[Vật lý 12] Bài tập

N

ngoisaotim

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nghĩa là đây là đề KT 15' của lớp em đó. Em chỉ post câu bài tập thui. Mọi người giải thích giùm em nha!
1.Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=100N/m dao động điều hòa với biên độ 5cm. Động năng của vật nặng ứng với vị trí có li độ x=4cm là:
a) 16.10^(-2) J; b) 4,5.10^(-2) J; c) 9.10^(-2) J; d) 25.10^(-2) J (Đáp án B).
Hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng k=10N/m. Mắc 2 lò xo song song nhau rồi treo vật nặng khối lượng m=200g. Lấy (pi)2= 10. Chu kỳ dao động tự do của hệ là:
a) (pi)/5 s; b) 1s; c) 2(pi)/5 s; d) 2s (Đáp án A)
3. Một con lắc đơn có khối lượng của vật nặng m=250g, chiều dài l=50 cm. Từ VTCB ta truyền cho vật nặng một vận tốc v=1m/s theo phương ngang. Lấy g=10m/s2. Lực căng dây khi vật đi qua VTCB là:
a) 4 N; b) 6 N; c) 2,4 N; d) 3N (Đáp án D)
4. Một vật dao động tắt dần có cơ năng ban đầu Eo =0,5 J. Cứ sau một chu kỳ dao động thì biên độ giảm 2%. Phần năng lượng mất đi trong chu kỳ đầu là:
a) 480,2 mJ; b) 19,8 mJ; c) 19,8 J; d) 480,2 J (đáp án B)
5. Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m=100g , dây treo có chiều dài l=50cm. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 60o rồi buông nhẹ. Lấy g = 10 m/s2. Năng lượng dao động của vật là:
a) 1J; b) 0,5 J; c) 2J; d) 0,25 J (Đáp án D)
6. Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m=1kg và dây treo dài l=100cm dao động với biên độ góc = 0,1 rad tại nơi có gia tốc trọng trường g= 10m/s2. Cơ năng toàn phần của con lắc là:
a) 0,01J; b) 0,5J; c) 0,1J; d) 0,05 J (Đáp án D)
7. Chọn câu đúng. Năng lượng của một vật dao động điều hòa:
a) Tăng 81 lần khi biên độ tăng 3 lần và tần số tăng 3 lần.
b) Giảm 15 lần khi tần số giảm 5 lần và biên độ giảm 3 lần.
c) Giảm 16 lần khi biên độ giảm 4 lần và tần số giảm 4 lần.
d) Tăng 3 lần khi tần số giảm 3 lần và tần số tăng 9 lần (?)
(Đáp án A)
8. Một con lắc lò xo có độ cứng k=100 N/m, chiều dài tự nhiên lo= 40 cm. Hệ được đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc anpha = 30o so với mặt phẳng ngang. Đầu dưới cố định, đầu trên gắn với vật M có khối lượng M=200g. Lấy g=10m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật ở VTCB là:
a) 42 cm; b) 41 cm; c) 38cm; d) 39 cm (Đáp án D)
9. Một con lắc đơn gồm sợi dây mảnh dài l nối với vật nặng khối lượng m dao động với biên độ nhỏ tại nơi có gia tốc rơi tự do g = (pi)2 = 10 m/s2. Trong 1 phút thực hiện được 30 dao động. Chọn câu đúng:
a) Tần số dao động của con lắc là 4 Hz
b) Chu kỳ dao động của con lắc là 0,5 s
c) Chu kỳ dao động của con lắc là 2s
d) Tần sô dao động của con lắc là 0,5 Hz
(Đáp án C và D đều được)
(Mấy cái đáp án là do thầy đọc cho thui, em chả hỉu gì hết. Giải một đường, đáp án ra một nẻo. Mọi người giúp em tí nha)
 
E

emlahaiga

sadsad

Câu 1 :
Cơ năng : W= 0.5xKxA2=0.125 ( J)
tính pha dao động lúc x=4 :sin(ωt+φ)=4/5=> cos (ωt+φ)=0.6
=> Động năng : Wđ= W x Cos(ωt+φ) x Cos(ωt+φ)=W x 0.36=0.045 ( J)
Câu 2 :
Hai lò xa giống nhau => K =K1+K2=20N/m
=> ω=√(k/m)=10 ( rad/s)
=> T= 2Π/ω=Π/5 ( s);
Câu 3 :
ω=√(g/l)=√20
Ở vị trí cân bằng : v=1m/s => ωA=1=> a=1/√20
Tính góc lệch cực đại : sic(α0)=A/l => sinα0=1/√5 .=> cosα0=2/√5.
=>lực căng dây : T= mg x (3-2xcosα0)=3
Câu 4
Cái này có công thức năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ :
=> Biên độ giảm 2% thì năng lượng giảm (0.02)x(0.02)=4E(-4);
=> Năng lượng mất đi = 0.5x E(-4)=2(E-4)=20mJ.
Câu 5 :
Lệch cực đại α0=60o=> Độ cao cực đại h= L/2 =0.25m
Áp dụng W=mgh=0.1x10x0.25=0.25J
Câu 6
Biên độ góc α0= 0.1 rad , l=1m=> Độ cao cực đại h=lx(1-cosα0)=lx0.005=0.005m.
=> W=mgh=1x10x0.005=0.05J
Câu 7 :
Cứ W=0.5xmxA2xω2 mà tính .=> ......
Câu 8 :
l=l0-mgxsin(30)/k=0.40-0.2x10x0.5/100=0.39m = 39cm
Câu 9
 
