[Vật lý 11] Bài tập áp dụng định luật Ôm

X

xuanquynh97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho mẠch điện như hình vẽ. $E_1=2E_2=3V; r_1=2r_2=2\Omega; R_1=R_3=3\Omega; R_2=6\Omega; C=0,5\mu F;R_v$ rất lớn , $R_A=0$
Tìm số chỉ vôn kế, ampe kế và điện tích của tụ lúc
a) Ban đầu khi K mở
b) Sau khi K đóng
-D3tZN7r8P0Ps8gTkFgBeUKTYXUpbHUnJQEXzb-Y5w=w460-h336-no

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ $E_1=6V, E_2=3V, r_1=1\Omega, r_2=2\Omega, R_1=4\Omega, R_2=2\Omega, C_1=0,6\mu F, C_2=0,3\mu F$
Ban đầu K mở sau đó K đóng
a) xác định chiều và số lượng electron qua K khi K đóng
b) Tính $U_{DF}$ khi K mở và khi K đóng
btl1.png

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ $E=6V, r=3,2\Omega, R_1=8\Omega, R_2=R_3=4\Omega, U_{DC}=0,6V$
Tìm $R_4$
tl3l6QCFX7IV_PxkJzRdaRGbxFJqm3Og1EDK4h-LlQ=w401-h202-no
 
N

nlht20081997

tl3l6QCFX7IV_PxkJzRdaRGbxFJqm3Og1EDK4h-LlQ=w401-h202-no

Câu 3:
U DC = 0,6= U DA + U AC = 8.I1 - 4.I2 (1)
U AB = (R1 + R3).I1 = 12 .I1 (2)
Mặt khác U AB = E - r.(I1 + I2) = 6- 3,2.I1 - 3,2.I2 (3)
(2),(3) -->12.I1 = 6- 3,2.I1 - 3,2.I2 (4)
Giải (1), (4) --> I1= 0,3 A và I2=0,45 A
U AB = (R1 + R3).I1 = 12 .I1 = 12.0,3 = 3,6 V
U2= R2.I2=4.0,45= 1,8 V
U AB = U2 + U4 => U4 = 1,8 V --> R4 = 4
Kiểm tra lại số nhé !
 
C

conech123

Bài 1: K mở, mạch gồm 2 nguồn và R3 nối tiếp R1.

Cường độ dòng điện chạy trong mạch là [TEX]I = \frac{E_1+R_2}{r_1 + r_2 + R_1+R_3}[/TEX] đó chính là số chỉ Ampe kế.

Số chỉ vonke: [TEX]U_v = E_1 - Ir_1[/TEX]

Muốn tính điện tích của tụ, cần tính hiệu điện thế hai đầu tụ. [TEX]U_{AM} = U_{AN}[/TEX] vì [TEX]U_{MN} = 0[/TEX] (không có dòng điện qua MN).

Như vậy, [TEX]U_{AM} = U_3 = IR_3[/TEX]


Khi K đóng, mạch gồm ( R1 // R2 ) nt R3.

Vẫn tính I, và Uv như trên, nhưng số chỉ Ampe kế = I1.

[TEX]U_{AM} = U_{AN} + U_{NM} = U_3 + U_2[/TEX]


Bài 2.

Khi K mở, mạch gồm R1 nt R2.

Cường độ dòng điện mạch chính: [TEX]I = \frac{E_1+E_2}{r_1+r_2 + R_1+R_2}[/TEX]

[TEX]U_{AB} = U_1 + U_2 = I(R_1 + R_2)[/TEX]

Hai tụ C1, C2 mắc nối tiếp, điện thế hai đầu tụ là [TEX]U_{AB}[/TEX], ta lần lượt tính điện lượng trên tụ 1, và tụ 2. [TEX]Q_1, Q_2[/TEX].

Khi K đóng, mạch vẫn gồm R1 nt R2, cường độ dònh điện vận như cũ.

Nhưng lúc này [TEX]U_{t1} = E_1 - I.r_1[/TEX]

[TEX]U_{t2} = E_2 - Ir_2[/TEX]

Lấy tổng điện lượng lúc sau trừ tổng điện lượng lúc trước sẽ ra điện lượng dịch chuyển qua khóa k. Chia cho qe thì ra số electron.

F là điểm nào nhỉ?


Bài 3. [TEX]U_{DC} = U_{AC} - U_{AD} = U_1 - U_2[/TEX]

[TEX]U_1 = I_1R_1 = I.\frac{R_2+R_4}{R_1+R_2+R_3+R_4}.R_1[/TEX]

[TEX]U_2 = I.\frac{R_1+R_3}{R_1+R_2+R_3+R_4}.R_2[/TEX]

[TEX]I = \frac{E}{r + ......}[/TEX]

Thay ngược từ dưới lên trên rồi cho [TEX]U_{DC} = 0,6 V[/TEX] vào tìm [TEX]R_4[/TEX]. Nói chung hơi dài dòng.
 
X

xuanquynh97

Bài 2.

Khi K mở, mạch gồm R1 nt R2.

Cường độ dòng điện mạch chính: [TEX]I = \frac{E_1+E_2}{r_1+r_2 + R_1+R_2}[/TEX]

[TEX]U_{AB} = U_1 + U_2 = I(R_1 + R_2)[/TEX]

Hai tụ C1, C2 mắc nối tiếp, điện thế hai đầu tụ là [TEX]U_{AB}[/TEX], ta lần lượt tính điện lượng trên tụ 1, và tụ 2. [TEX]Q_1, Q_2[/TEX].

Khi K đóng, mạch vẫn gồm R1 nt R2, cường độ dònh điện vận như cũ.

Nhưng lúc này [TEX]U_{t1} = E_1 - I.r_1[/TEX]

[TEX]U_{t2} = E_2 - Ir_2[/TEX]

Lấy tổng điện lượng lúc sau trừ tổng điện lượng lúc trước sẽ ra điện lượng dịch chuyển qua khóa k. Chia cho qe thì ra số electron.

F là điểm nào nhỉ?
F là điểm nằm giữa $R_1$ và $R_2$ anh ơi :) Cảm ơn hướng dẫn cho em nha :D
 
Top Bottom