N
nguyennhuhuyhoang
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
bài này tớ viết để tổng hợp lại những kiến thức sẽ học của các lớp không chuyên
bài này còn sơ khai nên bạn nào thấy thiếu hay sai xin hãy góp ý tớ sẽ sửa và bổ xung (+thanks ^^) ^^
Cơ họccòn của các bạn lớp chuyên chắc phải viết một bài riêng ^^
Động học chất điểm
(nghiên cứu vật chuyển động)
+ học cách cộng vận tốc bằng vectơ
+ gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến
với:
gia tốc [TEX]a[/TEX]: cách vật thay đổi vận tốc
tiếp tuyến: //
pháp tuyến: vuông góc
+gia tốc pháp tuyến trongchuyển động tròn [TEX]a=\frac{v^2}{r}[/TEX]
r là bán kính của đường tròn (bán kính cong)
+cách thành lập các phương trình chuyển động trong hệ toạ độ
Động lực học chất điểm
(nghiện cứu sự chuyển động của vật phụ thuộc vào lực
+ ý nghĩa của lực
(đại lượng đặc trưng cho tương tác giữa các vật)
+ 3 định luật niu tơn
Định luật 1: cái này dễ lắm không cần nói ^^
Định luật 2: [TEX]F=m[/TEX]a => mối liên hệ giữa lực và gia tốc
Định luật 3: [TEX]F_{12}=-F{21}[/TEX]
+Các loại lực
lực hấp dẫn:[TEX]F_{hd}=G\frac{m_1.m_2}{r^2}[/TEX]
-[TEX]G[/TEX] là hằng số hấp dẫn: [TEX]G=6,67.10^{-11}[/TEX]
-[TEX]r[/TEX] là khoảng cách giữa 2 vật
+lực dàn hồi
[TEX]F_{dh}=k\Delta{l}[/TEX]
-k là hệ số đàn hồi (tuỳ thuộc vào vật)
([TEX]k=E\frac{S}{l_0}[/TEX])
*E: suất đàn hồi-suất Young(Y-âng ==!) <tuỳ thuộc vào vật>
*[TEX]l_0[/TEX]: là chiều dài tư nhiên của thanh
*S: tiết diện
-[TEX]\Delta{l}[/TEX] là độ biến dạng của vật
+lực ma sát
[TEX]F_{ms}=\mu{N} [/TEX]
-[TEX]\mu[/TEX] là hệ số ma sát (tuỳ vào hai vật)
-[TEX]N[/TEX] là độ lớn áp lực
+lực quán tính
[TEX]F_{qt}=-ma[/TEX]
-đây là thực sự chỉ là công thức để chuyển đổi giữa hai hệ quy chiếu ^^
-a ở đây là gia tốc giữa 2 hệ quy chiếu ấy
+lực căng bề mặt
[TEX]F_c=\sigma.l[/TEX]
[TEX]\sigma[/TEX]=xuất căng bề mặt (xích ma)
l: đường giới hạn
Tĩnh học vật rắn
(nghiên cứu về trạng thái của vật chất trong môi trường mà các định luật newton đúng)
+biết cách tổng hợp các lực
+mô men lực là cái gần gần tương tự như cái công thức của đòn bẩy ý[TEX](F_1.d_1=F_2.D_2)[/TEX]
thì ở đây [TEX]M=F.d[/TEX]
-[TEX]F[/TEX] là độ lớn lực
-[TEX]d[/TEX] là cánh tay đòn (chỉ là khoảng cách từ giá(đường thẳng chứa lực) của lực đến điểm đang xét thôi)
Định luật bảo toàn
+Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật (P)
[TEX]P=mv[/TEX]
-P: động lượng
-m: khối lượng
-v: vận tốc
=>bảo toàn khi không có ngoại lực tác dụng (không có tương tác từ bên ngoài thêm vào - cứ tưởng tượng như tương tác là một cái để đếm là được ^^)
+Công <năng lượng được thực hiện khi có một lực tác dụng lên vật thể làm vật thể và điểm đặt của lực chuyển dời ([TEX]A[/TEX])>
[TEX]A=F.S.Cos\alpha[/TEX]
(lực nhân với quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực)
+Động năng < năng lượng một vật có được nhờ chuyển động định hướng của nó ([TEX]W_d;T[/TEX])>
[TEX]A=\Delta{T_1}-\Delta{T_2}}[/TEX]
+Thế năng <tạm có thể hiểu là khả năng sinh công của vật do vị trí của vật đó đối với mốc (như kiểu công lực mạnh hơn thì đánh khoẻ hơn ý ^^)([TEX]W_t;U[/TEX])>
[TEX]A=\Delta{U_1}-\Delta{U_2}[/TEX]
+Định luật bảo toàn cơ năng (Cơ năng: khả năng sinh công của vật)
[TEX]W=W_d+W_t[/TEX]
Tổng động năng và thế năng không thay đổi trong quá trình chuyển động mà chịu lực tác dụng chủ yếu là lực thế.
