[Vật lý 12] Bài tập

H

hamit94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: 1 vật dao động điều hoà với biên độ 6 cm, quãng đường nhỏ nhất vật đi được sau 1s là 18cm. Tính vận tốc của vật sau khi đi được quãng đường nhỏ nhất nói trên?

câu 2: 1 con lắc lò xo k=1N/m, vật m=100g, dao động điều hòa tắt dần chậm trên mặt phẳng ngang do lực cản có độ lớn không đổi f=1mN. tìm tốc độ lớn nhất của vật đạt được sau thời điểm t=11,3s, biết ban đầu vật ở vị trí biên a=10cm.
 
T

tre_em_may_trang

câu 1: 1 vật dao động điều hoà với biên độ 6 cm, quãng đường nhỏ nhất vật đi được sau 1s là 18cm. Tính vận tốc của vật sau khi đi được quãng đường nhỏ nhất nói trên?

Câu 1: Làm theo cách chiếu lên hình tròn. để quãng đương đi được là nhỏ nhất thì tia quay phải quay được góc nhỏ nhất. MÌnh xác định luôn góc nhỏ nhất quay được là 240 độ. ( Vectơ bắt đầu quay tại vị trí có li độ x=A/2 đi theo chiều âm rồi quay lại vị trí ấy nhưng theo chiều dương). từ đây suy ra 2*t/3=1 ( VÌ 240 độ= 2*T/3) suy ra T=1,5s. Suy ra w=4pi/3. Vận tốc sau khi thực hiện được quãng đường đó chính là vận tốc tại vi trí x=A/2. Đến đây thì mình cũng chịu vì ko có khối lượng m.
 
T

tre_em_may_trang

HIc ban đêm ko buồn ngủ. Đên bước đấy rồi thì dùng công thức này nè
V=w*Căn(A*2-x*2). Tính ra được V=21,765 cm/s
 
T

trongthaivn

câu 1: 1 vật dao động điều hoà với biên độ 6 cm, quãng đường nhỏ nhất vật đi được sau 1s là 18cm. Tính vận tốc của vật sau khi đi được quãng đường nhỏ nhất nói trên?

câu 2: 1 con lắc lò xo k=1N/m, vật m=100g, dao động điều hòa tắt dần chậm trên mặt phẳng ngang do lực cản có độ lớn không đổi f=1mN. tìm tốc độ lớn nhất của vật đạt được sau thời điểm t=11,3s, biết ban đầu vật ở vị trí biên a=10cm.
Câu 1: S = 2A + A
[TEX]\Delta t=\frac{T}{2}+\frac{T}{3}=\frac{5T}{6}=1 (s) \Rightarrow \ T=1,2 (s) \Rightarrow \ \omega =\frac{5\pi}{3} (rad/s)[/TEX]
Kết thúc quãng đường là điểm x = A/2 hoặc x = -A/2
[TEX]v=\pm \omega \sqrt{A^2-x^2}=\frac{5\pi}{3}\sqrt{6^2-3^2} \approx 27,2 (cm/s)[/TEX]
Câu 2: [TEX]T=1 (s); d=\frac{F_c}{k}=10^{-3}(m)=0,1(cm)[/TEX]
Gọi O là vị trí lò xo không bị biến dạng. Giả sử khi đi từ trái qua phải thì vị trí cân bằng là O1, từ phải qua trái là O2
[TEX]O_1O=O_2O=d[/TEX]
Nếu trong nửa chu kì đầu tiên VTCB là O1 thì biên độ là 9,9 cm. Trong nửa chu kì thứ 2 VTCB là O2 thì biên độ là 9,7 cm. Do đó trong nửa chu kì thứ 12 thì biên độ là 7,7 cm.
Ta thấy rằng 11,3 s là thời gian trong nửa chu kì thứ 12, tại thời điểm này vật chưa đến VTCB của nó nên sau thời điểm 11,3 s thì vật sẽ đến VTCB ở thời điểm 11,5 s của nửa chu kì thứ 12
[TEX]\Rightarrow \ v_{max}=\omega .A_{22}=7,7\pi (cm/s)[/TEX]
 
Top Bottom