[Vật lý 12] sóng giao thoa

D

darkness00300

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có vài điều mình không hiểu muốn hỏi thế này , hơi gà nên mọi người thông cảm
1/Tại điểm M thuộc trung trực của 2 nguồn thì dao động như thế nào , trường hợp điểm đó nằm trên trung trực và trên đường thẳng S1S2 , trường hợp điểm đó nằm trên trung trực nhưng nằm lệch khỏi S1S2 ( tức là M với 2 nguồn tạo thành 1 tam giác )

2/ Cho 2 nguồn A , B lấy điểm M thuộc AB và M là cực tiểu , giữa M với trung trực AB có 1 cực đại >> vì giữa trung trực và M có 1 cực đại rồi từ đó ta suy ra M thuộc đường cực tiểu thứ 2 rồi suy ra k = 1 . ai giải thích giùm mình vì sao giữa M với trung trực có 1 cực đại thì biết nó nằm ở vân thứ 2 ? k=1 lúc này là số điểm cực đại a ?

3/ Để tìm số điểm cực đại cực tiểu , ta dùng công thưc -AB/lamđa < k < AB/lamđa , vậy các điểm này chỉ thuộc đoạn thẳng AB
Nếu bài tập cho điêm C giao động cực đại mà C không thuộc AB thì có thể dùng AC-BC = k.lamđa không ?

4/ Bài toán tìm số điểm cực đại , cực tiểu có một cách tìm là tính tỉ số n=AB/lamđa
Cực đại = 2[n] + 1 ( [n] là lấy phần nguyên )
Cách tính này dựa vào cơ sở nào , ai giúp mình giải thích được không ? Cái này là cách trắc nghiệm hay có đưa luôn vào bài tập tự luận được không ?

Để tiện hơn mình muốn xin yahoo của một chuyên Lý để có gì thắc mắc mình quấy rầy tí xíu ^^

Cảm ơn rất rất nhiều
 
Last edited by a moderator:
S

songtu009

Có vài điều mình không hiểu muốn hỏi thế này , hơi gà nên mọi người thông cảm
1/Tại điểm M thuộc trung trực của 2 nguồn thì dao động như thế nào , trường hợp điểm đó nằm trên trung trực và trên đường thẳng S1S2 , trường hợp điểm đó nằm trên trung trực nhưng nằm lệch khỏi S1S2 ( tức là M với 2 nguồn tạo thành 1 tam giác )
Dù M ở bất kì vị trí nào trên đường trung trự ta luôn có: [TEX]d_1-d_2 = 0[/TEX]
Vậy: Nếu hai nguồn giao động ngược pha thì M là cực tiểu, hai nguồn giao động cùng pha thì M là cực đại.
2/ Cho 2 nguồn A , B lấy điểm M thuộc AB và M là cực tiểu , giữa M với trung trực AB có 1 cực đại >> vì giữa trung trực và M có 1 cực đại rồi từ đó ta suy ra M thuộc đường cực tiểu thứ 2 rồi suy ra k = 1 . ai giải thích giùm mình vì sao giữa M với trung trực có 1 cực đại thì biết nó nằm ở vân thứ 2 ? k=1 lúc này là số điểm cực đại a ?
Nếu trung điểm là một cực đại.
Giữa M và trung điểm có 1 cực đại, giữa cực đại đó và trung điểm sẽ có một cực tiểu, vậy M là cực tiểu thứ 2.
3/ Để tìm số điểm cực đại cực tiểu , ta dùng công thưc -AB/lamđa < k < AB/lamđa , vậy các điểm này chỉ thuộc đoạn thẳng AB
Nếu bài tập cho điêm C giao động cực đại mà C không thuộc AB thì có thể dùng AC-BC = k.lamđa không ?
Đương nhiên là được. Nó liên quan đến tính chất của đường hypecpol đấy.
4/ Bài toán tìm số điểm cực đại , cực tiểu có một cách tìm là tính tỉ số n=AB/lamđa
Cực đại = 2[n] + 1 ( [n] là lấy phần nguyên )
Cách tính này dựa vào cơ sở nào , ai giúp mình giải thích được không ? Cái này là cách trắc nghiệm hay có đưa luôn vào bài tập tự luận được không ?
Cái này thật ra rất đơn giản em à.
Giả sử một bài toán lớp 3 như thế này nhé: Người ta trồng cây trên một đoạn đường dài 5m. Hai cây đứng cạnh nhau cách nhau 1m. Hỏi trồng được mấy cây?
Ở đây, "hai cây đứng cạnh nhau" cách nhau [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX]
 
C

cold_person

Toàn bộ những thắc mắc của em là đối với 2 nguồn dao động cùng pha. Với dao động khác pha thì em ko dùng các công thức ở trên được.

Câu 1 : Muốn xác định trạng thái dao động thì em phải xác định được pha dao động của nó. Với 2 nguồn cùng pha thì chỉ chắc chắn điểm M nó nằm trên đường cực đại. Nó chỉ nằm trên đường có biên độ dao động cực đại thôi, chứ ko phải lúc nào nó cũng có biên độ cực đại

Câu 2: Anh songtu009 giải thích rồi

Câu 3: Đó cũng chỉ là công thức cho trường hợp dao động ngược pha

Câu 4: Công thức này rút ra từ công thức câu 3 đó em. n là số cực đại 1 bên của trung trực. 2 bên thì là 2n+1. Tại trung trực có 1 cái cực đại nữa thì là 2n+1
 
H

haruka18

Bài 1:hai nguồn âm O1,O2 coi là hai nguồn điểm điểm cách nhau 4m phát sóng kết hợp cùng f = 425 Hz, pha ban đầu bằng 0, cùng biên độ 1 cm, v = 340m/s. Số điểm dao động với biên độ 1 cm trong khoảng giữa O1,O2 là
A. 18
B. 9
C. 8
D. 20
Bài 2: Hai nguồn kết hợp S1, S2 cùng pha, cùng biển độ, đồng thời gửi đến điểm M nằm trên đường thẳng S1S2 và nằnm ngoài đoạn S1,S2. Dao động tổng hợp tại M có biên độ bằng biên độ của từng đao động thành phân mà M nhận được. Biết lamda = 18 cm, đoạn S1S2 = ?
A. 18 cm
B. 6 cm
C.12 cm
D.24 cm
 
L

lantrinh93

Bài 1:hai nguồn âm O1,O2 coi là hai nguồn điểm điểm cách nhau 4m phát sóng kết hợp cùng f = 425 Hz, pha ban đầu bằng 0, cùng biên độ 1 cm, v = 340m/s. Số điểm dao động với biên độ 1 cm trong khoảng giữa O1,O2 là
A. 18
B. 9
C. 8
D. 20
đầu tiên lấy 4:2 =2 m
lamđa = v/f= 0,8
lamda /2 = 0,4
2:0,4 = 5
...> số điểm dao động trong khoảng giửa 0102 là 9

đường trung trực là cực đại
 
Last edited by a moderator:
C

cold_person

Bài 1:hai nguồn âm O1,O2 coi là hai nguồn điểm điểm cách nhau 4m phát sóng kết hợp cùng f = 425 Hz, pha ban đầu bằng 0, cùng biên độ 1 cm, v = 340m/s. Số điểm dao động với biên độ 1 cm trong khoảng giữa O1,O2 là
A. 18
B. 9
C. 8
D. 20
đầu tiên lấy 4:2 =2 m
lamđa = v/f= 0,8
lamda /2 = 0,4
2:0,4 = 5
...> số điểm dao động trong khoảng giửa 0102 là 9

đường trung trực là cực đại

em làm sai yêu cầu rồi. Yêu cầu đề là tìm số điểm có biên độ 1cm.
Thì phải là 9.2=18 điểm
 
T

thuy11b10_mk

[B said:
darkness00300[/B] ;1309799] 2/ Cho 2 nguồn A , B lấy điểm M thuộc AB và M là cực tiểu , giữa M với trung trực AB có 1 cực đại >> vì giữa trung trực và M có 1 cực đại rồi từ đó ta suy ra M thuộc đường cực tiểu thứ 2 rồi suy ra k = 1 . ai giải thích giùm mình vì sao giữa M với trung trực có 1 cực đại thì biết nó nằm ở vân thứ 2 ? k=1 lúc này là số điểm cực đại a ?
Nếu trung điểm là một cực đại.
Giữa M và trung điểm có 1 cực đại, giữa cực đại đó và trung điểm sẽ có một cực tiểu, vậy M là cực tiểu thứ 2.
theo t câu trên đề ra thiếu dữ kiện vì nếu hai nguồnA,B dao động ngược pha thì các điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ dao động với biên độ cực tiểu và nếu đề như trên thì cũng có thể hiểulaf: điểm M sẽ thuộc vân cực tiểu thứ nhất
\RightarrowĐề cho thiếu dữ kiện về hai nguồn :|
 
D

duong.thekopgy

Bước sóng: λ = v/f = 340/425 = 0,8m. Xét điểm M trên O1O2 dao động với biên độ cực đại
O1M = d1; Trên O1O2 có sóng dừng với O1 và O2 là 2 nút. M là bụng sóng khi d1 =(2n+1) =(2n+1).0,2
0 < d1 = 0,2(2n+1) < 4 ---- 0 ≤ n ≤ 9 : có 10 điểm dao động với biên độ cực đai 2cm
Số điểm dao động với biên độ 1cm ở trong khoảng giữa O1O2 là:10 x 2 = 20.
 
Top Bottom