[Vật lý 12] Bài tập dao động điều hoà

B

blue_cosy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Li độ và vận tốc trg ddđh luôn dao động lệch pha pi/2
2/trg ddđh gia tốc biến đổi
sớm pha pi/2 so với vận tốc
3/Ptdđ của một vật dd đh có dạng x=Acos([TEX]\omega[/TEX]+pi/2)cm.
Gốc t/g đã đc chọn từ lúc nào?
(đ/á:Lúc chất điểm không đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm)


mọi người cho e hỏi 3 câu trên tại sao lại thế?e k hiểu
:-SS:-SS:-SS
 
C

caothuv

Mình có 1 số quan điểm thế này,bạn tham khảo nha
Bài số 1 :

Phương trình li độ : x=Acos(wt+fi)
mà ta lại có phương trình vận tốc là đạo hàm cấp 1 của li độ ( cái này trong toán nha)
=> v = x' = -wAsin(wt+fi) = -wAcos[pi/2 - (wt + fi)] = -wAcos(-wt - fi + pi/2) = -wAcos(wt + fi - pi/2) = wAcos(wt + fi + pi/2)

vậy v = wAcos(wt + fi + pi/2)

Rõ ràng pha của li độ x là : (wt+fi) còn pha của vận tốc là : (wt + fi + pi/2) hay chúng luôn luôn lệch pha pi/2.

Nhân đây mình cũng muốn lưu ý luôn với bạn :

X luôn lệch pha pi/2 với v

v luôn lệch pha pi/2 với a

a luôn lệch pha pi với x hay còn gọi là ngược pha

Bài số 2 :
ta có các phương trình biến đổi của các bài bạn nêu ra đều là các phương trình biến đổi trong dao động điều hòa.

Chứng minh tương tự bài 1 ta sẽ được :
Pha của vận tốc là : (wt + fi + pi/2)

mà gia tốc chính là đạo hàm cấp 1 của vận tốc hay là đạo hàm cấp 2 của li độ.
Ta cũng tính ra pha của gia tốc là : (wt + fi + pi)

=> DPCM

Bài số 3 :

hjhj,cái này dễ hiểu thôi mà bạn,
Dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống mặt phẳng trong quỹ đạo.
tiếc là mình không thể post trực tiếp hình ảnh trực quan lên cho bạn dễ hiểu,lát nưaqx mình sẽ post sau,giờ mình đi ăn cơm cái đã,chú bạn học tốt,hjhj :D
 
Last edited by a moderator:
C

caothuv

Đây là hình ảnh trực quan của bài số 3,hy vọng xem hình ảnh này bạn sẽ hiểu ra nhiều điều

4143661450_554e127071.jpg


Trên hình ảnh này bạn sẽ thấy tại vị trí pha ban đầu là pi/2 thì chất điểm đang chuyển động theo chiều âm ( Quy ước chiều chuyển động của đường tròn trong dao động điều hòa ngược chiều kim đồng hồ như hình vẽ) do đó,tại vị trí pi/2 nó đang trùng O tức là trùng VTCB của dao động. Và chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ hay là ngược với trục ox tức là chuyển động theo chiều âm ( hình vẽ)

Chúc bạn học tốt nhé,hình vẽ tổng quát cả trường hợp theo chiều dương nữa đó bạn. :D

(p/s: Lưu ý,hình vẽ có ccs kí hiệu như u .... chỉ mang tính tham khảo nhé)
 
Top Bottom