[Vật lý 12] Bài tập Cắt ghép lò xo

B

bong..ngo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp t mấy bài với , Thank!
Bài 1 : Một khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k1=300(N/m) thì dao động với chu kì T1=0,4(s) Nếu mắc vật m trên vào lò xo có độ cứng k2=60(N/m)thì nó dao động với chu kì T2=0,3(s).Tìm chu kì dao động của m khi mắc m vào hệ lò xo trong 2 trường hợp:
a)hai lò xo mắc nối tiếp
Bài 2Hai lò xo L1,L2 có cùng chiều dài tự nhiên. Khi treo một vật m có khối lượng 200kg bằng lò xo 1 thì nó dao động với chu kì T1=0,3(s), khi treo vật m đó bằng lò xo L2 thì nó dao động với chu kì T2=0,4(s)
1. Nối 2 lò xo trên với nhau thành 1 lò xo dài gấp đôi rồi treo vật m trên vào thì vật m sẽ dao động với chu kì bao nhiêu?Muốn chu kì dao động của vật[texư T'=0,5(T_1+T_2)[/tex] thì phải tăng hay giảm khối lượng m bao nhiêu ?
2. Nối hau lò xo với nhau bằng cả hai đầu để được một lò xo có cùng độ dài rồi treo vật m ở trên thì chu kì dao động là bao nhiêu?Muốn chu kì dao động của vật là 0,3(s) thì phải tăng hay giảm khối lượng vật m là bao nhiêu?
Bài 3: Một lò xo 0A=[tex]l_0[/tex]=40cm độ cứng [tex]k_o[/tex]=100(N/m).M là một điểm treo trên lò xo với OM=[tex]\frac{l_o}{4}[/tex]
a). treo vào đầu một vật có khối lượng m=1kg làm nó dãn ra.các điểm A và M đến vị trí A'và M'.Tính OA' và OM'.Lấy g=10(m/[tex]s^2[/tex])
b). Cắt lò xo tại M thành 2 lò xo . tính độ cứng tương ứng của mỗi đoạn lò xo.
c)Cần phải treo vật m ở câu a vào điểm nào để nó dao động với chu kì T=(pi.căn2)/10(s)
Bài 4 :Khi gắn quả nặng m1 vào lò xo , nó dao dộng với chu kì T1=1,2(s)Khi gắn quả nặng m2 vào lò xo nó dao động với chu kì T2=1,6(s). hỏi khi gắn đồng thời cả hai vật nặng m1,m2 thì chúng dao động với chu kì bao nhiêu?
Giải giúp t chi tiết nhá, Thanks trc
 
L

lantrinh93

câu 1: vì hai lò xo mắc nối tiếp nên :
[TEX]T= \sqrt{T_1^2+T_2^2}[/TEX] =0,5s
không biết đúng hay sai.:(,vì mình không sử dụng k1 ,k2 ( chắc dư đề thì phải :D)

câu 2
Hai lò xo L1,L2 có cùng chiều dài tự nhiên. Khi treo một vật m có khối lượng 200kg bằng lò xo 1 thì nó dao động với chu kì T1=0,3(s), khi treo vật m đó bằng lò xo L2 thì nó dao động với chu kì T2=0,4(s)
1. Nối 2 lò xo trên với nhau thành 1 lò xo dài gấp đôi rồi treo vật m trên vào thì vật m sẽ dao động với chu kì bao nhiêu?
[TEX]\omega\[/TEX] =[TEX]20\pi\ /3[/TEX]
[TEX]k=m\omega\^2=\frac{40000}{3}[/TEX]
khi nối hai lò xo liên tiếp thì với cùng lực kéo F lò xo hợp thành dài ra thêm 1 đoạn gấp 2 lần so với độ dản của 1 lò xo .vậy độ cứng[TEX]k_1[/TEX] của lò xo hợp thành (từ hai lò xo)chỉ bằng 1 nửa so với 1 lò xo riêng biệt
[TEX]k_1=\frac{1}{2}k[/TEX]
chu kì T của vật nặng treo trên hệ lò xo hợp thành là :
[TEX]T^{'}[/TEX]=2[TEX]\pi\[/TEX][TEX]\sqrt{m/k_1}[/TEX]=2[TEX]\pi[/TEX][TEX]\sqrt{2m/k}=2\sqrt{3}[/TEX]:D
 
S

songtu009

Bài 3: Một lò xo 0A=[tex]l_0[/tex]=40cm độ cứng [tex]k_o[/tex]=100(N/m).M là một điểm treo trên lò xo với OM=[tex]\frac{l_o}{4}[/tex]
a). treo vào đầu một vật có khối lượng m=1kg làm nó dãn ra.các điểm A và M đến vị trí A'và M'.Tính OA' và OM'.Lấy g=10(m/[tex]s^2[/tex])
b). Cắt lò xo tại M thành 2 lò xo . tính độ cứng tương ứng của mỗi đoạn lò xo.
c)Cần phải treo vật m ở câu a vào điểm nào để nó dao động với chu kì T=(pi.căn2)/10(s)
Bài 3. Khi treo vào thì toàn lò xo dãn 10 cm, vì lò xo dãn đều nên đoạn OM sẽ dãn 2,5 cm.
Độ cứng của lò xo OM là [TEX]\frac{10}{0,025} = 400 N/m[/TEX]
Độ dài MA sẽ là 7,5 cm.
Độ cứng của lò xo: [TEX]\frac{10}{0,075} = 133,33 N/m[/TEX]
Câu c thì em cứ ráp công thức vào.
 
R

ran_mori_382

Giúp t mấy bài với , Thank!


Bài 4 :Khi gắn quả nặng m1 vào lò xo , nó dao dộng với chu kì T1=1,2(s)Khi gắn quả nặng m2 vào lò xo nó dao động với chu kì T2=1,6(s). hỏi khi gắn đồng thời cả hai vật nặng m1,m2 thì chúng dao động với chu kì bao nhiêu?

[TEX]T=\sqr{T1^2+T2^2}=2 (s)[/TEX]........................................................................................
 
Top Bottom