+3 định luật Kê-ple
Định luật 1:quỹ đạo của các hành tinh là đường elíp với mặt trời là một tiêu điểm của hình elíp
Định luật 2:đoạn thẳng nối mặt trời với 1 hành tinh bất kỳ quét một diện tích bằng nhau trong khoảng thời gian như nhau
Định luật 3:[TEX]\frac{a_1^3}{a_2^3}=\frac{T_1^2}{T_2^2}[/TEX]
a: bán trục lớn
T: chu kỳ quay
Cơ học chất lưu
+độ tăng áp suất được truyền nguyên vẹn trong lòng chất lỏng
+tổng áp suất động và áp suất tĩnh bằng hằng số (ống dòng nằm ngang)
+[TEX]v_1.S_1=v_2.S_2[/TEX]
v: vận tốc
S: diện tích ống dòng
Nhiệt học
Chất khí
+3 tính chất của chất khí
Tính chất 1:chiếm toàn bộ thể tích bình chứa
Tính chất 2ễ nén
Tính chất 3:khối lượng riêng nhở (cũng chẳng cần lắm nhớ 2 cái kia đi ^^)
+nguyên tử & phân tử
-nguyên tử là cái hạt nhỏ nhỏ
-phân tử là mấy hạt nhỏ nhỏ ý liên kết lại với nhau (1 cái cũng được)
+số mol (nuy hay n) => chỉ là một đơn vị để chỉ số phân tử trong chất khí thôi ([TEX]1mol=1N_A[/TEX] phân tử = [TEX]6,02.10^{23}[/TEX] phân tử)
+Điều kiện tiêu chuẩn
[TEX]P=1atm=1,013.10^5[/TEX]
[TEX]V=22,4l[/TEX]
[TEX]T=0^oC=273^oK[/TEX]
+[TEX]M=\frac{m}{n}[/TEX]
M: khối lượng mol (muy hay M)
m: khối lượng (m)
n: số mol (nuy hay n)
+Phương trình khí lý tưởng
[TEX]\frac{PV}{T}=const[/TEX](hằng số)
P: áp suất
V: thể tích
T(K): nhiệt độ tính theo độ K
(của chất khí hết)
+[TEX]\Delta{P}=\frac{t}{273}[/TEX](V=const)
[TEX]\Delta{P}[/TEX]: độ thay đổi áp suất
t: nhiệt độ tính theo độ C
+PV=nRT
P: áp suất
V: thể tích
n: số mol
R: hằng số khí
([TEX]R=\frac{P_0.V_0}{T_0.1mol}=8,31[/TEX]-mấy cái có 0 ở sau là của điều kiện tiêu chuẩn)
T: nhiệt độ tính theo K
+P=nkT
P: áp suất
n: số mol ==!
k: hằng số bôn xơ van ==! (chẳng nhớ làm gì đâu) ([TEX]k=\frac{R}{N_A}=1,38.10^{-23}[/TEX])
T: nhiệt độ tính theo độ K
Chất rắn + nở vì nhiệt + linh tinh ==!
+[TEX]\Delta{l}=\alpha.\Delta{t}[/TEX]
[TEX]\Delta{l}[/TEX]: độ thay đổi chiều dài (hiệu chiều dài)
[TEX]\alpha[/TEX]: hệ số nở dài (tuỳ vào chất làm vật)
[TEX]\Delta{t}[/TEX]: độ thay đổi nhiện độ (hiệu nhiệt độ)
+[TEX]\Delta{V}=\beta.\Delta{t}[/TEX]
[TEX]\Delta{V}[/TEX]: độ thay đổi chiều dài (hiệu chiều dài)
[TEX]\beta[/TEX]: hệ số nở dài (tuỳ vào chất làm vật)
[TEX]\Delta{t}[/TEX]: độ thay đổi nhiện độ (hiệu nhiệt độ)
[TEX]\beta=3\alpha[/TEX]
+[TEX]Q=Lm[/TEX]
Q: nhiệt nhận vào
L: nhiệt hoá hơi (nhiệt để 1kg cần nhận vào để chuyển thể)
m: khối lượng
+[TEX]Q=\lambda.m[/TEX]
Q: nhiệt nhận vào
[TEX]\lambda[/TEX]: nhiệt nóng chảy (nhiệt để 1kg cần nhận vào để chuyển thể)
m: khối lượng
+cái công thức độ ẩm không hay dùng đến
[TEX]f=\frac{a}{A}[/TEX]
f: độ ẩm tỉ đối
a: độ ẩm tuyệt đối (khối lượng hơi nước trong 1 mét khối không khí)
A: độ ẩm cực đại (khối lượng hơi nước cực đại trong 1 mét khối không khí)
Nhiệt động lực học
U: nội năng
(tổng động năng của chuyển động nhiệt của các phân tử + thế năng tương tác giữa chúng)
Q: nhiệt lượng
(là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất.)
A: công (cơ năng hệ nhận được)
+nguyên lý 1
[TEX]\delta{U}=Q+A[/TEX]
*dấu của Q;A
nhận vào-> (+)
truyền đi-> (-)
+hiệu suất
động cơ nhiệt
[TEX]H=\frac{A}{Q_1}=\frac{Q_1-Q_2}{Q_1}[/TEX]
[TEX]H_{max}=\frac{T_1-T_2}{T_!}[/TEX]
máy lạnh [TEX]H=\frac{Q_2}{A}[/TEX]
([TEX]H=\frac{phan co ich}{phan cho vao}[/TEX])
[TEX]H_{max}=\frac{T_2}{T_1-T_2}[/TEX]
sẽ chưa có bài cho lớp 11 tại tớ chưa học xong ^^
Last edited by a moderator: