[Vật lý 12] Vấn đề về con lắc lò xo

T

thuypro94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giải chi tiết cách làm hộ tớ :D

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm 1 vật nhỏ có m=250 g treo phía dưới một lò xo nhẹ có k=100 N/m . Từ VTCB kéo vật xuống dưới 1 đoạn sao cho lõ xo dãn 7,5 cm và thả nhẹ cho vật dao động điều hòa . Tỷ số giữa thời gian lò xo giãn và thời gian lò xo nén trong một chu kì dao động là :

A. 0,5 B. 2 C .3 D.3,14
( Tớ không hiểu cái câu " thời gian lò xo giãn và thời gian lò xo nén trong một chu kì dao động " ~> giải thích cái câu này giúp tớ luôn nhé ^^!)
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Mọi người giải chi tiết cách làm hộ tớ :D

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm 1 vật nhỏ có m=250 g treo phía dưới một lò xo nhẹ có k=100 N/m . Từ VTCB kéo vật xuống dưới 1 đoạn sao cho lõ xo dãn 7,5 cm và thả nhẹ cho vật dao động điều hòa . Tỷ số giữa thời gian lò xo giãn và thời gian lò xo nén trong một chu kì dao động là :

A. 0,5 B. 2 C .3 D.3,14

[TEX]\omega = \sqrt{\frac{k}{m}} = 20 [/TEX]
Khi ở VTCB thì lò xo dãn một đoạn bằng :
[TEX] \Delta l_o = \frac{mg}{k} = \frac{0,25.10}{100}.100 =2,5(cm) [/TEX]

Chọn chiều dương hướng từ trên xuống dưới.
Ta có :
[TEX]A = x_o =(7,5-2,5) = 5 (cm) \\ \Phi = 0[/TEX]
Ta có phương trình dao động:
[TEX]x = 5. cos ( 20 t)\ (cm)[/TEX]
Trong 1 chu kỳ dao động:
Thời gian nén là thời gian vật đi từ điểm có toạ độ -2,5 đến -5 rồi trở lại -2,5.
Sử dụng vecto quay :
picture.php

Thời gian nén là:
[TEX]\frac{2.arccos(\frac12)}{20} = \frac{\pi}{30} [/TEX]
Thời gian thực hiện 1 chu kỳ:
[TEX]T = \frac{2\pi}{\omega} = \frac{\pi}{10}[/TEX]

Tỉ sốgiữa thời gian dãn và nén: [TEX]2[/TEX]

P/s: Mới học nên sai thì bỏ qua :p
 
Last edited by a moderator:
C

chiro006

tại VTCB thì lo xo dãn : [TEX]\Delta l = 2,5 cm[/TEX]

[TEX]A= 7,5-2,5=5 cm[/TEX]

[TEX]\omega = 2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,1 \pi[/TEX]

