[Vật lý 11] Điện tích, điện trường

G

gakon2281997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Hai điện tích q1=-10^-6C, q2=10^-6C đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 40cm trong chân ko. Vectow cường độ điện trường tại N(AN=20cm, BN=60cm.) có độ lớn là?
2. Hai điện tích q1=18.10^-6C và q2= -2.10^-6C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 10cm trong điện môi lỏng có hằng số điện môi là E. Xác định điểm M để cường độ điện trường tổng hợp tại đó =0.
3. Cô của lực điẹn trường dịch chuyển một điện tích -2.10^-6C ngc chiều một đg sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đg dài 1m là?
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

Bài 1:
bạn vẽ hình ra nhé,N ở ngoài đoạn AB,gần A hơn.
Tại N,véc to cuờng độ điện trg do A gây ra và do B gây ra ngược chiều nhau nên cường độ điện trường tổng hợp bằng hiệu 2 độ lớn 2 vecto thành phần,dễ dàng tính đc rồi nhé
 
H

hangthuthu

Bài 2:
do 2 điện tích trái dấu,để cường độ điện trg tổng hợp tại M bằng 0 thì M phải nằm trong khoảng AB (2 vecto thành phần ngc chiều nhau)
gọi khoảng cách AN=x,tính E1,E2 tại M theo x rồi cho bằng nhau,giải pt này tìm đc x.
bạn tự thay số nhé
Đính chính một chút: Vì 2 điện tích trái dấu nên để E tổng hợp =0 thì phải đặt ngoài đoạn AB và gần với điện tích có độ lớn nhỏ hơn
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

Bài 3: do q<0 nên lực điện td vào nó ngc chiều điện trg,cùng chiều chuyển động của điện tích nên lực điện thực hiện công dương,điện tích chuyển động nhanh dần đều vào chỉ theo 1 hướng.
Công của lực điện :A=Fs=qEs
 
Q

quynhle152

Bài 3: do q<0 nên lực điện td vào nó ngc chiều điện trg,cùng chiều chuyển động của điện tích nên lực điện thực hiện công dương,điện tích chuyển động nhanh dần đều vào chỉ theo 1 hướng.
Công của lực điện :A=Fs=qEs
BÀi này mình không cần xét chiều lực điện cũng đươc. A=qU=qEs.Lưu ý ngược chiều E nên U<0.
 
H

hangthuthu

BÀi này mình không cần xét chiều lực điện cũng đươc. A=qU=qEs.Lưu ý ngược chiều E nên U<0.
Theo mình thì nên xét chiều của lực điện để biết điện tích chđ nhanh dần hay chậm dần,vì nếu cứ nhanh dần như trong bài này thì ko sao,lấy A=Fs luôn đc nhưng nếu bài nào chậm dần thì điện tích sẽ dừng lại ở 1 vị trí nào đó rồi đổi chiều chuyển động,khi đó độ dời khác quãng đg nên ko tính bằng công thức trên đc nữa,mình nghĩ vậy :D
 
Q

quynhle152

Theo mình thì nên xét chiều của lực điện để biết điện tích chđ nhanh dần hay chậm dần,vì nếu cứ nhanh dần như trong bài này thì ko sao,lấy A=Fs luôn đc nhưng nếu bài nào chậm dần thì điện tích sẽ dừng lại ở 1 vị trí nào đó rồi đổi chiều chuyển động,khi đó độ dời khác quãng đg nên ko tính bằng công thức trên đc nữa,mình nghĩ vậy :D
Dữ kiện đề bài cho như vậy thì mình nghĩ làm cho thế cho nhanh.Nếu chậm dần thì điện tích sẽ dừng lại ở 1 vị trí nào đó rồi đổi chiều chuyển động
thì phải cho Vo của điện tích ban đầu thì trường hợp đó mới xảy ra được.:D
 
H

hangthuthu

Dữ kiện đề bài cho như vậy thì mình nghĩ làm cho thế cho nhanh.Nếu chậm dần thì điện tích sẽ dừng lại ở 1 vị trí nào đó rồi đổi chiều chuyển động
thì phải cho Vo của điện tích ban đầu thì trường hợp đó mới xảy ra được.:D
Đồng ý với bạn,mình làm tổng quát luôn í mà,để nhỡ có bài nào kiểu tương tự nhưng biến tấu 1 chút thì bạn ấy sẽ dễ xử lí hơn ;).bài này thì đúng là ko cần thiết phải xét:D
 
Top Bottom