[Vật lý 12] Bài tập

S

sutubonphuong

Last edited by a moderator:
H

harryharry_09

Aj jup mjnh tom tat ngan gon ly thuyet song-anhsang! Tks nhjeu.
-------------------------
Bạn chú ý viết tiếng việt có dấu !! và không dùng ngôn ngữ chát trong diễn đàn

1. sóng cơ học
-Là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian

2.Phan loại
- có 2 loại sóng cơ học : sóng ngang và sóng dọc

* Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi bị bién dạng lệch thì truyền sóng ngang
* Sóng ngang chỉ truyền trong chát rắn , trên bề mặt chất lỏng
* Nếu lự đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng nén , dãn thì môi trường truyền sóng dọc
* Sóng dọc truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí
* Sóng cơ không truyền được trong chân không

3.Bước sóng là khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên phương truỳen sóng mà dao động tại 2 điểm đó là cùng pha

[tex]v=\frac{\lambda}{T}=\lambda.f[/tex]

NOTE: vận tốc dao động o đều , vận tốc lan truyền đều

* Một chất điểm dao dộng điều hòa có cơ năng tỉ lệ bình phương với biên độ dao động
* Sóng truyền dao động cho các phần tử của môi trường nghĩa là truyền cho chúng năng lượng
* Pt truyền sóng [TEX]x_M=a sin(\omega t+\phi-2\pi \frac{d}{\lambda}[/TEX]

*** Theo phương truyền sóng :

* 2 điểm cách nhau [TEX]\Delta_d[/TEX] thì lệch pha [TEX]\Delta_\phi=2\pi\frac{\Delta_d}{\lambda} [/TEX]
* 2 điểm cách nhau [TEX]\Delta_d=k\lambda[/tex] cách nhau [TEX]\Delta_d=(2k+1)\frac\lambda}{2}[tex]---->DĐ ngược pha * 2 điểm cách nhau [TEX]\Delta_d=\frac{\pi}{2}+k\pi[/TEX]-------->DĐ vuông pha
*
o NOTE:
o Khi sóng lan truyền ra xa thì biên dộ của nó giảm dần
o Khi sóng truyền theo 1 phương thì biên độ của nó không đổi khi truyền đi xa
*******

4.Sóng âm là sóng cơ học có tần số thuộc vào khoảng từ 16Hz----->20000Hz

[TEX]f<16Hz[/TEX]------>Hạ âm

[TEX]f>20000Hz[/TEX]-------> Siêu âm

* Vận tốc âm phụ thuộc vào bản chất môi trường;[TEX]V_r>V_l>V_k[/TEX]
* Độ cao của âm phụ thuộc vào [TEX]f[/TEX]

5.Giao thao sóng
Đk giao thao: phải là sóng kết hợp

-Sóng kết hợp: * cùng phương dao động

* cùng tần số

* hiệu số pha không đổi

Nếu phương trình sóng tại 2 nguồn kết hợp [TEX]O_1,O_2[/TEX] là [TEX]u_1=u_2=Acos\omega t[/TEX]
Điểm M cách 2 nguồn [TEX]d_1=O_1M, d_2=O_2M [/TEX]nhận được sóng thành phần do [TEX]O_1,O_2[/TEX] truyền tới

[TEX]\left{u_{1M}= Acos(\omega t-2\pi\frac{d_1}{\lambda})\\u_{2M}= Acos(\omega t-2\pi\frac{d_2}{\lambda})[/TEX]

* Độ lệch pha [TEX]\Delta_\phi=2\pi\frac{d_2-d_1}{\lambda}[/TEX] * phương trình tổng hợp của M là:[TEX]x_M=2Acos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda})cos(\omega t-\pi\frac{d_1+d_2}{\omega}[/TEX]
* Điểm M dao động cực đại khi [TEX]\Delta_d=k\lambda[/TEX]
* Điểm M dao động cực tiểu khi [TEX]\Delta_d=(2k+1)\lambda[/TEX]
k là bậc của vân

******

6.Sóng dừng

* Là sóng có các nút và các bụng sóng cố định trong không gian

* Sóng phản xạ có cùng tần số và cùng bước sóng với sóng tới
* Nếu đầu phản xạ cố định thì sóng phản xạ ngược pha sóng tới
* khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp hoặc 2 bụng sóng liên tiếp là [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX]
* Khoảng cách giữa 1 bụng và 1 nút gần nhau nhất là [TEX]\frac{\lambda}{4}[/TEX]
* Điểm tận cùng của dây nấu cố dịnh có 1 nút sóng , nếu tự do có 1 bụng sóng
* thời gian 2lần dây duỗi thẳng liên tiếp [TEX]\Delta_d=\frac{T}{2}[/TEX]

* Đk để có sóng dừng : ***Dây cố định 2 đầu [TEX]l=k\frac{\lambda}{2}[/TEX] với số bụng là k , số nút là k+1

*
o số bụng sóng k tỉ lệ với tần số f là [TEX]l=k\frac{\lambda}{2}=k\frac{v}{2f}[/TEX]
o Bước sóng dài nhất[TEX]\lambda_{max}=2l[/TEX] khi [TEX]k=1[/TEX]
****Dây cố định 1 đầu [TEX]l=(2k-1)\frac{\lambda}{4} [/TEX]với số bụng = số nút[TEX]=k[/TEX]

-Hộp cộng hưởng: trong dó có sóng dừng với đầu hở có 1 bụng sóng , đầu kín có 1 nút sóng làm âm nghe to hơn

* Đk chièu dài hộp cộng hưởng:[TEX]l=(2k+1)\frac{\lambda}{4}[/TEX]
@: xin lỗi đọc o kĩ tưởng bạn cần sóng cơ nhưng thôi lỡ post lên rồi các bạn coi như ôn lại vậy còn sóng ánh sáng bọn mình chưa học lên o thể tóm tắt dược>-<
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom