[Vật lý 12] Phân biệt lực đàn hồi và lực hồi phục

J

justforlaugh

Lực đàn hồi là lực đưa vật về vị trí lò xo ko biến dạng. [TEX]F = k(\Delta l +x)[/TEX]

Lực phục hồi là lực đưa vật về vị trí cân bằng [TEX]F = kx[/TEX]

Ở con lắc lò xo nằm ngang, lực chính là đàn hồi lực phục hồi, còn ở các con lắc khác thì nó có já trị khác nhau.
 
P

pk_ngocanh

hãy phân biệt lực đàn hồi và lực phục hồi
và khi nào thi dùng sao cho phù hợp các bài toán
và cách sử dung đối với con lắc lò xo
cái này hay nhầm lắm
tốt nhất bạn nên gọi lực phục hồi là lực kéo về , vừa rõ nghĩa vừa dễ nhớ vừa đỡ nhầm :D
chúc thành công
còn khái niệm thì như trên :D
 
T

tramngan

Phân biệt lực đàn hồi và lực kéo về trong dao động của con lắc lò xo:

LỰC ĐÀN HỒI

- Xuất hiện: khi lò xo có biến dạng.
- Hướng: ngược với hướng của biến dạng.
- Độ lớn: tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.

Công thức: |F| = k.Δx(Δx là độ biến dạng)




LỰC HỒI PHỤC(KÉO VỀ )

- Xuất hiện: khi con lắc có li độ.
- Hướng: hướng về vị trí cân bằng.
- Độ lớn: tỉ lệ với li độ của con lắc.

Công thức: |F| = k.x (x là li đô)
 
T

tramngan

Trong dao động của con lắc lò xo, hãy nêu rõ các trường hợp(con lắc dao động theo phương ngang hay theo phương thẳng đứng, chuyển động theo hướng từ vị trí nào đến vị trí nào) khi có các yếu tố sau đây:

1/ lực đàn hồi và lực kéo về luôn cùng hướng
2/ lực đàn hồi và lực kéo về luôn ngược hướng.
3/ giá trị của lực đàn hồi và lực kéo về cùng tăng, cùng giảm.
4/ giá trị của lực đàn hồi tăng và giá trị của lực kéo về giảm.
5/ giá trị của lực đàn hồi bằng 0 và giá trị của lực kéo về bằng 0
6/ giá trị của lực đàn hồi bằng 0 và giá trị của lực kéo về khác 0.
7/ giá trị của lực đàn hồi khác không và giá trị của lực kéo về bằng 0.
8/ giá trị của lực đàn hồi cực tiểu và giá trị của lực kéo về cực đại.
9/ giá trị của lực đàn hồi cực đại và giá trị của lực kéo về cực đại

(Trích từ box Vật Lý VIP)
 
C

chichi_huahua

Anh tân ơi !! Anh làm cặn kẽ luôn từng trường hợp đi!!!!!!! Anh nói chung chung thế thì làm thế nào???
 
P

phamhoangsonqn

Trong dao động của con lắc lò xo, hãy nêu rõ các trường hợp(con lắc dao động theo phương ngang hay theo phương thẳng đứng, chuyển động theo hướng từ vị trí nào đến vị trí nào) khi có các yếu tố sau đây:

1/ lực đàn hồi và lực kéo về luôn cùng hướng
2/ lực đàn hồi và lực kéo về luôn ngược hướng.
3/ giá trị của lực đàn hồi và lực kéo về cùng tăng, cùng giảm.
4/ giá trị của lực đàn hồi tăng và giá trị của lực kéo về giảm.
5/ giá trị của lực đàn hồi bằng 0 và giá trị của lực kéo về bằng 0
6/ giá trị của lực đàn hồi bằng 0 và giá trị của lực kéo về khác 0.
7/ giá trị của lực đàn hồi khác không và giá trị của lực kéo về bằng 0.
8/ giá trị của lực đàn hồi cực tiểu và giá trị của lực kéo về cực đại.
9/ giá trị của lực đàn hồi cực đại và giá trị của lực kéo về cực đại

(Trích từ box Vật Lý VIP)



