[Vật lý 12] Bài tập về con lắc đơn

T

thuongbim

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

@-)
Tại một nơi có g = 9,8 m/s2 người ta treo lên trần thang máy một con lắc đơn có T0 = 2,5 s. Trong khi thang đang đi lên nhanh dần đều với gia tốc 4,9 m/s2 thì chu kì của con lắc sẽ là
  • 1,77 s.
  • 2,04 s.
  • 2,5 s.
  • 3,06 s.
bai nay minh ap' dung ct: T=Th*can bac 2 cua g1/g2 tuc la = 2.5*cbhai 9.8/4.9 ma ko ra?
 
C

congtucan12

áp dụng ct: [tex] T=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g{+}_{-} \frac{F_n}{m}}[/tex]
dấu[TEX](+)[/TEX] nếu [TEX]F_n[/TEX] cùng phương với [TEX]P[/TEX]
dấu [TEX](-)[/TEX] nếu [TEX]F_n[/TEX] không cùng phương với[TEX]P[/TEX]
TH này[Tex] F_n=ma[/TEX]
 
D

dungnhi

áp dụng ct: [tex] T=2\pi.\sqrt{\frac{l}{g{+}_{-} \frac{F_n}{m}}[/tex]
dấu[TEX](+)[/TEX] nếu [TEX]F_n[/TEX] cùng phương với [TEX]P[/TEX]
dấu [TEX](-)[/TEX] nếu [TEX]F_n[/TEX] không cùng phương với[TEX]P[/TEX]
TH này[Tex] F_n=ma[/Tex]
Phải là cùng chiều mới đúng!
Đáp án là : [TEX]T =2,5. \sqrt{2}[/TEX]
 
T

toxuanhieu

@-)bai nay minh ap' dung ct: T=Th*can bac 2 cua g1/g2 tuc la = 2.5*cbhai 9.8/4.9 ma ko ra?
Ct thì đúng nhưng bạn áp dụng sai rồi.
Ở đây thang máy đi lên nhanh dần đều tức là v với a cùng hướng lên trên.
=> [TEX]F_{qt}[/TEX] hướng xuống dưới tức là cùng chiều với trọng lực [TEX]P[/TEX]
=>Xuất hiện trọng lượng biểu kiến:[TEX]P'=P+F_{qt}[/TEX]
=>[TEX]mg_2=mg_1+ma.[/TEX]
=>[TEX]g_2=g_1+a[/TEX].
 
K

kkvd

re

Ct thì đúng nhưng bạn áp dụng sai rồi.
Ở đây thang máy đi lên nhanh dần đều tức là v với a cùng hướng lên trên.
=> [TEX]F_{qt}[/TEX] hướng xuống dưới tức là cùng chiều với trọng lực [TEX]P[/TEX]
=>Xuất hiện trọng lượng biểu kiến:[TEX]P'=P+F_{qt}[/TEX]
=>[TEX]mg_2=mg_1+ma.[/TEX]
=>[TEX]g_2=g_1+a[/TEX].
bạn hieu làm đúng rồi, lời giải lại rõ ràng nữa, tks bạn :p
 
P

plpno1

dung la a neu g'=g+a.nhung minh ko hieu han di len nhanh dan deu,tuc la nguoc chieu g.phai - chu sao lai +.
 
N

nhocb12

ta có một nhận xét cần nhớ là:khi vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc của vật cùng hướng với vận tốc
khi vật chuyển động chậm dần đều thì gia tốc ngược hướng với vận tốc
Nếu gia tốc của vật cùng hướng với gia tốc trọng trường thì:g'=g-a
Nếu gia tốc của vật ngược hướng với gia tốc trọng trường thì:g'=g+a
Áp dụng vào bài :do vật đi lên nhanh dần đều nên gia tốc của vật cùng hướng với vận tốc=>a hướng lên.Tức ngược hướng với gia tốc trọng trường=>g'=go+a
ta có:[TEX]\frac{T'}{To}[/TEX]=[TEX]\sqrt[2]{\frac{go}{g'}}[/TEX]

=[TEX]\sqrt[2]{\frac{go}{go+a}}[/TEX]=[TEX]\sqrt[2]{\frac{9,8}{9,8+4,9}}[/TEX]

