[Vật lý 12] Cùng học lý 12 nào!

  • Thread starter nkok23ngokxit_baby25
  • Ngày gửi
  • Replies 11
  • Views 5,600

N

nkok23ngokxit_baby25

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chắc hẳn đa số mem 96 giờ đã đang chạy chương trình học để chuẩn bị cho năm sau thi Đại Học ~ 1 bước ngoặt của cuộc đời

Nay mình lập pic này cùng mn học môn lý 12

Cùng giúp đỡ nhau học môn lý nhé !!!

Mỗi ngày mình sẽ post lý thuyết và bài tập ứng dụng , có gì khó hiểu thì cùng nhau tìm hiểu nhé !

Mĩnh sẽ post theo các dạng chứ không giống sách giáo khoa ( mình chả bao giờ động tới quyển sách giáo khoa cả :)))

Các bạn có thể đọc thêm sách giáo khoa để hiểu chi tiết hơn :D
~~~
Cùng nhau học tốt nhá ^^~ . Good luck
 
N

nkok23ngokxit_baby25

Chương I : Dao động cơ học

I - Các loại dao động

1 ) Dao động cơ học : Là chuyển động có giới hạn trong không gian và lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng

VD : chuyển động của ngọn lá trên cành cây
chuyển động của quả lắc trong đồng hồ ..

2) Dao động điều hòa : Là dao động có phương trình được mô tả bởi hàm sin ( hoặc cos) đối với thời gian

(*) Công thức :

~ Li độ dao động : $x = A.cos(\omega t + \varphi)$

~ Vận tốc dao động : $v = -\omega.A.sin(\omega t + \varphi)$

~ Gia tốc dao động : $a = -\omega^2.A.cos(\omega t + \varphi)$

Trong đó :

+) Li độ dao động x : là độ dời của vật ra khỏi vị trí cân bằng ( + ; - ; biến đổi)

+) Biên độ dao động A : là độ dời lớn nhất của vật ra khỏi vị trí cân bằng (+ ; là hằng số)

+) $\omega t + \varphi$ (pha dao động) : là góc ở thời điểm t bất kì

+) $\omega$ (tần số góc) : tốc độ góc của vật : $\omega = \dfrac{2\pi}{T} = 2\pi f$ ( +, hằng số)

+) $\varphi$ (pha ban đầu) : góc ở thời điểm t=0 (+ ; - ; hằng số)

Để chứng minh các công thức này , chúng ta phải dùng đạo hàm

~~> Hệ quả : $\begin{cases} v_{max} = \omega.A \\ a_{max} = \omega^2.A \\ a = -\omega^2.x \\ A^2 = x^2 + \dfrac{v^2}{\omega^2} = \dfrac{a^2}{\omega^4} + \dfrac{v^2}{\omega^2}\end{cases}$

II - Các dạng bài tập

(*) Dạng 1 : CHO PHƯƠNG TRÌNH TÌM ẨN SỐ
- phương pháp : so sánh phương trình đã cho với phương trình chuẩn để suy ra cái ẩn số cần tìm

Chú ý : Nếu phương trình đã cho chưa tương đương với dạng chuẩn thì dùng công thức toán học để đưa về dạng chuẩn sau đó mới so sánh

$cos(\alpha - \frac{\pi}{2}) = sin\alpha ; cos(\alpha + \frac{\pi}{2}) = - sin\alpha ; sin(\alpha - \frac{\pi}{2}) = -cos\alpha ; sin(\alpha + \frac{\pi}{2}) = cos\alpha ; ...$

BÀI TẬP

Bài 1 : xác định $A ; \omega ; \varphi ; T ; f$ của các dao động điều hòa sau

$a) x = 10cos(10\pi.t) ~cm$
$b) x = 5cos(2\pi t + \frac{\pi}{4}) ~cm$
$c) x = 6sin(20\pi t + \frac{\pi}{3} ~cm$
$d) x = 12sin(8\pi t) + 12cos(8\pi t) ~cm$
$e) v = -10\pi sin(5\pi t) ~cm/s$
$f) v = -27\pi cos(9\pi t - \frac{3\pi}{4} ~cm$
$g) a = -6\pi^2 cos(\pi t + \frac{\pi}{3} ~cm/s^2$
$h) a = -sin10t ~cm/s^2$

Bài 2 : một vật dao động điều hòa có phương trình $x = 5cos(\pi t + \frac{\pi}{2}) ~cm$

a) Xác định biên độ, tấn số góc, pha ban đầu
b) lập phương trình vận tốc và gia tốc
c) tìm giá trịn cực đại của vận tốc và gia tốc


 
N

nkok23ngokxit_baby25

ủa vecto vận tốc nào anh?

cái đó là trục Ox (em nghĩ là anh nói cái đó ) ^^!
 
F

forever_aloner_95

Hình vẽ bên trái bị sai em ạ. Tại vị trí biên thì vận tốc bằng 0 nên không có vecto vận tốc.

Hình vẽ bên phải mình thấy có vấn đề đó , bạn phải nói rõ nếu là dao động điều hòa thì vmin
( tại vị trí biên ) mới bằng 0 , còn là dao động khác , như dao động tắt dần thì chưa chắc vmin tại biên và có giá trị là không đâu nha bạn !!! :D
 
N

noinhobinhyen

khi nào đến phần ôn tập chương hạt nhân, phóng xạ thì nhị nhok bảo em nha
 
N

nkok23ngokxit_baby25

Dạng 2 : BÀI TOÁN VỀ NĂNG LƯỢNG DAO ĐỘNG

~ Bài toán thuận: Cho x, v , a ... tìm động năng, thế năng, cơ năng

~ Bài toán ngược: Tìm x, v, a .. Cho động năng , thế năng, cơ năng

(*) Phương pháp sử dụng công thức

$W_đ = \dfrac{1}{2}m.v^2$

$W_t = \dfrac{1}{2}m.w^2.x^2$

$W = W_đ + W_t = \dfrac{1}{2}m.w^2.A^2$

+) với con lắc lò xo : $ W_t = \dfrac{1}{2}k.x^2 ; W = \dfrac{1}{2}k.A^2$

+) với con lắc đơn : $W_t = m.g.l.(1 - cos\alpha) ; W = m.g.l.(1 - cos \alpha_0)$

Chú ý
Khi thay số phải đổi về đơn vị chuẩn : m (kg) , chiều dài (m)
x, v, a : biến đổi cùng w
Động năng, thế năng : biến đổi tuần hoàn với w' = 2.w ; cơ năng luôn bảo toàn

~~> $f' = 2f ; T' = \dfrac{T}{2}$

Bài tập

1) Một vật dao động điều hòa có phương trình $x= 10cos(20\pi.t + \pi) cm$. khối lượng m=150g , lấy $\pi^2 = 10$

- Tìm cơ năng của vật
- Tìm động năng và thế năng của vật khi x=7cm
- Tìm động năng và thế năng khi $v = -\pi m/s$

2) Một vật dao động điều hòa có phương trình $x= 6cos(5\pi.t) cm$, khối lượng m=50g, lấy $\pi^2 = 10$

- Tìm cơ năng của vật
- TÌm vận tốc dao động khi động năng bằng 2 lần thế năng
- Tìm vận tốc dao động khi thế năng bằng động năng

3) Một vật dao động điều hòa khối lượng m=200g, tần số f = 5Hz,năng lượng W= 0,16 J

- Tìm biên độ
- Tìm giá trị cực đại của v, a

Dạng 3 : BÀI TOÀN VỀ THỜI GIAN

~ Bài toàn thuận: Cho t tìm a,x,v...
--> phương pháp : thay giá trị t vào phương trình

~ Bài toán ngược: Tìm t , biết x, v, a
--> Phương pháp: sử dụng công thức vật lý và lượng giác

$\begin{cases} x = A.cos ( wt + \varphi) \\ v = -wA.sin( wt + \varphi) \end{cases}$ \Rightarrow $a = -w^2.x$

$|v| = w.\sqrt{A^2 - x^2}$

$v_{tb} = \dfrac{S}{t}$

(*) Chú ý sơ đồ thời gian và quãng đường



(*) $cos (wt + \varphi) = \dfrac{x}{A} $
 
Last edited by a moderator:
A

alexandertuan



Bài tập

1) Một vật dao động điều hòa có phương trình $x= 10cos(20\pi.t + \pi) cm$. khối lượng m=150g , lấy $\pi^2 = 10$

- Tìm cơ năng của vật
- Tìm động năng và thế năng của vật khi x=7cm
- Tìm động năng và thế năng khi $v = -\pi m/s$
-W=2,96 J
-Wđ=1,51 J
Wt=W-Wđ=1,45 J
- Wđ=0,74 J
Wt=2,22 J
2) Một vật dao động điều hòa có phương trình $x= 6cos(5\pi.t) cm$, khối lượng m=50g, lấy $\pi^2 = 10$

- Tìm cơ năng của vật
W=0,022
- TÌm vận tốc dao động khi động năng bằng 2 lần thế năng
0,77 m/s
- Tìm vận tốc dao động khi thế năng bằng động năng
0,66 m/s

3) Một vật dao động điều hòa khối lượng m=200g, tần số f = 5Hz,năng lượng W= 0,16 J

- Tìm biên độ
A=0,04 m
- Tìm giá trị cực đại của v, a
v max=2/5 pi (m/s)
a max=39,5 $(m/s^2)$




 
T

taiduc_pro

các bt về dao động cơ chủ yêu là a/d liền công thức thôi à không phải nghĩ nhiều.

sau đây là một số câu về hạt nhân ng tử trong thi đh này m.n

1/Có một lượng chất phóng xạ xác định,ban đầu trong 1 phút người ta đếm được có 360 nguyên tử của chất bị phân rã,sau đó 2 giờ trong 1 phút có 90 nguyên tử bị phân rã.Chu Kì bán phân rã của chất phóng xạ đó là:
A.30 phút B.60 phút C.90 phút D.45 phút
Câu 2:Trong phản ứng phân hạch của U 235 năng lượng tỏa ra trung bình là 200MeV.Năng lượng tỏa ra khi 1 kg U 235 phân hạch hoàn toàn là
A.12.85.10^6 kWh B.22.77.10^6 kWh C.36.10^6 kWh D.24.10^6 kWh
Câu 3:Chu kì bán rã của chất phóng xạ Sr A=90 Z=38 là 20 năm.Sau 80 năm có bao nhiêu phân tram chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác ?
A.6.25% B.12.5% C.87.5% D.93.75%
 
N

nkok23ngokxit_baby25

Dạng 4 : Bài toán thiết lập phương trình dao động

Để lập phương trình $x = A . cos ( w.t + \varphi)$ cần tìm $A , w , \varphi$

Phương pháp :

+) Tìm A :

- dựa vào chiều dài quỹ đạo chuyển động = 2A

- dựa vào mối liên hệ $A^2 =x^2 + \dfrac{v^2}{w^2}$ ; $ a= - w^2.A$

- dựa vào cơ năng $ W = \dfrac{1}{2} m.w^2.A^2$ hoặc dựa vào $v_{max} = wA ; a_{max} = w^2.A$

+) Tìm $w = \dfrac{2\pi}{T} = 2\pi.f$ (rad/s)

Chú ý : T là khoảng thời gian vật thực hiện được 1 dao động , $ T = \frac{t}{n}$

+) Tìm $\varphi$ dựa vào dốc thời gian t=0, xem đề bài cho $\begin{cases} x = ? \\ v =? \end{cases}$

(*) $cos \varphi = \frac{x}{A}$ \Rightarrow $\begin{cases} \varphi : + (v <0) \\ \varphi : - (v>0)\end{cases}$

Dạng 5 : Bài toán tổng hợp dao động

Cho 2 dao động điều hòa $ x_1 = A_1.cos(\omega.t + \varphi_1) ; x_2 = A_2.cos(\omega.t + \varphi_2)$

Mỗi dao động điều hòa $x = A.cos(\omega.t + \varphi)$ biểu diễn bằng $\overrightarrow{A}$ ; $(\overrightarrow{A}; Ox) = \varphi$

+$\varphi = 0 -> \overrightarrow{A} trùng Ox$

+ $\varphi > 0 -> \overrightarrow{A} trên Ox$

+ $\varphi < 0 -> \overrightarrow{A} dưới Ox$

Cách lập $ x = x_1 + x_2 =? (\overrightarrow{A}= \overrightarrow{A_1} + \overrightarrow{A_2})$

Cách 1 : dùng công thức

+$ A = \sqrt{ A_1^2 + A_2^2 + 2A_1.A_2.cos( \varphi_1 - \varphi_2)}$ \Rightarrow $\begin{cases} A_{max} = A_1+ A_2 \\ A_{min} = |A_1 - A_2| \end{cases}$

+$\omega = \omega_1 = \omega_2$

+$tan \varphi = \dfrac{A_1.sin \varphi_1 + A_2.sin \varphi_2}{A_1.cos \varphi_1 + A_2.cos \varphi_2}$ \Rightarrow $\varphi_1$ \leq $\varphi$ \leq $\ varphi_2$

Cách 2 : dùng giản đồ vecto

Dựa vào hình vể tìm A và $\varphi$ :

- nếu là tam giác vuông thì sử dụng pitago : $ a^2 = b^2 + c^2$

- nếu là tam giác thường thì sử dụng định lý hàm số cos : $a^2 = b^2 + c^2 - 2bc.cos\widehat{A}$

Cách 3 : dùng công thức lượng giác

(*) Độ lệch pha của 2 dao động

- 2 dao động cùng pha : $\varphi_1 - \varphi_2 = 0 + k2\pi$ \Rightarrow $ \begin{cases} A =A_1 + A_2 \\ \varphi = \varphi_1 = \varphi_2\end{cases}$

- 2 dao động ngược pha : $\varphi_1 - \varphi_2 = \pi + k2\pi$ \Rightarrow $ \begin{cases} A =|A_1 - A_2| \\ \varphi = \varphi_1 hoặc = \varphi_2\end{cases}$

- 2 dao động vuông pha : $\varphi_1 - \varphi_2 = \dfrac{\pi}{2} + k2\pi$ \Rightarrow $ A =\sqrt{A_1^2 + A_2^2}$

- dao động 1 sớm pha hơn dao động 2 góc $\alpha$ : $\varphi_1 - \varphi_2 = \alpha$

- dao động 1 trễ pha hơn dao động 2 góc $\alpha$ : $\varphi_1 - \varphi_2 = - \alpha$



p/s: sr mình k vẽ hình được

and sr các bạn h mình mới tiếp tục đăng bài được ^^!
 
Top Bottom