vẬT LÝ 10

T

trangvip75

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: một vật khối lượng 1 kg được thả rơi từ độ cao 20m. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g=10m/s2
a, Tính thế năng của vật khi thả và suy ra cơ năng của vật
b, Tính thế năng của vật ở độ cao 10m, suy ra động năng của vật tại đây .
c, Tính động năng của vật khi chạm đất, suy ra vận tốc của vật khi cham đất?

Câu 2:một viên đá nặng 100g được ném thẳng đứng từ dưới lên trên với vận tốc 10 m/s từ mặt đất.Bỏ qua lực cản của không khí , lấy g=10m/s2.
a,tính động năng của viên đá khi ném, suy ra cơ năng của viên đá?
b, tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt tới.
c, Ở độ cao nào thì thế năng viên đá bằng với động năng của nó?

Câu 3: Một vật khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng cao 41 cm. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. lấy g=10m/s2.
a, Tìm vận tốc cảu vật khi nó xuống được nử dốc?
b, Tìm vận tốc của vật tại chân dốc?
c, Ở vị trí nào trên dốc thì thế năng của vật bằng 3 lần động năng của nó ? Tìm vận tốc của vật khi đó

Câu 4: Một xe khối lượng m =4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h trên đường nằm ngang thì tài xế thấy một chướng ngại vật cách xe 10m và hãm phanh xe trượt trên mặt đường
a, Đường khô, lực hãm ( gồm lực ma sát trượt và lực cản không khí) bằng 2200 N .Hỏi xe trượt có đụng vào chướng ngại vật không?
b, Đường ướt, lực hãm bằng 8000N.Tính vận tốc của xe lúc va chạm vào chướng ngại vật khi trượt


MỌI NGƯỜI CỐ GẮNG GIÚP MÌNH NHA:):):):):):):)
 
N

nguyenkm12

Câu 1: a) Áp dụng công thức $ W_t=mgh $ để tính thế năng và suy ra được cơ năng lúc này bằng thế năng vì vật chưa chuyển động.
b) Cũng áp dụng công thức $ W_t=mgh $ để tính thế năng tại độ cao 10m sau đó áp dụng định luật bảo toàn cơ năng suy ra động năng tức là $ W_d=W-W_t $
c) Theo định luật bảo toàn cơ năng thì khi chạm đất thế năng =0 cơ năng chuyển hóa hết động năng nên động năng lúc này bằng thế năng lúc ban đầu từ đó bạn có thể suy ra vận tốc chạm đất bằng công thức $ W_d=mv^2/2 $
Câu 2: a) Động năng $ W_d=mv^2/2 $ (v là vận tốc đầu của vật) đó cũng chính là cơ năng của vật
b) Khi đạt được độ cao cực đại vật chuyển hóa hết động năng ban đầu thành thế năng nên có thể áp dụng công thức $ W_t=mgh $ để tính độ cao cực đại với thế năng hiện tại = cơ năng lúc đầu
c) Thế năng = Động năng khi $ W_t=W_d $ mà $ W=W_t+W_d=2W_t $ từ đó suy ra được độ cao
Câu 3: a) Khi vật trượt được nửa dốc nó cũng đi được một nửa chiều cao mpn theo công thức tính cơ năng suy ra được lúc này động năng = thế năng nên chỉ cần tính thế năng tại nửa chiều cao mặt phẳng nghiêng rồi suy ra vận tốc.
b) Áp dụng công thức tính động năng với động năng lúc này cơ năng ban đầu
c) Áp dụng định lí bảo toàn cơ năng $ W=W_t+W_d=W_t+3W_d $.....
Câu 4: a) Áp dụng công thức $ F=ma $ để tìm gia tốc rồi suy ra quãng đường đi được cho đến lúc dừng lại bằng công thức $ v^2-v_o^2=2as $ (v=0)
b) tương tự như câu a nhưng khác ở chỗ là tìm vận tốc
 
Top Bottom