[Vật lý 12] Công Thức Tính Thời Gian Nhanh Chậm Của Đồng Hồ

O

oxigen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn cho mình hỏi về công thức tính thời gian nhanh chậm của đồng hồ với. Thường thì mình vẫn dùng CT:
θ = (ΔT/T) x t
nhưng hôm qua xem lại thì mình thấy tính theo CT này chưa đúng lắm mà phải là
θ = (ΔT/T') x t
với T và T' lần lượt là chu kỳ của đồng hồ chạy đúng và chạy sai.
Các bạn giải thích giùm mình với. Thank nhiều.

PS: Để cho dễ hiểu mình lấy ví dụ sau:
Có 2 đồng hồ, 1 chạy đúng với ck T=1s , 1 chạy chậm với ck T'=3s.
Xét trong 60s thì theo suy luận logic đh chạy đúng chạy được 60s, đh chạy chậm chạy được 20s. Như vậy tg chênh lệch là 60-20=40s.
Nếu tính theo CT1: θ = (ΔT/T) x t = ((3-1)/1) x 60 = 120s.
Nếu theo CT2: θ = (ΔT/T') x t = ((3-1)/3) x 60 = 40s.
Như vậy thì CT2 mới đúng chứ nhỉ.
Các bạn giúp mình nhé. Thanks again.
 
Last edited by a moderator:
N

nhotuandithi

cau nham rui! dồng hồ chạy chậm chạy được 180s chứ. đối với những bài này bạn nên dùng công thức 1.
 
O

oxigen

cau nham rui! dồng hồ chạy chậm chạy được 180s chứ. đối với những bài này bạn nên dùng công thức 1.
Không phải đâu bạn, 60s ở trên là mình xét theo đồng hồ chạy đúng, nghĩa là 60s thực tế thì kim phút của đồng hồ chạy chậm mới quay được 1/3 vòng tròn.
Còn 180s mà bạn nói thì mình hiểu ý bạn là thời gian thực tế để kim phút của đh chạy chậm quay được 1 vòng --> cái này thì thuộc dạng bài tìm thời gian chênh lệch của 2 đh khi kim phút cả 2 đh cùng chạy được 1 số vòng như nhau
(khác với dạng bài mình đang nói: thời gian chênh lệch của 2 đh trong 1 khoảng thời gian thực tế như nhau - Ví dụ: trong 1 ngày đêm).
Vài lời thắc mắc, mong các bạn vào giải đáp thêm giúp mình.

PS: Mình giải thích hơi khó hiểu chút, các bạn thông cảm nhé:D.
 
Top Bottom