=>[TEX]\frac{T'}{2,5}[/TEX]=[TEX]\sqrt[2]{\frac{2}{3}}[/TEX]

=>T'=2,04 .đáp án D
 
C

conangasama

theo tớ thì thang máy đi len nhanh dần đều T1/T2=căn9,8/căn(9,8-4,9)=>T2=1,77=>đá B

thế thì bạn nhocb12 lai nhầm rồi bạn bảo là gia tốc ngược hướng với g=> gia tốc sau=g-a sao lại là g+a

theo tớ thì công thức tính Fqt là -ma vì gia tốc ngược chiều với lực quán tính
 
Last edited by a moderator:
C

cbxx156

hi5

ban nhầm ôy... ở lớp 10 ta đã được học
vật chuyển động nhanh dân đều thì vecto vân tốc (V) cung chiều vecto gia tốc (a)
và ngược chiều khi vật chuyển động chậm dần...
mạt khác có F_quán tính = -ma => chiều của vecto quan tính F........
sau đó chiếu lên hê quy chiếu... => .... noi chung la minh không thể nói hết được.. ban hảy tìm hiểu thêm trên diễn đàn nha... thank's
đáp án là 2,04 nha!
 
Last edited by a moderator:
L

linhrom_kute

con lắc đi lên NDD-->vecto F hướng xuống,=>g'=g+a=14.7 m/s2
ta có tỉ số T'/T=căn bậc 2 của g/g'=>T'=T*căn bậc 2 của g/g'=2.04 s
 
T

thanhtam329222

thang may cdndd len tren v*a>0\Rightarrow F huong xuong
g'= g+a=14,7
taco T^2/T'^2=g'/g the so vao ta dc T'=2.04
 
N

nguyentuvn1994

Bài này giải bình thường mà, đầu tiên bạn xác định g'
thang máy đi lên nhanh dần đều nên gia tốc biểu kiến g'=g+a
Từ g' xác định được chu kì T' biểu kiến theo tỉ lệ công thức thôi (biến đổi tý ty giữa T và T' nhé, lấy T/T' xác định mối liên hệ giữa tỉ lệ này và tỉ lệ g/g' :D)
 
R

rocky1208

Tại một nơi có g = 9,8 m/s2 người ta treo lên trần thang máy một con lắc đơn có T0 = 2,5 s. Trong khi thang đang đi lên nhanh dần đều với gia tốc 4,9 m/s2 thì chu kì của con lắc sẽ là
  • 1,77 s.
  • 2,04 s.
  • 2,5 s.
  • 3,06 s
.
@-)bai nay minh ap' dung ct: T=Th*can bac 2 cua g1/g2 tuc la = 2.5*cbhai 9.8/4.9 ma ko ra?
Đáp án là B: 2.04 (s) bạn ạ

Thang máy đi lên -> lực quán tính hướng xuống -> g và a cùng chiều -> [TEX]g\prime=g+a[/TEX]

[TEX]T_0=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
[TEX]T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g+a}}[/TEX]

vậy

[TEX]\frac{T}{T_0}=\sqrt{\frac{g}{g+a}}[/TEX]
Từ đó ra được T=2.04 (s)
 
T

thang12t41994

hocmai

công thức rất đơn giản:
Khi thang máy đi lên chọn hệ quy chiếu hướng lên
mg' = mg + ma =>g' = g + a = 14,7 m/s2.
Theo đề bài ta có
eef48e0057da165cfb0d50615ad2ec50.gif

8c04b272882b74937394838150d69250.gif

c46f85f6c6e23a79483442444b50532a.gif
:D
chỉ có thế thôi.:cool:
 
D

dung..94

nhocb12 làm đúng rồi đó.hihi
nhưng t cũng bầy cho mọi người cách nhớ dễ hơn nè!!!
khi đi thang máy.lúc thang máy đi lên bạn sẽ cảm thấy rất nặng=> g'=g+a
còn khi thang máy đi xuồng bạn sẽ cảm thấy chân mình như muốn rời khỏi mặt đất vậy đó^^ => g'=g-a
(mọi người có thể đi từ tầng 1 đến tầng 50 để dễ cảm nhận hơn.kiki) còn nếu chưa đủ thi mọi người có thể đứng trên cái cân trong thang máy khi nó chuyển động và nhớ chú ý khối lượng của mình nhé.hihi
 
Top Bottom