[Vật lý 12] Bài tập

H

hayhatlen12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và pi^2 = 10. Thời gian ngắn nhất kẻ từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
đây là một câu hỏi trong đề thi ĐH năm 2008,merci
 
H

hdbg

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và pi^2 = 10. Thời gian ngắn nhất kẻ từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
đây là một câu hỏi trong đề thi ĐH năm 2008,merci
Ta có : [tex]\om = 5\pi (rad/s)[/tex]
---> [tex]\Delta l = \frac {g}{\om^2} = 4(cm)[/tex]
Vật sẽ chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm rồi sau đó chuyển động từ vị trí biên âm đến vị trí có li độ x = [tex]\Delta l = 4(cm)[/tex] (vị trí lực đàn hồi đạt min)
Thời gian chuyển động của cả quá trình : t = t1 + t2 , Với :
t1 = thời gian thực hiện quãng đường s = 2A = 2/10(s)
t2 = thời gian vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí x = 4(cm).Sử dụng đường tròn lượng giác ta tính được t2 = [tex]\frac {\pi /6}{5\pi} = \frac {1}{30} (s)[/tex]
Vậy thời gian cần tìm là : t = 7/30 (s)
 
K

khanhduy01

t=0 Vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều dương
Như vậy Thời gian để vật đến khí F đàn hồi cực tiểu sẽ là: T/4+ T/2
hok bik co đúng hok hy`
 
Top Bottom