N

nejitenten

Làm nốt câu 9 nè:
T(s) là thời gian thực hiện 1 dao động
60s là thời gian thực hiện 30 dao động
--> T/60=1/30
--> T=2
 
D

dark_dn92

cac bạn ơi...giải giùm mình bài này chút
bài 1.........một dao động điều hoà có phương trình x=5cos(4pi t +pi/3 )(cm)...tính tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu khảo sát dao động đến vị trí vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương lần thứ nhất ??

bài 2........một vật dao động điều hoà theo phương trình x=5cos(2pi t )(cm). Nếu tại 1 thời điểm nào đó vật đang cố li độ x=3cm và đang chuyển động theo chiều dương thì sau 0,25s vật có li độ là bao nhiêu..?
bài 1................một con lắc dao động điều hoà trong 5/6 chu kì đầu tiên đi từ điểm M có li độ x1= -3 cm đến điểm N có li độ x2=3cm ..tim biên độ dao động
bài 2...............một dao động điều hoà đi từ điểm M trên quỹ đạo đến VTCB hết 1/3 chu kì. trong 5/12 chu kì tiếp theo vật đi được 15cm .vật đi đc tiếp 1 đoạn S nữa thì về M đủ một chu kì....tìm S..??
 
L

liti12345

cac bạn ơi...giải giùm mình bài này chút
bài 1.........một dao động điều hoà có phương trình x=5cos(4pi t +pi/3 )(cm)...tính tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu khảo sát dao động đến vị trí vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương lần thứ nhất ??

bài 1
T=0,5s . Vẽ vòng tròn lượng giác ta có
thời gian vật đi từ lúc bắt đầu đến khi ưa vị trí cân bằng theo chiều dương lần 1 là [TEX]\frac{7T}{12}[/TEX]
quãng đường vật đi là [TEX]\frac{5A}{2}[/TEX]
=> vận tốc tb của vật là v= [TEX]\frac{30A}{7T}[/TEX] =42,85 (cm/s)
 
P

peto_cn94

cac bạn ơi...giải giùm mình bài này chút


bài 2........một vật dao động điều hoà theo phương trình x=5cos(2pi t )(cm). Nếu tại 1 thời điểm nào đó vật đang cố li độ x=3cm và đang chuyển động theo chiều dương thì sau 0,25s vật có li độ là bao nhiêu..?


tổng quát;[TEX]x_t'=Acos(\omega\ t'+\varphi)=Acos[\omega(t+\triangle\ t)+\varphi[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]x_t'=A[cos(\omega\ t+\varphi\).cos(\omega\triangle\ t\)-sin(\omega t+\varphi)sin(\omega\triangle t)[/TEX] (1)
mặt khác:[TEX]cos(\omega t+\varphi)=\frac{x_t}{A}[/TEX] (2)
và:[TEX]sin(\omega t+\varphi)=+-\sqrt{1-cos^2(\omega t+\varphi)[/TEX] (3)
bạn thay vào pt (1) thì được li dộ của vật.
đây thuộc th đặc biệt:[TEX]\omega.\triangle\ t=0.5\pi(=(2k+1)\frac{\pi}{2}[/TEX]
\Rightarrow[TEX]x_t'=-Asin(\omega t+\varphi)[/TEX]
bạn tự thay vào nhé:
[TEX]x_t'=+-4:p[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hocnua.org

Trích:dark_dn92
bài 1................một con lắc dao động điều hoà trong 5/6 chu kì đầu tiên đi từ điểm M có li độ x1= -3 cm đến điểm N có li độ x2=3cm ..tim biên độ dao động
bài 2...............một dao động điều hoà đi từ điểm M trên quỹ đạo đến VTCB hết 1/3 chu kì. trong 5/12 chu kì tiếp theo vật đi được 15cm .vật đi đc tiếp 1 đoạn S nữa thì về M đủ một chu kì....tìm S..??
giải:
1/ ta tách 5T/6=T/2+T/3,sau T/2 vật đi từ x1 đến x2 và có chiều ngược với chiều ở x1, vậy sau T/3 vật phải trở lại x2, muốn vậy vật phải đi từ -3 ra -A rồi trở về -3\Rightarrow vật đi từ -3 ra -A hết T/6, mà vật đi từ biên vào +-A/2 hết T/6\RightarrowA=6
2/ từ li độ x=[TEX]A\sqrt3 /2[/TEX] đi ra biên A rồi về VTCB hết T/3\Rightarrow M ở vị trí [TEX]A\sqrt3 /2[/TEX]
5T/12=T/4+T/6, từ VTCB sau T/4 vật ra biên, sau T/6 vật từ biên vào A/2\Rightarrow quãng đường vật đi được từ VTCB trong 5T/12:s=3A/2=15\RightarrowA=10cm. vậy đoạn S là đoạn từ A/2 qua VTCB đến [TEX]A\sqrt3 /2[/TEX] = A/2+[TEX]A\sqrt3 /2 =5+5\sqrt3[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom