[Vật lý 12] Bài tập

M

minhme01993

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ học 2 người, cả 2 đều thuộc hàng giỏi nhất tỉnh luôn ( đảm bảo 100% ) Ai không tin mà ở Thái Bình thì tớ xin nêu tên là có Thầy Huy ấy.
Thầy Huy cho công thức tính gia tốc g ở độ sâu h là:
g = go x [TEX]( 1 - \frac{h}{R})[/TEX]
Cô giáo còn lại thì cho công thức
g = go x [TEX](\frac{R}{R-h})^2[/TEX]
Thật là không biết nghe ai nữa đau hết cả đầu!
 
Last edited by a moderator:
S

songtu009

Thầy Huy cho công thức tính gia tốc g ở độ sâu h là:
g = go x [TEX]( 1 - \frac{h}{R})[/TEX]
Cô giáo còn lại thì cho công thức
g = go x [TEX](\frac{R}{R-h})^2[/TEX]
Mấy cái công thức phải để học sinh tự tìm chứ nhỉ.
Thật ra cả hai công thức này đầu như nhau mà thôi, nghe ai cũng được.
Với h nhỏ hơn nhiều so với R thì
[TEX](\frac{R}{R-h})^2 = (1-\frac{h}{R})[/TEX]
 
M

minhme01993

Hừm! Chưa thuyết phục lắm đâu! Tớ thấy biến đổi [TEX](\frac{R}{R-h})^2=(1-\frac{h}{R})^2[/TEX] còn được chứ! Nếu mà thiếu cái bình phương là cả 1 vấn đề đấy! Chưa duyệt được!
 
E

einsteinthat

Mấy cái công thức phải để học sinh tự tìm chứ nhỉ.
Thật ra cả hai công thức này đầu như nhau mà thôi, nghe ai cũng được.
Với h nhỏ hơn nhiều so với R thì
[TEX](\frac{R}{R-h})^2 = (1-\frac{h}{R})[/TEX]
bạn có thể CM khi h<<R thì công thức 1 gần bằng công thức 2 không
 
S

songtu009

Số gần bằng 1 thì bình phương đương nhiên là gần bằng chính nó. Chứng minh chi cho mệt.:p
 
M

minhme01993

Eo ai lại nói thế! Thầy không hề chú ý là với h rất nhỏ? Giả sử tớ chỉ lấy h = 1km thì kết quả đã sai lệch rất nhiều rồi đấy! haizz bọn bạn nó học thầy năm trước nó bảo thầy c/m được mà! Hiz chả biết sao nữa đây! Cho tớ xin cái c/m cụ thể đi! Please!
 
E

einsteinthat

Mấy cái công thức phải để học sinh tự tìm chứ nhỉ.
Thật ra cả hai công thức này đầu như nhau mà thôi, nghe ai cũng được.
Với h nhỏ hơn nhiều so với R thì
[TEX](\frac{R}{R-h})^2 = (1-\frac{h}{R})[/TEX]
mình học là công thức [TEX](\frac{R}{R+h})^2[/TEX]
nếu h>0 thì là công thức tính g ở độ cao
h<0 thì là công thức tính g ở độ sâu
do vậy công thức [TEX](\frac{R}{R-h})^2 [/TEX] đúng
ta có
[TEX](\frac{R}{R-h})^2 =(\frac{R-h+h}{R-h})^2=(1+\frac{h}{R-h})^2=1+2.\frac{h}{R-h}+(\frac{h}{R-h})^2[/TEX]
do h<<R nên [TEX](\frac{h}{R-h})^2 \approx 0[/TEX]
vậy ta có
[TEX](\frac{R}{R-h})^2 \approx 1+2.\frac{h}{R-h} [/TEX]
 
E

einsteinthat

Cảm ơn mọi người nhưng tôi nghĩ đây sẽ là đáp án đúng nè! Tôi đã tìm được câu trả lời rồi!
Các bạn vào đây để xem lí giải công thức [TEX]go x (1-\frac{h}{R})[/TEX] tại sao đúng nha
http://vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=7723
ý bạn là công thức này đúng à


[TEX]F=\frac{GM'm}{(r-h)^{2}}[/TEX]

[TEX]g'=\frac{GM'}{(r-h)^{2}}[/TEX]
[TEX]\frac{g}{g'}=\frac{M}{M'}\frac{(R-h)^{2}}{R^{2}}[/TEX]

[TEX]\frac{g}{g'}=\frac{(R-h)^{2}}{R^{2}}\frac{R^{3}}{(r-h)^{3}}=\frac{R}{R-h}[/TEX]
sai rùi bạn ơi
làm gì có M với M'
chỉ có M là chỉ khối lượng trái đất thôi
 
Last edited by a moderator:
A

a_little_demon

sai cái gì???

M là khối lượng trái đất với bán kính R, M` là khối lượng trái đắt bỏ đi phần h tức bán kính chỉ là (R-h)

nhưng nhìn sơ thấy rõ là cô giáo đã sai(chắc cô quên cái tỉ lệ rồi). 2 quả cầu đồng chất bán kính khác nhau khối lượng bằng nhau???
 
Last edited by a moderator:
M

minhme01993

ko sai đâu đấy là do bạn hiểu nhầm thui.Khi đào sâu vào trong lòng đất thì lúc này tác dụng lên vật không phải là lực hấp dẫn của cả trái đất mà nó chỉ là lực của 1 khối cầu có bán kính R-h thui! Lý do này rất nhiều người đã không để ý nên kết quả sai lệch rất nhiều. Tớ tin đây là một giải thích hợp lý!
 
Top Bottom