu đen k thấy đc do ánh sáng k chiếu đến nó, nếu chiếu đến thì nó sáng và k còn là ngôi sao đen
 
D

dac29111

theo tui là thế này
Các lỗ đen được xem như một loại xác chết của các vì sao không lồ. Chúng có tỷ trọng vô cùng lớn đến nỗi chúng thu hút hết mọi thứ, ngay cả ánh sáng do sự hấp dẫn trọng lực
Lỗ đen có khối lượng vô cùng lớn nên hút những vật nào đi ngang qua nó. Mọi vật đều hấp dẫn nhau và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Giống như chúng ta bị hút vào quả đất vậy. Tại sao khi ta tung viên đá lên không trung, viên đá rơi lên mặt đất mà trái đất không rơi lên viên đá? Là vì trái đất có khối lượng quá lớn so với viên đá nên sức hấp dẫn trọng trường quá lớn so với viên đá. Lỗ đen cũng vậy. Khối lượng của nó quá lớn nên nó sẽ hút mọi vật vì vật nào cũng nhẹ hơn nó. Trừ trường hợp nó gặp bạn đồng hành tương đương như sao neutron (hay pulsar)
Không ai có thể thấy lỗ đen vì như cái tên của nó, chúng nó có màu đen bởi không một ánh sáng nào có thể thoát ra khi chạm vào nó. Tất cả mọi vật khi vào trong lỗ đen đều trở nên vô cùng đặc chắc nịch. Thí dụ như nếu trái đất rơi vào trong một lỗ đen, nó sẽ bị bóp nén và bị biến nhỏ bằng một hòn bi đường kính 2cm.
Lỗ đen có thể có dạng này, bời vì ánh sáng bị lệch do lực hút của lỗ đen. Thực tế thì nó tạo thành một lỗ thực thụ
I) Cách hình thành một lỗ đen:
Theo các nhà khoa học thì lỗ đen có thể được hình thành bằng những cách khác nhau
1) Từ cái chết của một ngôi sao:
Sự tạo thành lỗ đen từ cái chết của một ngôi sao được thực hiện qua nhiều giai đoạn. Trong biểu đồ tổ chức dưới đây, ta có thể nhận xét được mọi khả năng để một ngôi sao có thể có đời sống của nó.
Các lỗ đen được cấu tạo sau khi đời sống của các ngôi sao chấm dứt. Khi một ngôi sao không còn sống bình thường nữa, nó sẽ tìm cách tự thu hút vào trung tâm của nó. Cũng như trái đất tự nén chặt hướng vào trong nhân.
Nhưng ngôi sao thì kháng cự được một thời gian sự thu hút này bằng cách đốt những loại khí. Sự đốt cháy này được thực hiện nơi trung tâm của ngôi sao, và nhiệt độ có thể lên đến 50 triệu độ Celcius.
Ở nhiệt độ này, những phản ứng hạch tâm xảy ra cho tới một lúc nào đó sẽ không còn đủ chất đốt cần thiết để tiếp tục có những phản ứng hạch tâm thì ngôi sao phồng vô cùng to lớn để trở thành cái mà người ta gọi là Ngôi sao Ðỏ khổng lồ
Sau quá trình này, ngôi sao có 3 khả năng, tùy thuộc vào khối lượng nó có được:
1) Nó có thể trở thành Sao Lùn Trắng nếu khối lượng của nó nhỏ hơn 1,4 lần khối lượng của mặt Trời của chúng ta.
2) Nếu ngôi sao có khối lượng cao hơn, dưới 3,2 lần của khối lượng mặt trời thì nó trở thành Sao neutron
3) Nếu khối lượng cao hơn 3,2 khối lượng mặt trời thì nó bị biến thành lỗ đen.
Một ngôi sao có khối lượng đủ lớn để tạo thành một lỗ đen là khi nó không còn chất đốt để giúp nó không tự hút vào trung tâm của nó. Do vậy mà ngôi sao tự hút vào trung tâm của nó vô tận, có nghĩa là nó sẽ không bao giờ ngừng tự hút vô trung tâm của nó để tạo thành một lỗ đen và nó thu hút theo bất cứ vật gì gần nó, ngay cả ánh sáng và những lỗ đen nhẹ hơn nó để tạo thành một lỗ đen nặng hơn to hơn và có sức hút luôn luôn mạnh hơn
2) Từ những cách khác:
Có thuyết cho rằng có những lỗ đen trong mỗi trung tâm của một Thiên hà. Hình ảnh này là Thiên hà Andromède có thể có một lỗ đen trong trung tâm của nó. Những lỗ đen này có thể đã được tạo thành bằng những cách khác nhau.
a) Cách thứ nhất có thể trong số những lỗ đen đó đã xuất hiện ít lâu sau sự hình thành Vũ trụ của chúng ta.
b) Cách thứ hai có thể có là nơi Thiên hà có một đám sao bị hút và đặc lại thành khối nhỏ, tạo một khối lượng rất lớn có thể hút các vì tinh tú khác. Sau khi đám sao đó có khối lượng đủ lớn so với thể tích nhỏ của chúng, đám sao đó trở thành một lỗ đen
3) Cách thăm dò một lỗ đen
Vì mọi ánh sáng ngang qua lỗ đen đều bị hút nên không chúng ta khó có thể thấy được chúng. Tuy nhiên ta có thể nhìn những hiện tượng mà một lỗ đen gây ra cho những vật chung quanh nó.
4 phương cách để dò ra lỗ đen:
Ta không thể nhìn thấy một lỗ đen. Nhưng ta có thể nghi ngờ sự hiện diện của nó. Năm 1971, vệ tinh của Mỹ đang khảo cứu về tia X thì bắt gặp sự hiện diện của một lỗ đen trong chòm sao Thiên nga có một khối lượng lớn bằng 10 lần khối lượng Mặt Trời.
Những phần tử bụi bị hút bởi lỗ đen quay thật nhanh quanh nó và nóng quá mức nên phát ra tia X và được nhận bởi các viễn vọng kính đặt ở ngoài bầu không khí của quả đất.. .
Các phần tử bụi quay quanh lỗ đen hay sao neutron đều phát ra tia X nhưng có nhiều may mắn gặp lỗ đen hơn
Ta cũng có thể nhận ra khi một lỗ đen nằm giữa quả đất và ngôi sao. Lỗ đen tác động như một thấu kính. Ánh sáng sẽ khúc xạ hướng về quả đất và trở nên sáng hơn. Người ta có thể kết luận lỗ đen nằm giữa trái đất và ngôi sao đó.
Ta cũng có thể thăm dò ra được nó bằng cách tính khối lượng của một số vùng trong không gian: nếu ta bắt gặp một vùng nhỏ màu đen khối lượng rất lớn thì nơi đó có thể tìm thấy lỗ đen..
 
C

conan193

lỗ đen k phải là ngôi sao thì phải, còn ngôi sao màu đen k thấy đc do ánh sáng k chiếu đến nó, nếu chiếu đến thì nó sáng và k còn là ngôi sao đen

bạn nói sai rồi
lỗ đen hoàn toàn không hề hắc lại ánh sáng
kể cả có chiếu lại ánh sáng vào cho nó đi nửa thì nó cũng giữ nốt và không hề phản chiếu lại
^^
 
K

katoriitto

mình bổ sung thêm về hệ mặt trời nha.
Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh [e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng đá khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh,. Các vệ tinh này được gọi là "mặt trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh, nó nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. Giữa hai vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.[e] Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này.

Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.
 
K

katoriitto

Về Mặt Trời:
Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm và nổi bật nhất trong Thái Dương Hệ. Khối lượng khổng lồ của nó (332.900 lần khối lượng Trái Đất)[15] tạo ra nhiệt độ và mật độ đủ lớn tại lõi để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân,[16] làm giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ, phần lớn phát xạ vào không gian dưới dạng bức xạ điện từ, với cực đại trong dải quang phổ từ 400 tới 700 nm mà chúng ta gọi là ánh sáng khả kiến.[17]

Mặt Trời được phân loại thành sao lùn vàng kiểu G2, nhưng tên gọi này hay gây ra sự hiểu nhầm khi so sánh nó với đại đa số các sao trong Ngân Hà, Mặt Trời lại là một ngôi sao lớn và sáng.[18] Các ngôi sao được phân loại theo biểu đồ Hertzsprung-Russell, biểu đồ thể hiện độ sáng của sao với nhiệt độ bề mặt của nó. Nói chung, các sao sáng hơn thì nóng hơn. Mặt Trời nằm ở bên phải của đoạn giữa một dải gọi là dải chính trên biểu đồ. Tuy nhiên, số lượng các sao sáng hơn và nóng hơn Mặt Trời là hiếm, trong khi đa phần là các sao mờ hơn và lạnh hơn, gọi là sao lùn đỏ, chúng chiếm tới 85% số lượng sao trong dải thiên hà.[18][19]

Người ta tin rằng với vị trí của Mặt Trời trên dải chính như vậy thì đây là một ngôi sao đang trong "cuộc sống mãnh liệt", nó vẫn chưa bị cạn kiệt nguồn nhiên liệu hiđrô cho các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mặt Trời đang sáng hơn; trong buổi đầu của sự tiến hóa nó chỉ sáng bằng 70% so với độ sáng ngày nay.[20]

Mặt Trời còn là sao loại I về đặc tính kim loại; do nó sinh ra trong giai đoạn muộn của sự tiến hóa vũ trụ, và nó chứa nhiều nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli (trong thiên văn học, những nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli được gọi là nguyên tố "kim loại") so với các ngôi sao già loại II.[21] Các nguyên tố nặng hơn hiđrô và heli được hình thành tại lõi của các sao già và sao nổ tung, do vậy thế hệ sao đầu tiên đã phải chết trước khi vũ trụ được làm giàu bởi những nguyên tố nặng này. Những sao già nhất chứa rất ít kim loại, trong khi những sao sinh muộn hơn có nhiều hơn. Tính kim loại cao được cho là yếu tố quan trọng cho sự phát triển thành một hệ hành tinh quay quanh Mặt Trời, do các hành tinh hình thành từ sự bồi tụ các nguyên tố "kim loại".[22]
The heliospheric current sheet (tạm dịch: dải dòng điện nhật quyển)
Môi trường liên hành tinh

Bài chi tiết: Môi trường liên hành tinh

Cùng với ánh sáng, Mặt Trời phát ra một dòng liên tục các hạt tích điện (plasma) gọi là gió Mặt Trời. Dòng hạt này trải rộng ra bên ngoài với vận tốc gần 1,5 triệu kilômét trên giờ,[23] tạo ra vùng khí quyển loãng (Nhật quyển) thấm vào toàn bộ Hệ Mặt Trời đến khoảng cách ít nhất 100 AU (xem Nhật quyển).[24] Đây chính là môi trường liên hành tinh. Các bão từ trên bề mặt Mặt Trời, như bùng nổ Mặt Trời (en:solar flare) và sự giải phóng vật chất ở vành nhật hoa (en:coronal mass ejection), gây nhiễu loạn nhật quyển, tạo ra thời tiết không gian.[25] Cấu trúc lớn nhất bên trong nhật quyển là dải dòng điện nhật quyển (en:heliospheric current sheet), một dạng xoắn ốc được tạo ra do hoạt động của từ trường quay của Mặt Trời lên môi trường liên hành tinh.[26][27]
Gió Mặt Trời tiếp xúc với từ quyển của Trái Đất

Từ trường Trái Đất bảo vệ bầu khí quyển của nó không bị gió Mặt Trời tước đi. Sao Kim và Sao Hỏa có từ trường rất nhỏ hoặc không tồn tại, do vậy gió Mặt Trời dần dần đã thổi bay bầu khí quyển của các hành tinh này.[28] Sự kiện đại giải phóng vật chất ở vành nhật hoa và những sự kiện tương tự đẩy một lượng lớn vật chất từ bề mặt Mặt Trời vào không gian. Tương tác của dải dòng điện nhật quyển và gió Mặt Trời với từ trường của Trái Đất tạo ra những va chạm của dòng các hạt tích điện với phía trên của bầu khí quyển Trái Đất, tạo ra hiện tượng cực quang ở những vùng gần các cực từ địa lý.

Tia vũ trụ có nguồn gốc từ bên ngoài hệ Mặt Trời. Nhật quyển là lá chắn bảo vệ một phần cho hệ Mặt Trời, và từ trường của các hành tinh cũng ngăn chặn bớt các tia vũ trụ cho hành tinh. Mật độ của tia vũ trụ trong môi trường liên hành tinh và cường độ của từ trường Mặt Trời thay đổi theo thời gian, do vậy mức độ các tia vũ trụ trong hệ Mặt Trời cũng thay đổi mặc dù người ta không biết rõ lượng thay đổi là bao nhiêu.[29]

Môi trường liên hành tinh cũng chứa ít nhất hai vùng bụi vũ trụ có hình đĩa. Đĩa thứ nhất, đám mây bụi liên hành tinh nằm ở hệ Mặt Trời bên trong và gây ra ánh sáng hoàng đạo. Đĩa này có khả năng hình thành bên trong vành đai tiểu hành tinh gây ra bởi sự va chạm với các hành tinh.[30] Đĩa thứ hai nằm trong khoảng từ 10 AU đến 40 AU, và có lẽ được tạo ra từ sự va chạm tương tự với bên trong vành đai Kuiper.[31][32]
 
K

katoriitto

các bạn có thể tham khảo thông tin sau:
Sau 12 ngày thảo luận sôi nổi, hôm 24-8, tại cuộc họp lịch sử diễn ra ở thủ đô Prague (Cộng hòa Czech), khoảng 2.500 nhà khoa học tham gia cuộc hội thảo của Hiệp hội Thiên văn học quốc tế đã bỏ phiếu thông qua “định nghĩa về hành tinh”. Từ đây, hệ Mặt trời chỉ còn lại tám hành tinh thay vì chín như cả thế giới đã từng biết, sau khi danh hiệu “hành tinh” của sao Diêm Vương bị tước bỏ.

Với công bố gây chấn động thế giới này, hàng triệu sách giáo khoa, sách khoa học, bách khoa toàn thư... sẽ phải sửa lại nội dung.

Hệ Mặt trời sau "định nghĩa về hành tinh"

Định nghĩa về hành tinh nêu rõ: hành tinh là một thiên thể bay trong quĩ đạo quanh Mặt trời, với trọng lượng đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn và quĩ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác.

Chiếu theo tiêu chuẩn mới, con người phải chào tạm biệt sao Diêm Vương như một hành tinh vì quĩ đạo hình êlip dẹt của nó cắt quĩ đạo của sao Hải Vương. Từ nay, thiên thể nhỏ bé và rất xa xôi này sẽ bị “xuống hạng” và được gọi là “tiểu hành tinh” (dwarf planet).

Như thế, tám hành tinh “kinh điển” được phát hiện trước năm 1900 của hệ Mặt trời là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Định nghĩa trên cũng “chiếu mệnh” cho các thiên thể như Charon, Ceres và 2003 UB313 được phát hiện gần đây và chúng cũng sẽ được gọi là tiểu hành tinh.

Trước đây, thiên thể Charon được xem là một mặt trăng của sao Diêm Vương, nhưng xét về kích cỡ thì một số chuyên gia coi nó là hành tinh song sinh. Được xem là một thiên thạch, Ceres là vật thể lớn nhất trong vành đai giữa sao Hỏa và sao Thổ, và có hình cầu giống như một hành tinh.

Cuộc tranh cãi xung quanh danh hiệu sao Diêm Vương bắt đầu từ phát hiện của nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh năm 1930. Lý do là kích cỡ nhỏ và vị trí quá xa của nó so với tám hành tinh truyền thống của hệ Mặt trời.

Các nhà khoa học bỏ phiếu thông qua "định nghĩa về hành tinh" Ảnh: AP
Thậm chí, thiên thể màu vàng nhạt này (với đường kính 2.360km) còn bé hơn cả một số vệ tinh của các hành tinh khác trong hệ Mặt trời, điển hình là Mặt trăng của Trái đất (đường kính 3.476km). Quĩ đạo của nó cũng nằm nghiêng hơn so với tất cả những hành tinh còn lại.

Tranh cãi càng nổi lên khi một thiên thể lớn hơn (đường kính 3.000km), có tên gọi 2003 UB313 (hay Xena), được một nhà thiên văn Mỹ tìm thấy trong vùng ngoài cùng của hệ Mặt trời là vành đai Kuiper.

Sao Diêm Vương được đặt theo tên thần Pluto, vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, giữa một loạt đề cử tên các vị thần khác. Một trong những lý do mà các nhà thiên văn chọn tên Pluto vì nó bắt đầu bằng “Pl”, hai ký tự viết tắt tên nhà thiên văn học Percival Lowell (năm 1905 ông đưa ra khả năng hiện diện của một hành tinh nằm ngoài sao Hải Vương).

Sao Diêm Vương có hai mặt trăng nhỏ tên Nix và Hydra - bán kính khoảng 30-160 km - được phát hiện năm 2005. Đầu năm nay, Mỹ phóng tàu không người lái New Horizons, mong đợi đây sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang qua tiểu hành tinh Diêm Vương và vành đai Kuiper tháng 7-2015.

Với quyết định của Hiệp hội Thiên văn học quốc tế, hàng triệu sách giáo khoa, sách khoa học cũng như các cuốn bách khoa toàn thư trên toàn thế giới, nếu có dịp, sẽ phải sửa lại nội dung “hệ Mặt trời có chín hành tinh”.

“Mắt tôi rớm lệ ngày hôm nay, vâng; nhưng chúng ta phải mô tả hệ Mặt trời như bản chất của nó chứ không phải như cách mà chúng ta muốn” - giáo sư Iwan Williams, chủ tịch ban tìm định nghĩa từ “hành tinh” của Hiệp hội Thiên văn học quốc tế, bày tỏ.
 
K

katoriitto

Tham khảo tiếp nha :
Hành tinh (planet) là các thiên thể dưới cấp sao, có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các sao. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân giúp chúng phát sáng được như các ngôi sao nên hành tinh là các thiên thể tối. Chúng chuyển động quanh ngôi sao theo các quĩ đạo hình elip với chu kì xác định.

Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).


Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Sao Diêm Vương (Pluto). Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, hành tinh này đã được xét lại và với các yếu tố về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng quá thấp so với 8 hành tinh còn lại, Sao Diêm Vương đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf planet). Hiện nay nhóm này gồm có 3 thành viên là Pluto, Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, và 2003UB313 - một thiên thể được phát hiện năm 2003 tại vành đai Kuiper. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành tinh. Chúng không đủ khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng để trở thành hành tinh nhưng lại … quá lớn so với kích cỡ trung bình của các tiểu hành tinh.
8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm:
- Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả
- Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh (asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.
 
K

katoriitto

Tiếp nữa nha
Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3,474 km[1], tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng–Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966[1], Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong Hệ mặt trời.[2]

Cho đến nay, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo[cần dẫn nguồn], dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.
 
T

tunghp1998

Bài của bạn dài quá toàn chữ à, ai nhìn cũng ngán chả muốn đọc!!
Theo mình biết, hố đen là một thiên thể có mật độ rất lớn, mỗi centimet khối vật chất của nó nặng tới mấy chục tỷ tấn. Nặt trời lớn như vậy nếu biến thành hố đen thì bán kính sẽ rút ngắn lại chỉ còn 3km. Vì trọng lượng của hố đen lớn như vậy nên lực hút của nó với vật khác cũng rất lớn. Ngay cả ánh sáng với vận tốc khoảng 300 000 km/giây cũng không thắng được sức hút của hố đen. Do đó chúng ta nhìn hố đen chỉ thấy một màu đen mà không thấy gì trong đó.
 
K

katoriitto

Chân trời sự kiện

Bài chi tiết: Chân trời sự kiện

Nguồn tia X Cygnus X-1 được nhiều người cho rằng nó có thể là một lỗ đen có khối lượng bằng 10 lần khối lượng Mặt Trời quay xung quanh một ngôi sao kềnh xanh.

"Bề mặt" của lỗ đen được gọi là chân trời sự kiện, đó là một bề mặt ảo xung quanh lỗ đen. Stephen Hawking đã sử dụng định lý Gauss-Bonnet để chứng minh rằng hình học tô pô của chân trời sự kiện của một lỗ đen (bốn chiều) là một hình cầu. Tại chân trời sự kiện, vận tốc thoát chính bằng vận tốc ánh sáng. Do đó, bất kỳ vật gì, kể cả photon bên trong chân trời sự kiện đều không thể thoát khỏi chân trời sự kiện đó vì trường hấp dẫn quá mạnh của lỗ đen. Các hạt bị rơi vào lỗ đen sẽ không thể thoát ra được.

Theo lý thuyết tương đối rộng cổ điển, các lỗ đen có thể hoàn toàn được đặc trưng bởi ba thông số: khối lượng, mô men động lượng và điện tích. Nguyên lý này đã được John Wheeler tóm tắt trong câu nói "lỗ đen không có tóc".

Các vật thể chuyển động trong trường hấp dẫn thì thời gian sẽ bị chậm đi được gọi là sự giãn nở của thời gian. Điều này đã được chứng minh bằng thực nghiệm trong một thí nghiệm phóng tên lửa do thám vào năm 1976 [1], và được tính đến trong Hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Gần chân trời sự kiện, sự giãn nở thời gian xảy ra rất nhanh. Đối với một người quan sát từ bên ngoài thì họ sẽ đợi một khoảng thời gian vô tận để quan sát vật thể khi vật thể đến gần chân trời sự kiện vì ánh sáng từ vật thể bị dịch chuyển vô hạn về phía đỏ.
 
S

shu_kagaya

TIA CHỚP HÌNH CẦU
1 HIỆN TƯƠNG THIÊN NHIÊN KÌ LẠ MÀ CHUẢ CÓ 1 NHÀ KHOA HOC HAY 1 NHÓM VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC NÀO GIẢI THICK ĐC




là quả bóng sáng sáng ở chỗ của sổ ý

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TIA CHỚP HÌNH CẦU:
Tia chớp đc sinh ra bởi hiện tượng sét đánh xuống mặt đất và tạo ra 1 luồng sáng. tia sáng nhưng ở dạng đường thẳng
Còn khi sét đc tạo ra mà do 1 nguyên nhân nào đó làm nó ko thể đến mặt đất thì nó sẽ sinh ra 1 quả cầu mang dòng điện cực lớn. Quả cầu đó đc gọi là quả cầu tia chớp và hiện tượng đó đc gọi là hiện tượng tia chớp hình cầu.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tia chớp hinh cầu là 1 dang plasma đc cấu tạo bởi 1 nguyên tố plasma mà chúng ta chưa từng biết
Nó có khả năng giảm ma sát và giảm độ bền đến vài chục % nên nó có ứng dụng rất cao đặt biêt các nhà khoa học của NGA đang nghiên cứu để ứng dụng nó trong công nghiệp chế tạo maý bay
Tính kì diệu của nó laị có thể đi xuyên qua các dạng vật chất và thiêu cháy trong các dạng vật chất nó đi qua
Các nhà khoa học đã giữ mảnh kỉnh cửa mà tia chớp hình cầu đi xuyên qua, Kính không cháy và nó đi vào nhà người đó, men theo tường và sau đó mấy giây quay người lại thì nhà bên cạnh bốc cháy.
Tớ nhớ là thứ 3 ngày 5/6 VTV2 23h 5 ' khám phá thế giới : Tia chớp hình cầu có chiếu đó. , 18h30' ; 7h 30 ; 8h40' ;23h5'có khám phá thế giới hay đó
Nhớ thanhk cho cái nha
 
K

katoriitto

Sét hòn là một hiện tượng tự nhiên hay một giả thuyết giả khoa học còn nhiều bàn cãi. Sét hòn thường đi kèm với hiện tượng sấm chớp khi có mưa to. Nó tồn tại dưới dạng một vật thể bay cháy sáng trong một thời gian dài, ngược lại với hiện tượng hồ quang chỉ tồn tại trong thời gian ngắn giữa hai điểm đi kèm theo hiện tượng sét.

Một vài phòng thí nghiệm cho rằng họ đã tạo ra được sét hòn, nhưng chưa có sự nhất trí rằng hiện tượng tạo lại này liên quan đến một hiện tượng trong tự nhiên. Những hiện tượng tự nhiên, vì tính chất tự nhiên của chúng, khó có thể ghi nhận lại một cách chính xác. Do vậy, nhiều nhà khoa học tiếp tục tranh luận về sự tồn tại của sét hòn, nó có phải là một hiện tượng vật lý rõ ràng hay không.
Nhớ cảm ơn tui nha
 
K

katoriitto

Các mô hình nạp năng lượng bên trong:

- Sét hòn là một loại khí hay không khí “hành xử” một cách bất thường. Trong mô hình này, sét hòn là loại khí cháy chậm.

- Sét hòn là quả cầu không khí bị nung nóng ở áp suất khí quyển.

- Sét hòn là một khối plasma mật độ rất cao, với các tính chất lượng tử đặc trưng cho chất rắn (Neugebauer, 1937).

- Sét hòn là một trong những cấu hình của một dòng điện khép kín được duy trì bởi từ trường do chính nó sinh ra. Finkelstein và Rubinstein (1964) cho rằng plasma loại này không thể xuất hiện trong điều kiện thời tiết thông thường.

- Sét hòn là một vùng không khí xoáy (giống như các vòng khói).

- Sét hòn là trường bức xạ vi sóng trong một vành đai plasma hình cầu mỏng (Dawson và Jones, 1968).

Các mô hình năng lượng bên ngoài:

- Trường điện từ tần số cao (hơn 100 MHz): Cerrillo (1943) và Kapitsa (1955) giả định về năng lượng sóng vô tuyến hội tụ từ đám mây tích điện có thể hình thành và duy trì một sét hòn. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta thấy một trường điện từ lớn, cần thiết cho cơ chế này.

- Dòng điện không đổi từ đám mây xuống đất: Finkelstein và Rubinstein (1964), Uman và Helstrom (1966) giả định một dòng điện không đổi chạy từ đám mây xuống đất sẽ co lại về tiết diện ngang ở vùng có độ dẫn cao (quả cầu). Lý thuyết này không phù hợp với các sét hòn hình thành trong các cấu trúc, đặc biệt trong các cấu trúc kim loại như khoang máy bay hay tàu ngầm.

- Các hạt vũ trụ hội tụ? Arabadzhi (1957) giả định các hạt vũ trụ phóng xạ có thể được hội tụ bởi điện trường trong cơn dông, chúng tạo ra một sự phóng điện trong không khí, tại điểm sinh ra sét hòn.
Nhớ đọc nha.
 
K

katoriitto

Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm, nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Nhiều quan sát lại mâu thuẫn với nhau, và có thể nhiều hiện tượng khác. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp không có bão. Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu. Hình dạng của nó có thể là hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được từ 40 đến 50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một vài còn có tia phát ra xung quanh.
Bức tranh thế kỷ 19 miêu tả một hiện tượng sét hòn
Tập tin:Mistifikatsia.gif
Sét hòn đuổi

Sét hòn được nhiều máy bay ném bom nhìn thấy tại nhiều nơi trong Thế chiến thứ hai, bay dọc cánh máy bay của phi công. Trong suốt thời kỳ đó, đây thực sự là một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, những hiện tượng này được gọi chung là "foo fighter". Một số báo cáo từ vài nơi cho biết sét hòn bay vào nhà, lượn lờ trên lò nướng trong bếp rồi có khi bay lang thang dọc lối đi các dãy ghế trong máy bay dân dụng. Một báo cáo miêu tả sét hòn đuổi theo một chiếc ô tô, làm cho hệ thống điện bị quá tải và hỏng.

Ghi nhận sớm nhất và có tính hủy diệt kinh khủng nhất, xảy ra trong cơn cuồng phong ở Widecombe-in-the-Moor, Devon, nước Anh vào ngày 12 tháng 10 năm 1638. Bốn người đã thiết mạng và khoảng 60 người bị thương khi xuất hiện một quả sét hòn đánh vào một nhà thờ.

Hiện tượng sét hòn còn trở nên bí ẩn hơn khi một vài nhân chứng quả quyết họ đã nhìn thấy nó đi xuyên qua cả những vật liệu được cho là cách điện rất tốt như thủy tinh hay composit. Vậy sét hòn có thực sự tồn tại hay không? Đi vào nhiều lãnh vực trong đời sống chúng ta đều có thể thấy đâu đó có nhắc đến sét hòn. Ví dụ như trong văn học có những tác phẩm nhắc đến sự hiện diện của sét hòn. Trong một tác phẩm vủa mình nhà văn Jules Verne đã mô tả hiện tượng sét hòn như sau: "một tia chớp chói lòa đánh xuống mặt nước không khí bùng lên với muôn vàn quả cầu lửa xanh li ti chạy lăn tăn trên mặt biển. Ngoài ra, trong tác phẩm "Bảy viên bi thuỷ tinh huyền bí" thuộc bộ truyện Những cuộc phiêu lưu của Tintin của nhà văn Hergé, sét hòn đã xuất hiện từ một tia sét đánh vào ống khói của toà nhà, bay vòng vòng khắp căn phòng. Nhìn chung ta có thể tin rằng sét hòn là một hiện tượng có thật trong tự nhiên. Nhưng cũng có một số nhà khoa học cố giải thích về sét hòn như là sự sai lệch của các giác quan của con người. Tuy nhiên đã có cả những đoạn băng, bức ảnh đã ghi lại hiện tượng sét hòn nên dù muốn dù không chúng ta vẫn phải công nhận sét hòn là một lỗ hổng trong kiến thức của con người đương đại và mong ước rằng sẽ đến lúc lỗ trống này được lấp đầy...
 