chọn chiều dương hướng xuống

~~~>vị trí lò xo không giãn là vị trí có chiều dài tự nhiên, khi đó [TEX]x=- (5-2,5)=-2,5[/TEX]

vẽ đường tròn lượng giác, ta có:

từ -2,5 --> -5 lò xo nén, quét 1 góc là [TEX]\huge \alpha1 = \frac{\pi}{3} -----> t_{(-2,5 \ den \ -5)} = \frac{ \alpha1 }{ \omega}= \frac{1}{0,3} = \frac{10}{3} s [/TEX]

từ -2,5 ---> 5 lò xò dãn, khi đó [TEX]\huge t_{(-2,5 \ den \ 5)}= t_{(-2,5 \ den \ 0)} +t _{(0 \ den 5)} = \frac{ \frac{\pi}{6}}{\omega} + \frac{T}{4}= \frac{1}{0,6} +5= \frac{20}{3}s [/TEX]

vậy tỉ số là: 2
 
Last edited by a moderator:
T

thuypro94

Thời gian nén là thời gian vật đi từ điểm có toạ độ -2,5 đến -5 rồi trở lại -2,5.

:confused: tớ vẫn chưa hiểu tại sao như thế cả \Rightarrow Cậu có thể giải thích rõ hơn cho tớ đcj không??:D
 
C

chiro006

Trong 1 chu kỳ dao động:
Thời gian nén là thời gian vật đi từ điểm có toạ độ -2,5 đến -5 rồi trở lại -2,5.
Thời gian nén là:
[TEX]\frac{2.arccos(\frac12)}{20} = \frac{\pi}{30} [/TEX]
Thời gian thực hiện 1 chu kỳ:
[TEX]T = \frac{2\pi}{\omega} = \frac{\pi}{10}[/TEX]

Tỉ sốgiữa thời gian dãn và nén: [TEX]2[/TEX]

P/s: Mới học nên sai thì bỏ qua :p
chỗ đó cậu sai rồi :-?

tại vị trí x=-2,5 thì lò xo có chiều dài tự nhiên,khi tới x=-5 là nén

từ x=-2,5 ( đi xuống) tới x=5 thì lò xo dãn
 
D

duynhan1

chỗ đó cậu sai rồi :-?

tại vị trí x=-2,5 thì lò xo có chiều dài tự nhiên,khi tới x=-5 là nén

từ x=-2,5 ( đi xuống) tới x=5 thì lò xo dãn
Tớ hiểu đề bài là :
Lò xo ở trạng thái dãn và lò xo ở trạng thái nén chứ không phải là lò xo dãn và lò xo nén.

Chắc tớ hiểu sai đề rồi ^^
 
T

thuypro94

Thế cải trong 1 chu kì thì có ý nghĩa gì hả cậu . Trong 1 chu kì thì tính như thế ,giả sử trong 2 chu kì , n chu kì thì pp là như thế nào hả cậu ?
 
C

chiro006

Tớ hiểu đề bài là :
Lò xo ở trạng thái dãn và lò xo ở trạng thái nén chứ không phải là lò xo dãn và lò xo nén.

Chắc tớ hiểu sai đề rồi ^^

đề bài không rõ, có thể là như cậu, nếu thế thì thời gian dãn và nén sẽ gấp 2, khi đó tỉ số cũng sẽ là 2
nhưng nếu là tự luận thì :-s
 
N

nhoc_maruko9x

Làm như duynhan1 là đúng rồi. Đề bài đã có câu *sao cho lò xo giãn 7.5cm* vậy tức là *giãn* hay *nén* là nói đến trạng thái của lò xo, còn làm theo bạn kia thì lại là sự biến đổi như thế nào của lò xo. Dạng này lên 12 gặp cũng nhiều, và đều nói đến trạng thái hết.
 
Last edited by a moderator:
T

thuypro94

Làm như duynhan1 là đúng rồi. Đề bài đã có câu *sao cho lò xo giãn 7.5cm* vậy tức là *giãn* hay *nén* là nói đến trạng thái của lò xo, còn làm theo bạn kia thì lại là sự biến đổi như thế nào của lò xo. Dạng này lên 12 gặp cũng nhiều, và đều nói đến trạng thái hết.


Nếu đọc cho kĩ cái đề bài thì ý họ bảo là tổng thời gian lào xo giãn và tổng thời gian lõ xo nén đấy cậu ak. Cậu đọc lại xem ,tớ nghĩ thế vì có cái chữ " trong 1 chu kì " mà
 
T

thuypro94

Câu hỏi hỏi về ý ấy thì cái này không cần vẽ đường tròn lượng giác ra vì nó đã rơi vào một số trường hợp đặc biệt rồi .Tớ tính thời gian theo cái trục thời gian như thế này :
- Thời gian lò xo nén trong 1 chu kì là : tn= t ( -A/2~> -A ) +t (-A ~> -A/2)= T/6 +T/6 = T/3
- Thời gian lò xo giãn trong 1 chu kì là : tg =T - tn =2T/3

~> Tỉ số cần tìm là : tg/tn =2 ~> Chọn B

Và mọi người giúp tớ bài này luôn cái nhé ^^ Phân biệt hộ tớ cái lực đàn hồi và lực hồi phục cái luôn , tớ nhầm đoạn này liên miên đến giờ..... vẫn thế !!
Câu 24. Một con lắc lò xo dao động ở phương thẳng đứng. Lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k = 40 N/m. vật có khối lượng m = 200 g. Ta kéo vật từ vị trí cân bằng hướng xuống một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lực phục hồi tác dụng vào vật ở vị trí biên có độ lớn bằng bao nhiêu? (B là biên dưới VTCB, C là biên trên VTCB)
A. FB= FC= 2 N B. FB = 2 N; FC= 0 N
C. FB = 4 N; FC = 0 N D. FB = 4 N; FC= 2 N
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenngochoangnth1998@gmail.com

chỗ đó cậu sai rồi :-?

tại vị trí x=-2,5 thì lò xo có chiều dài tự nhiên,khi tới x=-5 là nén

từ x=-2,5 ( đi xuống) tới x=5 thì lò xo dãn


-Bạn mới sai ấy :v ,nó làm đúng r mà @@, giãn là trạng thái khi vật nằm dưới VTBĐ ấy, còn khi từ -5 => -2.5 vẫn trên VTBĐ nên vẫn nói là nén
 
Top Bottom