Biết khoảng cách giữa 2 nhà ga là [tex]10,8 km[/tex]. Một đầu máy xe lửa có khối lượng [tex]1 [/tex] tấn bắt đầu khởi hành từ ga I chuyển động nhanh đần đều trong [tex]5[/tex] phút. Sau đó tiếp tục chuyển động chậm dần đều và đùng lại trước ga [tex]II[/tex]. Thời gian chuyển động là [tex]20[/tex] phút. [tex]\vec{f}_{ms}[/tex] [tex] = 4% P[/tex].Tính lực kéo của đầu máy trong các giai đoạn của chuyển động.
Gọi [TEX]S_1,a_1[/TEX] là quãng đường đi được và gia tốc của xe trong giai đoạn đầu
Gọi [TEX]S_2,a_2[/TEX] là quãng đường đi được và gia tốc của xe trong giai đoạn sau
Gọi [TEX]v[/TEX] là vận tốc lớn nhất mà xe đạt được (khi chuyển từ giai đoạn nhanh dần đều sang chậm dần đều, tức lúc t = 5 phút)
*Xét giai đoạn đầu
Ta có: [TEX]a_1 = \frac{v}{t_1}[/TEX]
mà [TEX]t_1 = 5*60 = 300 (s)[/TEX]
=> [TEX]a_1 = \frac{v}{300} (m/s^2)[/TEX]
Ta có [TEX]S_1 = \frac{v^2}{2a_1} = 150v (m)[/TEX]
*Xét giai đoạn sau
Tương tự ta có [TEX]a_2 = \frac{v}{900} (m/s^2)[/TEX]
[TEX]S_2 = 450v (m)[/TEX]
*Theo đề ta có khoảng cách 2 nhà ga là 10.8 km
nên [TEX]S_1 + S_2 = 10800[/TEX]
=> [TEX]v = 18 m/s[/TEX]
Từ đó bạn tính ra [TEX]a_1, a_2[/TEX] rồi dùng định luật 2 Niuton tính ra lực F cần tìm nhé. Chúc bạn thành công
Với bài giải này thì theo mình hiểu đề là 20 phút cho chuyển động của tổng quãng đường từ nhà ga 1 đến nhà ga 2. Do đề bạn viết ko rõ nên hơi khó hiểu. Nếu 20 phút ấy là thời gian của chuyển động chậm dần đều thì bạn sửa lại số liệu ở giai đoạn sau nhé, còn cách làm thì vẫn như thế