[Vật lý 12] Bài tập

N

ngoi_sao_co_don9991

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Người ta làm thí nghiệm về sóng dừng âm trong một cái ống dài 0,825 m chưa đầy không khí ở áp suất thường. Trong ba trường hợp:
(1) ống bịt kín một đầu; (2) ống bịt kín hai đầu và (3) ống để hở hai đầu. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Trong các trường hợp trên trường hợp nào sóng âm có tần số thấp nhất, tần số ấy bằng bao nhiêu?
Câu trả lời của bạn:

A. Trường hợp (3) f = 125 Hz.

B. Trường hợp (1) f = 75 Hz.

C. Trường hợp (1) f = 100 Hz.

D. Trường hợp (2) f = 100 Hz.


DAP AN LA C NHƯNG SAO GIẢI KHÔNG RA
CAO THỦ CHỈ HỘ
THEO MÌNH LÀ A CHỨ
 
E

evilsprince

He He, Dc thăng chức rồi.
ĐA đúng là C, mình làm ra thế. Này nhé:
- tần số nhỏ nhất khi trong ống chỉ có tối thiểu số bụng và nút (để có thể tạo âm và bước sóng lớn nhất)
-TH 1 tối thiểu là 1 bụng 1 nút --> l=lamda/4 --> f=100.
TH3 tối thiểu là 2 bụng hở, 1 nút ở giữa: l=lamda/2 --> f=200
TH2 tối thiểu là 2 nút 1bụng : l=lamđa/2 -->f=200.
vậy ĐA là C.
cám ơn cháu đã post bài :)) :D :D :D
 
T

triph0707

Người ta làm thí nghiệm về sóng dừng âm trong một cái ống dài 0,825 m chưa đầy không khí ở áp suất thường. Trong ba trường hợp:
(1) ống bịt kín một đầu; (2) ống bịt kín hai đầu và (3) ống để hở hai đầu. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Trong các trường hợp trên trường hợp nào sóng âm có tần số thấp nhất, tần số ấy bằng bao nhiêu?
Câu trả lời của bạn:

A. Trường hợp (3) f = 125 Hz.

B. Trường hợp (1) f = 75 Hz.

C. Trường hợp (1) f = 100 Hz.

D. Trường hợp (2) f = 100 Hz.


DAP AN LA C NHƯNG SAO GIẢI KHÔNG RA
CAO THỦ CHỈ HỘ
THEO MÌNH LÀ A CHỨ
trường hợp 3 là trường hợp 2 đầu hở nên không có sóng dừng xảy ra ở trường hợp này nên ta chỉ xét 1 và 2
ta xét trường hợp 2
hai đầu được bịt kín \Leftrightarrow sóng dừng có 2 đầu cố định ta có : l =k *lambda/2
\Leftrightarrow0,825=k*lambda/2
\Leftrightarrow1,65=k*lambda (k=1,2,.....) với k=1 ta có lambda =1,65 m đây là lambda lớn nhất để đạt được tần số nhỏ nhất f=v/lambda \Rightarrow f=200hz
trường hợp 2 không có giá trị fù hợp với đề bài
*ta xét tiếp trường hợp 1
1 đầu bịt kín\Leftrightarrowsóng dừng ở 1 đầu cố định 1 đầu tự do ta co : l=(2k+1)*lambda/4
\Leftrightarrow0,825=(2k+1)*lambda/4
\Leftrightarrow3,3=(2k+1)*lambda ( k=0,1,2.....) với k=0 ta có lambda =3,3 m là lambda lớn nhất để đạt được tần số nhỏ nhất f= v/lambda \Rightarrowf=100hz
\RightarrowC/ trường hợp (1) f= 100hz \Rightarrowlà đúng
 
N

ngoi_sao_co_don9991

Cho các mức năng lượng của H: [E_n=-frac{{E_0}}{{n^2}}] với E0 = 13,6 eV. Có một khối khí H nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Người ta kích thích khối khí bằng chùm electron có các động năng khác nhau. Trong các electron sau, hạt nào có thể bị hấp thụ.
Câu trả lời của bạn:

A. 6,8eV.

B. 9,2eV.

C. 15eV.

D. 10eV.



CÁC ÔNG NỘI GIẢI DÙM CON BÀI NAY LUÔN
 
D

dactung9a

Thực ra nếu đầu bài cho đáp án 16 thay vì 15 thì chọn 16 ..... , vì đây là có thể bị hấp thụ mà
 
T

thefool

đó là năng luọng vuọt mức năng lượng ion hóa của hiddro vì thế nên nó có thể hấp thụ./
 
C

chuthanhtiep

Cho các mức năng lượng của H: [E_n=-frac{{E_0}}{{n^2}}] với E0 = 13,6 eV. Có một khối khí H nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Người ta kích thích khối khí bằng chùm electron có các động năng khác nhau. Trong các electron sau, hạt nào có thể bị hấp thụ.
Câu trả lời của bạn:

A. 6,8eV.

B. 9,2eV.

C. 15eV.

D. 10eV.
CÁC ÔNG NỘI GIẢI DÙM CON BÀI NAY LUÔN



Bài này áp dụng cái này: Eo + W = Em <=> -13,6 + W= -13,6/n^2
W là năng lượng của e bị hấp thụ
lần lượt thay vào giải ra n nguyên >1 thì OK
nhưng chả có đáp án nào thỏa mãn
Đề nghị xem lại đáp án
 
Last edited by a moderator:
T

thefool

chỉ có C là đáp án đúng thui.khi nguyên tử hấp thụ năng lượng lớn hơn nl ion hóa thì e vẫn bức ra ngoài nguyên tử bình thuong với mức năng lượng thứa có thể là động năng ban đầu
 
C

chuthanhtiep

chỉ có C là đáp án đúng thui.khi nguyên tử hấp thụ năng lượng lớn hơn nl ion hóa thì e vẫn bức ra ngoài nguyên tử bình thuong với mức năng lượng thứa có thể là động năng ban đầu

thế là thế nào tôi nghĩ năng lượng cần thiết để nguyên tử chuyển từ trạng thái En sang Em thì nó phải được hấp thụ một năng lượng đúng bằng Em-En chứ??? theo tiên đề 2 của BO
=> chả có đáp án thỏa mãn
ai có đáp án giải thích kĩ chút
 
T

thefool

thế là thế nào tôi nghĩ năng lượng cần thiết để nguyên tử chuyển từ trạng thái En sang Em thì nó phải được hấp thụ một năng lượng đúng bằng Em-En chứ??? theo tiên đề 2 của BO
=> chả có đáp án thỏa mãn
ai có đáp án giải thích kĩ chút

bạn nhầm rùi.trường hợp này là E vô cùng -E1=h.f.do đó với mức năng lượng vượt quá 13,6eV là 15 eV thì còn 1,4eV là động năng ban đầu cực đại của e bị bắn ra ngoài.
 
C

chuthanhtiep

bạn nhầm rùi.trường hợp này là E vô cùng -E1=h.f.do đó với mức năng lượng vượt quá 13,6eV là 15 eV thì còn 1,4eV là động năng ban đầu cực đại của e bị bắn ra ngoài.


ừ mình hiểu, bấy lâu nay cứ nghĩ phải hấp thụ năng lượng đúng bằng Em-En thì mới có thể nhảy lên mức cao hơn.Tức là sau khi truyền một phần năng lượng cho nguyên tử rồi sau đó e vẫn còn năng lượng dưới dạng động năng, chuyển động bắn ra ngoài hả?
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom