[vật lý 12] bài tập dao động điều hòa

T

thanghekhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I, 2 lò xo có độ cúng K1, K2 gắn với vật m như hình vẽ (hình vẽ xem tại :http://www.mediafire.com/view/xz0ego6t93zc8ys/ảnh2.png) . bỏ qua mọi ma sát tại thời điểm ban đầu lo xo k1, được kéo dãn thêm 1 đoạn L1, có K2 bị nén 1 đoạn L2. Người ta thả vật để nó dao động
a, chu kì và biên độ dao động.
b, tìm Vmax.
II. cho hệ như hình vẽ ( hình vẽ xem tại đây : http://www.mediafire.com/view/xacqdq3bvv1t3xy/ảnh.png) < chú thích hình: vật trên cùng là vật m, ở giữa là m1 , nằm ở mặt sàn là m2>
1, a, ấn vật M1 xuống vị trí cân bằng 1 đoạn Xm rồi thảy nhẹ cho vật dao động. tính Fmax , Fmin của lực mà hệ nén lên mặt đỡ.
b, tìm điều kiện của Xm để vật M2 không bị nâng lên khỏi mặt đỡ.
2, thả vật m từ độ cao h0 sao cho thời gian rơi = nửa chu kì của vật M1. Vật M va chạm đàn hồi với M1,
a. khảo sát chuyển động của M và M1 . biết M = M2 = 3M1.
b, tính lực lớn nhất và nhỏ nhất mà hệ nén lên mặt đỡ, ÁP dụng T = 1(s).
 
S

saodo_3

Có thể nói tóm tắt thế này:

Bài 1. Hệ này tương đương với 1 lò xo có độ cứng K = K1 + K2. Suy ra được ngay chu kì.

K1 được kéo 1 đoạn L1, K2 được nén một đoạn L2. Hành động này tương đương với việc kích thích dao động.

Sau khi ta buông tay, vật bị lò xo 2 đẩy và lò xo 1 kéo. Giả sử lực đẩy mạnh hơn đi, vật sẽ dịch tới vị trí sao cho lực kéo và đẩy là bằng nhau. Đó chính là VTCB. Biên độ là độ dịch chuyển của vật.

Ta sẽ có [TEX]K_2(L_2 - A) = K_1(L_1 + A)[/TEX]

Giải thích: Lò xo 2 có độ nén L2 - A, lò xo 1 ban đầu bị dãn L1, sau bị lò xo 2 kéo dãn thêm một đoạn A.

Ta tìm được A.

Bài 2.

1) Phản lực sàn: [TEX]N = P_2 - F_{dh}[/TEX]

Xét pt định luật II cho vật trên: [TEX]F_{dh} - P = ma[/TEX]

Tùy theo giá trị của a ở biên trên và biên dưới mà ta có giá trị khác nhau của [TEX]F_{dh}[/TEX], thay vào công thức trên để ra kết quả.

Điều kiện để vật không bị nâng lên là N > 0.

2) Tìm chu kì. Nửa chu kì thì vật đang ở VTCB, có vận tốc cực đại.

Ta tìm vận tốc khi va chạm của m khi đã biết thời gian rơi tự do.

Tìm vận tốc của vật A tại VTCB.

Áp dụng công thức va chạm (lớp 10). Tìm được vận tốc vật A sau va chạm.


Tính lại biên độ rồi làm tương tự như câu 1.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom