[Vật lý 12] Tổng hợp tất cả lí thuyết thi ĐH

H

harry18

Tớ có ít cho này.
Lý thuyÕt phÇn dao ®éng c¬ häc

Câu 1: Động năng của dao động điều hoà biến đổi theo thời gian:
A. Tuần hoàn với chu kì T C. Không đổi
B. Như một hàm cosin D. Tuần hoàn với chu kì T/2
Câu 2: Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi:
A. Li độ có độ lớn cực đại C. Li độ bằng không
B. Gia tốc có dộ lớn cực đại D. Pha cực đại
Câu 3: Khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Tổng năng lượng là đại lượng tỉ lệ với bình phương của biên độ
B. Tổng năng lượng là đại lượng biến thiên theo li độ
C. Động năng và thế năng là những đại lượng biến thiên tuần hoàn
D. Tổng năng lượng của con lắc phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu
Câu 4: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
B. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
C. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. Hệ số lực cản tác dụng lên vật
Câu 5: Phát biểu nào sai khi nói về dao động tắt dần:
A. Biên độ dao động giảm dần
B. Cơ năng dao động giảm dần
C. Tần số dao động càng lớn thì sự tắt dần càng chậm
D. Lực cản và lực ma sát càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh
Câu 6: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là:
A. Tần số dao động C. Chu kì dao động
B. Pha ban đầu D. Tần số góc
Câu 7: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng:
A. Chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ
B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó
C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ
D. Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số:
A. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần
B. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần
C. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha
D. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha
Câu 9: Dao động được mô tả bằng biểu thức x = Asin (ωt + φ), trong đó A, ω, φ là hằng số, được gọi là dao động gì?
A. Tuần hoàn C. Tắt dần
B. Điều hoà D. Cưỡng bức
Câu 10: Thế nào là dao động tự do?
A. Là dao động tuần hoàn
B. Là dao động điều hoà
C. Là dao động không chịu tác dụng của lực cản
D. Là dao động phụ thuộc vào các đặc tính riêng của hệ, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
Câu 11: Trong dao động điều hoà, giá trị gia tốc của vật:
A. Tăng khi giá trị vận tốc tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm khi giá trị vận tốc tăng
D. Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào giá trị vận tốc ban đầu của vật.
Câu 12: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã:
A. Làm mát lực cản môi trường đối với vật chuyển động
B. Tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật
C. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì
D. Kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần
Câu 13: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. Cùng pha với vận tốc C. Sớm pha π/2 so với vận tốc
B. Ngược pha với vận tốc D. Trễ pha π/2 so với vận tốc
Câu 14: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. Cùng pha với li độ C. Sớm pha π/2 so với li độ
B. Ngược pha với li độ D. Trễ pha π/2 so với li độ
Câu 15: Dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hoà F = Hsin (ωt + φ) gọi là dao động:
A. Điều hoà B. Cưỡng bức C. Tự do D. Tắt dần
Câu 16: Công thức nào sau đây dùng để tính chu kì dao động của lắc lò xo treo thảng đứng (∆l là độ giãn của lò xo ở vị trí cân bằng):
A. T = 2π B. T = ω/ 2π C. T = 2π D. T =
Câu 17: Dao động cơ học đổi chiều khi:
A. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu C. Lực tác dụng bằng không
B. Lực tác dụng có độ lớn cực đại D. Lực tác dụng đổi chiều
Câu 18: Một dao động điều hoà theo thời gian có phương trình x = Asin (ωt + φ) thì động năng và thế năng cũng dao động điều hoà với tần số:
A. ω’ = ω B. ω’ = 2ω C. ω’ = ω/2 D. ω’ = 4ω
Câu 19: Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động C. Trạng thái dao động
B. Tần số dao động D. Chu kì dao động
Câu 20: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của gia tốc theo li độ trong dao động điều hòa có hình dạng là:
A. Đoạn thẳng C. Đường thẳng
B. Đường elíp D. Đường tròn
Câu 21: Hai dao động điều hoà: x1 = A1sin (ωt + φ1) và x2 = A2sin (ωt + φ2)
Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt cực đại khi:
A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π C. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2
B. φ2 – φ1 = 2kπ D. φ2 – φ1 = π/4
Câu 22: Hai dao động điều hoà: x1 = A1sin (ωt + φ1) và x2 = A2sin (ωt + φ2)
Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt cực tiểu khi:
A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π C. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2
B. φ2 – φ1 = 2kπ D. φ2 – φ1 = π/4
Câu 23: Trong những dao động tắt dần sau, trường hợp nào tắt dần nhanh là có lợi:
A. Dao động của khung xe qua chỗ đường mấp mô
B. Dao động của đồng hồ quả lắc
C. Dao động của con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm
D. Cả B và C đều đúng
Câu 24: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Dao động điều hoà là một dao động tắt dần theo thời gian
B. Chu kì dao động điều hoà phụ thuộc vào biên độ dao động
C. Khi vật dao động ở vị trí biên thì thế năng của vật lớn nhất
D. Biên độ dao động là giá trị cực tiểu của li độ
Câu 25: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà
A. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng
B. Khi động năng của vật tăng thì thế năng cũng tăng
C. Khi vật dao động ở vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất
D. Khi vật chuyển động về vị trí biên thì động năng của vật tăng
Câu 26: Chọn câu sai khi nói về chất điểm dao động điều hoà:
A. Khi chất điểm chuyển động về vị trí cân bằng thì chuyển động nhanh dần đều
B. Khi qua vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn cực đại
C. Khi vật ở vị trí biên, li độ của chất điểm có giá trị cực đại
D. Khi qua vị trí cân bằng, gia tốc của chất điểm bằng không
Câu 27: Trong các công thức sau, công thức nào dùng để tính tần số dao động nhỏ của con lắc đơn:
A. f = 2π. B. C. 2π. D.
Câu 28: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức:
A. Là dao động dưới tác dụng của ngoai lực biến thiên tuần hoàn
B. Là dao động điều hoà
C. Có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Biên độ dao động thay đổi theo thời gian
Câu 29: Chu kì dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào:
A. Biên độ dao động C. Cấu tạo của con lắc
B. Cách kích thích dao động D. Cả A và C đều đúng
Câu 30: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. Hệ số lực cản tác dụng lên vật
B. Tần số ngoại lực tác dụng lên vật
C. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
 
