[Vật lý 12] Bài tập Con lắc lò xo

B

babylove12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

em mới học mà ko biết cách giải cho lắm.............mong anh chị thầy cô giải chi tiết giúp em cái.....................

Bài 1: Một con lắc lò xo có độ cứng 100N/m, đầu trên gắn cố định, đầu dưới gắn vật nặng có khối lượng 100g dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Biết lực tác dụng lên điểm treo có giá trị bằng 0 khi vật ở li độ x = +1cm và có vận tốc có độ lớn 10p căn 3cm/s. Chọn thời điểm ban đầu khi vật đi qua vị trí cân bằng hướng lên , phương trình dao động của vật là (lấy p2 =10)?

Bài 2: chất điểm dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2pt + p/3) (cm). Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí – 4cm đến -2 cm?

Bài 3: Một con lắc lò xo độ cứng 1N/m, vật nặng có khối lượng 100g dao động điều hoà theo phương ngang. Trong quá trình dao động vận tốc có độ lớn cực đại bằng 6p cm/s, lấy p2 =10. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí x=6cm đến vị trí -3 căn 3cm ?

Bài 4: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x= 2cos(4pt - p/2) (cm ). Quãng đường vật đi được trong 2,25s đầu tiên?

: bài 5. Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x= 2cos(20pi/6t + p/2) (cm ). Tốc độ trung bình chất điểm chuyển động trong 1,3giây đầu tiên là (lấy căn 3 =1,73)?

Bài 6 Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình x= 4cos(4pt - p/2) (cm ). Tốc độ trung bình nhỏ nhất mà chất điểm chuyển động trong thời gian 0,375s là (lấy căn 2=1,41)?

Bài 7: Con lắc lò xo treo vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100g. Con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình: x = 3cos(10pt) cm. Lấy g = 10 m/s2, p2=10. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị?

Bài 8: Một vật nặng m treo vào lò xo thứ nhất thì dao động với chu kỳ T1=1s, treo vào lò xo thứ hai thì dao động với chu kỳ T2 =2s. Nếu mắc nối tiếp hai lò xo trên và treo vật nặng vào thì hệ sẽ dao động với chu kỳ ?

Bài 9: Một lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k = 100N/m. Một đầu treo vào một điểm cố định, đầu còn lại treo một vật nặng khối lượng 500g. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn 5 căn 2cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2, khoảng thời gian mà lò xo bị nén trong một chu kỳ?

Bài 10 : Một xe máy chạy trên đường, cứ 3m lại có một cái rãnh nhỏ. Biết rằng tần số dao động riêng của xe trên các giảm xóc là 6Hz. Xe bị xóc mạnh nhất khi chạy với vận tốc?

Bài 11 : Con lắc đơn gồm quả cầu m tích điện -q dao động với chu kì To. Treo con lắc trong một điện trường đều có phương thẳng đứng, chiều dưới lên thì chu kì dao động là T. Chu kì Tovà T thoả mãn hệ thức?A. T< To B. T= To C. T> To D. Không kết luận được


 
C

congskill

mình gợi ý nha!!!
câu 1:
biết W rồi,dùng hệ thức độc lập để tìm ra A
rồi có khi t=0 vật ở vtcb và kết hợp với chiều chuyển động của nó khi đó (tùy vào cách chọn trục)
bài 2
bạn vẽ đường tròn lượng giác ra
xác đinh góc quét của nó khi di chuyển từ -4 đến -2,và là khoảng thời gian ngắn nhất nên qđường cũng pải ngắn nhất
góc quét lúc này là [TEX]\frac{\pi }{3}[/TEX]
bài 3
tính W rồi thay vào công thức Vmax=WA => A rồi làm tương tự như bài trên
bài 4
tính đc t=0,5=>với 2,25 s nó chuyểb động đc 4,5 chu kì =>quãng đường là 18A
bài 5... thôi nhường mọi người mình mệt quá
bạn thông cảm nha!!!:D
 
M

muathu1111

Bài 5,6,7,8,9 dễ mà toàn áp dụng CT thôi.......chỉ có 2 câu còn lại chưa hiểu vấn đề lắm...nếu đc thì để em tìm hiểu và đưa bài lên cho
 
H

huutrang1993


Bài 10 : Một xe máy chạy trên đường, cứ 3m lại có một cái rãnh nhỏ. Biết rằng tần số dao động riêng của xe trên các giảm xóc là 6Hz. Xe bị xóc mạnh nhất khi chạy với vận tốc?

Bài 11 : Con lắc đơn gồm quả cầu m tích điện -q dao động với chu kì To. Treo con lắc trong một điện trường đều có phương thẳng đứng, chiều dưới lên thì chu kì dao động là T. Chu kì Tovà T thoả mãn hệ thức?A. T< To B. T= To C. T> To D. Không kết luận được


Câu 10:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi f=f_ngoài
\Rightarrow v=s.f=3.6=18 (m/s)

Câu 11:
[TEX]\vec{F}=q\vec{E}[/TEX]
Do q<0 nên F ngược chiều E, do đó F ngược chiều P (F là lực quán tính) nên g'<g nên T'>T, chọn C
 
C

cold_person

Câu 11 chưa đủ cơ sở kết luận là C đâu em. Với q là độ lớn điện tích thì chọn C. Với q là điện tích thì chọn D
 
Top Bottom