[Vật lý 12] Bài toán con lắc trùng phùng

T

thang_a4_pro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

có hai con lắc đơn,tại thời điểm t=o cùng ở VTCB con lắc 1 có chu kỳ T1=2s;con lắc 2 có chu kỳ T2=2,1s
2 con lắc đang chuyển động về 2 phía khác nhau ;hỏi thời gian ngắn nhất để 2 con lắc cùng ly độ và cùng chuyển động theo 1 chiều:D:cool:
 
Last edited by a moderator:
S

songtu009

có hai con lắc đơn,tại thời điểm t=o cùng ở VTCB con lắc 1 có chu kỳ T1=2s;con lắc 2 có chu kỳ T2=2,1s
2 con lắc đang chuyển động về 2 phía khác nhau ;hỏi thời gian ngắn nhất để 2 con lắc cùng ly độ và cùng chuyển động theo 1 chiều:D:cool:
Hai con lắc chuyển động cùng chiều và có cùng li độ khi số chu kì chúng thực hiện hơn kém nhau 0,5.
Ta có:
[TEX]nT_1 = (n+0,5)T_1[/TEX]
Thay số được [TEX]n = 10,5[/TEX]

Thời gian là [TEX]t = nT_1 = 22,05 s[/TEX]
 
T

thang_a4_pro

song tử hình như giải sai rồi thì phải nếu giải như bạn thì n phải nguyên ;hơn nưa tớ tính ra t min=21s vẫn đúng:D
 
Y

yuyuvn

làm sao để xóa bài nhỉ ssssssssssssssssssssssssssssssssssssss
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

Ừ, đúng là 21s ^^. Chắc bạn songtu009 thay nhầm T1 và T2 thôi. Vì T1 < T2 => (n+0.5)T1=nT2 => n=10.

Nhưng cho mình hỏi, chắc gì 2 con lắc đã lệch nhau 1 nửa chu kỳ đúng không? Ví dụ là chu kỳ 2s và 2,3s thì lúc 2 con lắc cùng ly độ và chuyển động cùng chiều thì chúng hơn kém nhau 1,5 chu kỳ?
 
T

tutinlen9xvn

thế mà tôi lại tính ra 42s cơ đấy mấy bạn xem lại koi 42s đúng chứ !!!!!
 
L

lunglinh999

Hai con lắc chuyển động cùng chiều và có cùng li độ khi số chu kì chúng thực hiện hơn kém nhau 0,5.
Ta có:
[TEX]nT_1 = (n+0,5)T_1[/TEX]
Thay số được [TEX]n = 10,5[/TEX]

Thời gian là [TEX]t = nT_1 = 22,05 s[/TEX]
làm sao biết là chúng hơn kém nhau 0.5 chu kỳ thì chúng có cùng ly độ và hướng
 
T

thang_a4_pro

các bạn ơi mình đưa ra cách này xem có được không nhé
do hai con lắc chuyển động ngược chiều nên
ta giả sử con lắc 1 có phương trình x=Asin(\prod_{i=1}^{n}t)
con lắc 2 có phương trình x=Asin((2\prod_{i=1}^{n}t)/2,1+\prod_{i=1}^{n})
để 2 con lắc cùng vận tốc cùng chiều thì 2 pha giao động bằng nhau
\Leftrightarrow có 2 trường hợp lúc đó ta chon k để t min:D
 
H

heyohhvn

Mình cũng tính được ra 42s
Mình giải thế này
ta có 21T1 = 20t2 = Δt
suy ra Δt = 21.2=42s
 
A

ahcanh95

có hai con lắc đơn,tại thời điểm t=o cùng ở VTCB con lắc 1 có chu kỳ T1=2s;con lắc 2 có chu kỳ T2=2,1s
2 con lắc đang chuyển động về 2 phía khác nhau ;hỏi thời gian ngắn nhất để 2 con lắc cùng ly độ và cùng chuyển động theo 1 chiều


W1 = pi. W2 = 2.pi /2,1 => vật 1 có vận tốc lớn hơn

khi 2 vật gặp nhau cùng li độ và cùng chiều => vật 1 đuổi kịp vật 2, và vật 1 đã đi dc thêm 1 pi nữa.

=> pi . t = 2.pi . t/2,1 + pi

=> t = 21 ( s )

mong mọi ng góp ý!

:khi (46)::khi (46)::khi (46)::khi (46)::khi (46):
 
L

l94

Sau khi con lắc 1 đi hết chu kì T1 thì con lắc 2 phải cần thời gian (T2-T1) để trở về vị trí đó.
Sau n chu kì thì khoảng thời gian đó là n(T2-T1).
muốn 2 con lắc lặp lại trạng thái gặp nhau ban đầu thì n(T2-T1)=T1
số chu kì trước khi cùng trạng thái :[tex]n=\frac{T_1}{T_2-T_1}=20[/tex]
thời gian để trùng phùng lần 1:[tex]t=nT_2=42s[/tex]
 
A

ahcanh95

Sau khi con lắc 1 đi hết chu kì T1 thì con lắc 2 phải cần thời gian (T2-T1) để trở về vị trí đó.
Sau n chu kì thì khoảng thời gian đó là n(T2-T1).
muốn 2 con lắc lặp lại trạng thái gặp nhau ban đầu thì n(T2-T1)=T1
số chu kì trước khi cùng trạng thái :[tex]n=\frac{T_1}{T_2-T_1}=20[/tex]
thời gian để trùng phùng lần 1:[tex]t=nT_2=42s[/tex]

mình thấy 42 s là không hợp lý

vì nếu thay vào bài toán thì thấy rõ nhất.

Sau 42s thì cả 2 vật gặp nhau ở vị trí cân =. vật 1 đi dc đúng 21 chu kỳ. vật 2 đi dc = 20 chu kỳ

=> 2 vật vẫn chuyển động ngược chiều như lần đâu tiên.

mong mọi ng góp ý!


:khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197)::khi (197):
 
V

vinhparkour

Ặc ặc ặc,

Có công thức hẳn hoi đây.
Trường hợp 1: Hai con lắc cùng biên độ, tần số..... mà tại t=0 hai vật đi về hai phía khác nhau thì thời gian trùng phùng là:
t=T1.T2\T2-T1
Áp dụng: 2,1.2\2,1-2=42 s
Trường hợp 2: hai con lắc đi về cùng phía thì thời gian trùng phùng là
t=T1.T2\T1+T2
 
Top Bottom