H

hung11493

mấy thằng cha hết việc nên chém jo' thôi
ai cân nó chưa mà biết nó nặng
vs khi chiếu ánh sáng vô nó ko thấy j` thì sao biết nó to hay nhỏ
ko nên quá tin vào mấy cái ngồi đoán mò
 
K

katoriitto

ngồi đoán mò thì vẫn là khoa học.
Trong vài trăm năm qua nhiều tài liệu ghi nhận những trường hợp con người nhìn thấy những khối điện sáng lóa có kích thước từ quả bóng golf tới bóng tennis. Nhưng giới khoa học vẫn chưa thể thống nhất quan điểm về nguyên nhân và cách thức hình thành của sét hòn. Nguyên nhân chủ yếu là sét hòn hiếm khi xảy ra và thời gian tồn tại của chúng cực ngắn.

National Geographic cho biết, người ta thường nhìn thấy sét hòn trong những trận bão có sét. Giới khoa học biết nhiều tia sét liên tiếp có thể tạo ra từ trường mạnh. Vì thế, Joseph Peer và Alexander Kendl – hai nhà khoa học của Đại học Innsbruck tại Áo, cho rằng rất có thể sét hòn là ảo giác do sự tác động của trường điện từ vào não hoặc mắt người.

Trong nhiều thử nghiệm trước kia, các nhà khoa học từng đưa người vào trường điện từ mạnh và thay đổi nhanh để xem trường điện từ có gây nên ảo giác hay không. Từ trường trong các thử nghiệm đó đủ mạnh để tạo ra những dòng điện trong tế bào não mà không gây nên bất kỳ tổn hại nào đối với người.

Kết quả cho thấy khi từ trường tập trung vào vùng vỏ não điều khiển hoạt động thị giác, đối tượng tham gia thử nghiệm nhìn thấy những đường thẳng và hình đĩa phát sáng. Khi từ trường dịch chuyển bên trong vùng não điều khiển hoạt động thị giác, họ thấy những đường thẳng và hình đĩa đó chuyển động.

Peer và Kendl cho rằng trường điện từ do sét gây nên có thể gây nên tác động tương tự ở con người. Hai nhà khoa học nghĩ khoảng một nửa trường hợp sét hòn mà các tài liệu từng ghi nhận thực ra chỉ là ảo giác của con người do từ trường tạo nên.

John Abrahamson, một nhà hóa học và chuyên gia về sét hòn của Đại học Canterbury tại New Zealand, nói rằng lý luận của Peer và Kendl tương đối thuyết phục, nhưng ông vẫn không tin tất cả trường hợp sét hòn đều là ảo giác.

“Thứ nhất, những màu sắc của ánh sáng phát ra từ sét hòn trong các thử nghiệm có màu trắng, xám hoặc một màu chưa bão hòa. Nhưng theo lời kể của nhiều nhân chứng, sét hòn mà họ nhìn thấy có màu sắc đa đạng – gồm cả màu cam, xanh lục và xanh dương”, Abrahamson nói.

Trong một số trường hợp nhiều người cùng nhìn thấy một sét hòn. Tuy quan sát từ nhiều góc độ khác nhau, song lời kể của tất cả nhân chứng về hướng di chuyển của sét hòn lại không hề mâu thuẫn.

“Khi nhiều người cùng quan sát một vật thể và cùng thấy nó di chuyển về một phía thì chúng ta không thể nói họ bị ảo giác”, Abrahamson nhận xét.

Eli Jerby, một kỹ sư máy của Đại học Tel Aviv ở Israel, từng tạo ra một thứ giống sét hòn trong phòng thí nghiệm. Vì thế ông không nghĩ tất cả sét hòn chỉ là ảo giác.

“Mặc dù ảo giác có thể giải thích một số trường hợp sét hòn, tác động của sét vẫn là một nhân tố đáng xem xét trong cả tự nhiên và phòng thí nghiệm. Ngoài ra, với những thành tựu mà nhiều nhà khoa học đạt được trong nghiên cứu, chúng ta đang tiến gần hơn tới việc tạo ra sét hòn trong phòng thí nghiệm”, Jerby bình luận.
 
Top Bottom