vật lý 6

L

leemin_28

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ HỌC KÌ 2 LỚP 6
Chương I. Cơ học
A) Lý thuyết :
+ Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi phương của lực kéo.
+ Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (< trọng lượng của vật)
+ Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi phương của lực kéo.
B) Bài tập ví dụ:
Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc, có thể đưa một vật có trọng lượng P = 1600N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F = 100N.Coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể.
*2 Hướng dẫn trả lời:
VìP = 16N lần, nên phải dùng 8 ròng rọc động và 8 ròng rọc cố định.

Chương II. Nhiệt học
I)Sự nở vì nhiệt của các chất
A) Lý thuyết :
- Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí đều nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
- Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất: Chế tạo ra băng kép dùng đóng, ngắt mạch điện tự động.
B Bài tập ví dụ:
Bài tập 18.10/SBT.tr58: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
HD trả lời: Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra.
Bài tập 21.1/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
HD trả lời: Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần rồi mới đóng nút lại.
Bài tập 21.2/SBT.tr66: Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
HD trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
II.) Nhiệt kế, nhiệt giai
A) Lý thuyết
- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
- Nhiệt giai là thang đo nhiệt độ. Nhiệt giai thường dùng là nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai
+ Nhiệt giai Xenxiút: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, hơi nước đang sôi l
 
Q

quynh2002ht

I. Lý thuyết.
1. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn.
TL: _ Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
2. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
TL: _ Các chất lỏng nói chung đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.
*Chú ý: _ Đối với nước: + Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại.
+ Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra.
3. Phát biểu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí.
TL: _ Các chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
_ Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau là giống nhau.
_ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
4. Nêu các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn.
TL: _ Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
_ Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
(Ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện.
V/d: Bàn ủi điện khi đủ độ nóng tự ngắt điện.
5. Nêu công dụng và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
TL: _ Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
_ Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: + Nhiệt kế rượu.
+ Nhiệt kế y tế.
+ Nhiệt kế thuỷ ngân.
_ Nhiệt kế thường dụng hoạt động trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất.
_ Trong nhiệt giai Celsius: + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC.
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC.
_ Trong nhiệt giai Fahrenheit : + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF.
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF.
6. Sự nóng chảy và sự đông đặc.
a, Phát biểu định nghĩa sự nóng chảy và sự đông đặc.
b, Nêu dự đoán của sự nóng chảy và sự đông đặc.
TL : a, _ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
_ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
b, _ Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt dộ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì thác nhau.
_ Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không tahy đổi.
Nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Đông đặc ở nhiệt độ xác định
7. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
a, Phát biểu định nghĩa sự -bay hơi và sự ngưng tụ.
b, Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
TL: a, _ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi.
_ Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
b, Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào : Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
*Chú ý : Câu hỏi giáo dục môi trường về sự bay hơi - sự ngưng tụ.
_ Ở Việt Nam, quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí từ 70% ( 90% đôi khi xấp xỉ 100%, ảnh hưởng đến sản xuất làm kim loại chóng bị ăn mòn (rỉ rét), đồng thời làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp dưới 60% cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
_ Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng để hạn chế sự bay hơi của nước ở ruộng.
_ Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh: Quanh nhà có nước sông, hồ, cây xanh vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh và giữ gìn cho sông, hồ trong sạch.
 
P

phananhbong

A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC1. Định luật về công:Không một Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêulần về đường đi (và ngược lại).Công Thức tính công : A = F.STrong đó : A là công cơ học đơn vị tính JF là lực tác dụng lên vật theo phương chuyển động đơn vị tính là NS là Quãng đường dơn vị tính m2. Công suấtCông suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.Công thức tính công suất : At=PTrong đó :p là công suất, đơn vị W (1W = 1J/s, 1kW = 1000W, 1MW = 1000 000W ).A là công thực hiện, đơn vị J.t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị (s) (giây).3. Cơ năngKhi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác đượcchọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.4. Các chất được cấu tạo như thế nào?Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.6. Hiện tượng khuếch tánKhi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòalẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyểnđộng hỗn độn không ngừng.Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.7. Nhiệt năngNhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công. Truyền nhiệt.8. Nhiệt lượng- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trinh truyền nhiệt.
 
Top Bottom