[Vật lý 12] Bài tập

N

nhi_nhi_89

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bai1:
Một thang máy có thể chuyển động theo phương thắng đứng với gia tốc có độ lờn luôn luôn nhỏ hơn gia tốc trọng trường g tại nơi đặt thang máy. Trong thang máy này có treo 1 con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ. Chu kỳ dao động của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 1,1 lần khi thang máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ vectow gia tốc của thang máy:
A. Hướng lên trên và có đọ lớn là 0,11g
B. Hướng lên trên và có độ lớn là 0,21g
C. Hướng xuống dưới và cs độ lớn là 0.11g
D. Hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,21g
Bài 2: Một con lắc đơn dài 0,3m được treo vào trần của 1 toa xe lửa .Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray. Khi con tàu chạy thẳng đều với tốc độ là bao nhiêu thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhât? Cho biết khoẳng cách giữa 2 mối nối là 12,5m. Lấy g=9,8m/s2
có 2 bài này mấy bạn giải giúp mình với . phân tích kỹ 1 chút nha. Nếu có phần lý thuyết ở link nào thì mấy bạn gởi cho mình luôn nha. phần này mình ko học nên ko biết
thanks
 
H

hieudieucay

1, khi thang máy đứng yên thì T=2*pi*căn(l/g)
khi thang máy chuyển động thì T'=2*pi*căn(l/g')
rút tỉ số suy ra T/T'=căn(g'/g)
suy ra g'=1,1^2*g=g+ 0,21g
suy ra m*g'= m*g+ 0,21m*g
suy ra P'= P+0,21m*g
suy ra F quán tính= m*trị(a)=0,21m*g
suy ra a=0,21g
do F quán tính cùng hướng với P suy ra vectow a ngược hướng với vectow P
suy ra chọn B
 
T

toi_yeu_viet_nam

Bài 2: Một con lắc đơn dài 0,3m được treo vào trần của 1 toa xe lửa .Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray. Khi con tàu chạy thẳng đều với tốc độ là bao nhiêu thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhât? Cho biết khoẳng cách giữa 2 mối nối là 12,5m. Lấy g=9,8m/s2
[TEX]A_{max}[/TEX]==>tại đó tần số của lực cướng bức sẽ = tần số đ đ của hệ==>xảy ra cộng hưởng===>S=12,5(quãng đường đi đc trong 1 ck)
[TEX]T=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
==>[TEX]V=\frac{S}{T}[/TEX]==> ra v
 
Top Bottom