H

harry18

Con lắc đơn

Đây nữa này



Câu1: Con lắc đơn dao động điều hoà khi:
a. Không có ma sát.
b. Có ngoại lực tuần hoàn tác dụng.
c. Dao động với biên độ nhỏ.
d. Cả a và c.
Câu2: Mệnh đề nào sau đây là sai khi nói về dao động nhỏ và không có ma sát của con lắc đơn.
a. Chu kì không phụ thuộc và biên độ dao động.
b. Chu kì phụ thuộc vào khối lượng của vật.
c. Ở một vị trí cố định dao động của con lắc là dao động tự do.
d. Cơ năng được bảo toàn.
Câu3: Con lắc đơn có chiều dài , dao động với chu kì ,con lắc đơn có chiều dài dao động
với chu kì . Tìm chu kì và của con lắc có chiều dài và :
a. b.
c. d.
Câu4: Gia tốc trọng trường trên mặt trăng nhỏ hơn gia tốc trọng trường trên mặt đất 6 lần. Kim phút của
đồng hồ quả lắc chạy 1 vòng ở mặt đất hết 1giờ. Ở mặt trăng kim phút quay một vòng hết:
a. 6h. b. h. c. 2h27ph. d. 2h45ph.
Câu5: Một đồng hồ đếm giây mỗi ngày chậm 130(s). Phải điều chỉnh độ dài của con lắc thế nào so với độ
dài hiện trạng để đồng hồ chạy đúng:
a. Tăng 0,2%. b. Giảm 0,3%. c. Giảm 0,2%. d. Tăng 0,3%.
Câu6: Một đồng hồ quả lắc chạy đúng ở mặt đất với chu kì . Đưa đồng hồ lên cao 2500m thì mỗi
ngày đồng hồ chạy nhanh hay chậm ( Bán kính trái đất là 6400km ):
a. Chậm 67,5(s) b. Nhanh 33,75(s) c. Chậm 33,75(s) d. Nhanh 67,5(s).
Câu7: Một đồng hồ chạy đúng ở , nếu nhiệt độ giảm xuống thì mỗi ngày đồng hồ chạy
nhanh hay chậm:
a. Nhanh 6,48(s) b. Chậm 6,48(s) c. Chậm 12,46(s) d. Nhanh 12,46(s).
Câu8: Nói về sự nhanh chậm của đồng hồ quả lắc mệnh đề nào dưới đây sai:
a. Khi nhiệt độ tăng, đồng hồ chậm.
b. Đưa đồng hồ lên cao, nó chạy chậm.
c. Đưa đồng hồ xuống sâu, nó chạy nhanh.
d. Đưa lên cao hoặc xuống sâu, đồng hồ đều chạy chậm.
*Một con lắc đơn dao động ở nơi có , với chu kì trên quỹ đạo dài 24cm.
Lấy . Trả lời câu hỏi: 9, 10, 11.
Câu9: Tần số góc và biên độ góc có giá trị:
a. ; . b. ; .
c. ; . d. ; .
Câu10: Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
Phương trình dao động của con lắc là:
a. b.
c. d.
Câu11: Thời gian để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ là:
a. b. c. d. .
Câu12: Một con lắc đơn có chu kì dao động tại mặt đất là . Đưa đồng hồ xuống sâu 2000m
so với mặt đất. Coi rằng nhiệt độ ở dưới giếng và ở mặt đất là như nhau.
Bán kính trái đất là R = 6400km. Chu kì của con lắc là:
a. 2,00312(s) b. 2,0312(s) c. 2,000312(s) d. 2,0000312(s).
*Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại một nơi có trên mặt biển, có nhiệt độ 20¬¬¬¬0C. Thanh treo quả lắc bằng kim loại có hệ số nở dài . Trả lời câu hỏi: 13; 14; 15.
Câu13: Chu kì của con lắc là 2(s). Chiều dài của con lắc đơn đồng bộ với nó là:
a. 1,001m b. 0,995m c. 989cm d. 905cm.
Câu14: Khi nhiệt độ nơi đó tăng lên 30¬¬¬¬0C, thì trong 12 giờ, đồng hồ chạy nhanh hay chậm:
a. Nhanh 7,99(s) b. Chậm 7,99(s) c. Chậm 3,995(s) d. Nhanh 4(s).

Câu15: Đưa đồng hồ lên cao 1000m so với mặt biển đồng hồ chạy đúng giờ. Độ dài thanh treo quả lắc
bằng độ dài con lắc đơn đồng bộ với nó. Bán kính của trái đất là 6400km.
Nhiệt độ ở độ cao trên là:
a. 3,10C b. 4,10C c. 2,10C d. 1,20C.
* Một con lắc đơn dao động với chu kì T0 = 2(s) khi treo trong thang máy đứng yên.
Cho thang máy đi xuống. Tính chu kì dao động của con lắc trong các trường hợp:
Câu16: Thang máy chuyển động nhanh dần đều với gia tốc bằng .
a. 2,110(s) b. 2,108(s) c. 2,098(s) d. 1,999(s) .
Câu17: Thang máy chuyển động thẳng đều:
a. 2,015(s) b. 2,200(s) c. 1,989(s) d. 2,000(s).
Câu18: Thang máy chuyển động chậm dần đều với gia tốc .
a. 2,011(s) b. 1,913(s) c. 1,907(s) d. 1,986(s) .
*Một con lắc đơn có chiều dài l = 0,5m treo ở trên trần một ôtô lăn xuống dốc nghiêng góc với phương nằm ngang. Cho g =10 . Xác định góc tạo bởi dây treo với phương thẳng đứng khi con lắc cân bằng và chu kì dao động T của nó trong 2 trường hợp:
Câu 19: Ôtô lăn xuống không ma sát.
a. ; T = 1,51(s) b. ; T = 1,49(s)
c. ; T = 1,55(s) d. ; T = 1,57(s)
Câu 20: Ôtô lăn xuống có ma sát với hệ số ma sát .
a. ; T = 1,48(s) b. ; T = 1,48(s)
c. ; T = 1,50(s) d. ; T = =1,50(s)
* Một con lắc đơn có chiều dài l = 10cm, khối lượng của vật nặng m = 10g, vật có điện tích . Con lắc được treo tại điểm giữa hai bản tụ điện. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện d = 10cm.
Cho . Hai bản tụ thẳng đứng. Trả lời câu hỏi: 21; 22; 23.
Câu 21: Chu kì dao động nhỏ của con lắc bằng:
a. 0,630(s) b. 0,628(s) c. 0,641(s) d. 0,619(s)
Câu 22: Nối hai bản cực với hiệu điện thế một chiều U = 40V. Vị trí cân bằng mới là vị trí dây treo hợp
với phương thẳng đứng một góc:
a. b. c. d. .
Câu 23: Chu kì dao động nhỏ của con lắc trong điện trường là:
a. b. c. d. .
* Một đồng hồ quả lắc được coi như một con lắc đơn. Đồng hồ chạy trong không khí ở 200C. Con lắc làm bằng đồng thau có khối lượng riêng và hệ số nở dài .
Khối lượng riêng của không khí . Trả lời câu hỏi: 24; 25.
Câu24: Đưa đồng hồ vào trong chân không ở cùng một nhiệt độ thì mỗi ngày đồng hồ chạy sai :
a. Chậm 6,626(s) b. Nhanh 6,626(s) c. Chậm 6,701(s) d. Nhanh 5,998(s)
Câu25: Để đồng hồ lại chạy đúng trong chân không thì nhiệt độ là:
a. 29,50C b. 30,50C c. 289,50C d. 27,50C.
* Một con lắc đơn dài l = 2m khối lượng m = 200g. Con lắc dao động với biên độ nhỏ. Khi qua vị trí cân bằng thì bị vướng vào một cái đinh tại điểm C cách điểm treo 1m. Gọi O là vị trí cân bằng;
B và B’ là các vị trí biên trước và sau khi vướng đinh, h và h’ là độ cao từ O tới B và B’.
Cho và . Trả lời câu hỏi: 26; 27.
Câu26: So sánh h với h’ và tính chu kì của con lắc không vướng đinh.
a. h < h’ ; T0 = 2,4(s) b. h > h’ ; T0 = 2,82(s)
c. h = h’ ; T0 = 2,82(s) d. h = ; T0 = 2,4(s)
Câu27: Chu kì dao động của con lắc khi vướng đinh:
a. 4,82(s) b. 2(s) c. 1,2(s) d. 2,41(s)
* Một con lắc đơn dài l = 1m, khối lượng m = 50g. Góc lệch cực đại so với phương thẳng đứng . Cho . Bỏ qua mọi ma sát. Trả lời câu hỏi: 28; 29.
Câu28: Vận tốc và lực căng dây treo khi con lắc ở vị trí có li độ góc là:
a. b.
c. d. .
Câu29: Vận tốc và lực căng dây ở vị trí cân bằng:
a. b.
c. d.
Câu30: Một con lắc đơn A dao động trước một con lắc đồng hồ gõ giây B( chu kì TB = 2(s) ). Con lắc B dao động nhanh hơn con lác B một chút nên có những lần hai con lắc chuyển động cùng chiều và trùng nhau tại vị trí cân bằng của chúng. Quan sát thấy hai lần trùng nhau kế tiếp như vậy cách nhau 9 phút 50 giây. Chu kì dao động của con lắc A là:
a. 2,105(s) b. 2,007(s) c. 2,093(s) d. 4,624(s)
Câu31: Một con lắc đơn có dây treo dài l = 0,4m khối lượng của vật nặng m = 200g. Lấy .
Kéo con lắc để dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ.
Lúc lực căng của dây treo là 4N thì vận tốc của vật có giá trị:
a. b. c. d. .
*Một con lắc đơn gồm một quả cầu bằng kim loại có khối lượng m = 100g treo vào điểm A cố định bằng một sợi dây mảnh dài 5m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng đến khi dây treo nghiêng với phương thẳng đứng góc rồi buông ra cho dao động tự do. Lấy và .
Trả lời câu hỏi: 32; 33.
Câu32: Phương trình dao động của con lắc
( chọn t = 0 lúc buông vật, chiều dương là chiều kéo vật ra lúc đầu ).
a. b.
c. d. .
Câu33: Động năng của vật sau khi bắt đầu dao động được :
a. 1,56.10-2J b. 1,56.10-3J c. 15,6J d. 2.10-2J.
Câu34: Do có ma sát nên dao động của con lắc tắt dần. Sau 4 chu kì biên độ góc còn lại 80.
Biết rằng biên độ góc giảm dần theo cấp số nhân lùi vô han ( sau mỗi chu kì ).
Để duy tri dao động của con lắc trong 1 tuần lễ với biên độ góc là 90 cần cung cấp cho
nó một năng lượng là:
a. 500J b. 495J c. 491,5J d. 483,5J.
Câu35: Con lắc đơn có dây treo dài l = 1m. Khi quả nặng có khối lượng m = 100g thì chu kì dao động
là 2(s). Nếu treo thêm quả nặng nũa có cùng khối lượng m = 100g thì chu kì dao động là:
a. 1(s) b. 2(s) c. 3(s) d. 4(s).
Câu36: Câu trả lời nào đúng khi nói về lực căng của dây treo con lắc đơn:
a. Như nhau tại mọi vị trí.
b. Lớn nhất tại vị trí cân bằng và lớn hơn trọng lượng của con lắc.
c. Lớn nhất tại vị trí cân bằng và nhỏ hơn trọng lượng của con lắc.
d. Nhỏ nhất tại vị trí cân bằng và bằng trọng lượng con lắc.
e.
 
Top Bottom