1/ Lò xo ngang
2/ Lò xo thẳng đứng, từ VTCB -- vị trí lò xo ko dãn
3/ Lò xo ngang
Lò xo thẳng đứng, từ VTCB -- vị trí lò xo dài nhất hoặc VTCB -- vị trí lò xo ngắn nhất
4/ Lò xo thẳng đứng, từ vị trí lò xo ko dãn ---VTCB
5/ Lò xo ngang, VTCB
6/ Lò xo đứng, vị trí lò xo ko dãn
7/ Lò xo thẳng đứng, VTCB
8/ Lò xo đứng, vị trí lò xo ngắn nhất ( biên độ = độ dãn tại VTCB)
9/ Lò xo ngang, ở vị trí lò xo dài nhất hoặc ngắn nhất
Lò xo đứng, ở vị trí lò xo dài nhất.


Đúng ko vậy.¿¿¿¿
 
M

mailinh2510

Lực đàn hồi:
- Lực đàn hồi là 1 lực độc lập, do lò xo tác dụng vào hòn bi và giá đỡ, phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo đối với trạng thái tự nhiên của nó.
- Lực đàn hồi có tác dụng đưa lòxo về trạng thái tự nhiên.

Lực hồi phục:
- Lực hồi phục là hợp lực của các lực tác dụng vào hòn bi, phụ thuộc vào li độ của hòn bi đối với VTCB.
- Lực hồi phục có tác dụng duy trì chuyển động của hòn bi.
 
W

w3..lp

1/ Lò xo ngang
2/ Lò xo thẳng đứng, từ VTCB -- vị trí lò xo ko dãn
3/ Lò xo ngang
Lò xo thẳng đứng, từ VTCB -- vị trí lò xo dài nhất hoặc VTCB -- vị trí lò xo ngắn nhất
4/ Lò xo thẳng đứng, từ vị trí lò xo ko dãn ---VTCB
5/ Lò xo ngang, VTCB
6/ Lò xo đứng, vị trí lò xo ko dãn
7/ Lò xo thẳng đứng, VTCB
8/ Lò xo đứng, vị trí lò xo ngắn nhất ( biên độ = độ dãn tại VTCB)
9/ Lò xo ngang, ở vị trí lò xo dài nhất hoặc ngắn nhất
Lò xo đứng, ở vị trí lò xo dài nhất.


Đúng ko vậy.¿¿¿¿

Câu 6 theo mình thì Fđh=0 không chỉ ở vị trí lò xo không dãn.
Nếu xét trong trường hợp [TEX]\large\delta\text{Lo}[/TEX] \leq A thì Fđh=0 tại những thời điểm mà độ lớn của x \geq [TEX]\large\Delta\text{Lo}[/TEX] (Chỉ những thời điểm lò xo đang nén). Và tại đó thì Fph hay F kéo về đương nhiên khác 0.
 
N

ntan433@gmail.com

Trích: Nguyên văn bởi phamhoangsonqn Xem Bài viết 1/ Lò xo ngang 2/ Lò xo thẳng đứng, từ VTCB --

cho m hỏi:vậy 2 lực này bằng nhau khi nào:-SS:-SS:-SS:-SS
 
K

ki_su

Lực hồi phục và lực đàn hồi là hai khái niệm chả liên quan gì với nhau cả.

Lực hồi phục là khái niệm chung chỉ những lực kéo vật về với vị trí cân bằng ban đầu, nó có thể là lực đàn hồi, trọng lực, lực quán tính, lực căng...
 
N

ngqtien

-Lực hồi phục:
+Luôn hướng về vị trí cân bằng
+Độ lớn [TEX]F=m[/TEX][TEX]\omega^2[/TEX][TEX]x[/TEX]
+Làm cho vật dao động điều hòa

-Lực đàn hồi:
+Luôn hướng về vị trí lò xo không biến dạng
+Độ lớn [TEX]F=k[/TEX][tex]\large\Delta[/tex][TEX]l[/TEX]
+Có xu hướng làm vật trở về vị trí lò xo không biến dạng
 
Top Bottom