[Vật lý 10] Thảo luận các vấn đề khó.

A

anhtrangcotich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những bài giải khó, hay, những vấn đề mới sẽ được post trong pic này.

Nhắc trước: Vô phận sự, miễn vào.


Mở đầu:

Cho vật có khối lượng [TEX]m_1[/TEX] đặt lên một tấm ván có khối lượng [TEX]m_2[/TEX]. Hệ số ma sát giữa vật và ván là [TEX]k[/TEX], ma sát với sàn không đáng kể. Kéo vật với một lực [TEX]F[/TEX]. Tìm gia tốc của vật và ván.
 
D

donghxh

Nản loại này mà kêu thảo luận. Lâu vào chém gió
Hệ quy chiếu gắn ván
gia tốc vật =[TEX]\frac{F-mg.k}{m}[/TEX]
Hệ quy chiếu gắn đất
gia tốc ván=[TEX]\frac{mgk}{M}[/TEX]
đề ra còn thiếu chặt chẽ, chưa có phương của lực. Chết chết
 
A

anhtrangcotich

Không có phương thì tạm hiểu là phương ngang.

Nếu chỉ có thế thì nói làm gì. Em giải chưa đúng.

Trường hợp nào vật và ván có cùng gia tốc, trường hợp nào gia tốc của vật lớn hơn ván?

Bài giải của em, chỉ cần ráp số liệu vào sẽ thấy vô lí ngay.
 
L

l94

Không có phương thì tạm hiểu là phương ngang.

Nếu chỉ có thế thì nói làm gì. Em giải chưa đúng.

Trường hợp nào vật và ván có cùng gia tốc, trường hợp nào gia tốc của vật lớn hơn ván?

Bài giải của em, chỉ cần ráp số liệu vào sẽ thấy vô lí ngay.

Theo ý kiến của riêng em là thế này ạ.
[tex]m_1: F-km_1g=m_1a_1 \Rightarrow a_1=\frac{F-km_1g}{m_1}[/tex]
tương tự:[tex]a_2=\frac{km_1g}{m_2}[/tex]
Vật và ván có cùng gia tốc:[tex]a_1=a_2 \Leftrightarrow \frac{F-km_1g}{m_1}=\frac{km_1g}{m_2} \Leftrightarrow F=\frac{kgm_1(m_1+m_2)}{m_2}[/tex]
gia tốc vật lớn hơn ván:
[TEX] \frac{F-km_1g}{m_1}>\frac{km_1g}{m_2} \Leftrightarrow F > \frac{kgm_1(m_1+m_2)}{m_2}[/TEX]
và thêm 1 điều kiện nữa là [tex]F >km_1g[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Có hai trường hợp thế này:
1) Vật sẽ chuyển động nhanh hơn ván. Ma sát giữa vật và ván là ma sát trượt.
2) Vật và ván sẽ chuyển động cùng gia tốc. Ma sát giữa vật và ván sẽ là ma sát nghỉ.

Do chưa biết rơi vào trường hợp nào nên không thể áp dụng tính gia tốc của các vật ngay được.

Xét điều kiện để vật và ván có sự chuyển động tương đối với nhau.

Xét hệ vật và ván so với mặt đất, lúc này ma sát xem như nội lực.
Áp dụng định luật II cho khối tâm của hệ vật này. [TEX]F = Ma[/TEX]
[TEX]a = \frac{F}{M} = \frac{F}{m_1 + m_2}[/TEX]
Khi gia tốc riêng của vật bằng gia tốc khối tâm thì rơi vào trường hợp 2.
Khi gia tốc riêng của vật lớn hơn gia tốc khối tâm thì rơi vào trường hợp 1.

Tìm gia tốc riêng cực đại của vật:
Ma sát với vật là ngoại lực.
Áp dụng định luật II.
[TEX]a_v = \frac{F-m_1gk}{m_1}[/TEX]

[TEX]a_v = a \Leftrightarrow \frac{F}{m_1+ m_2} = \frac{F-m_1gk}{m_1}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow F(\frac{1}{m_1} - \frac{1}{m_1+m_2}) = gk[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow F = \frac{m_1(m_1+m_2)gk}{m_2}[/TEX]

Như vậy [TEX]F\leq \frac{m_1(m_1+m_2)gk}{m_2}[/TEX]
thì gia tốc của hai vật sẽ là [TEX]a = \frac{F}{m_1 + m_2}[/TEX]

Khi [TEX]F \geq \frac{m_1(m_1+m_2)gk}{m_2}[/TEX] thì ta giải như bình thường.
 
A

anhtrangcotich

Lí giải luôn cái vấn đề trên box 11 đê.

Mã:
Một điện tích âm đặt tại A, một điện tích dương ở B chuyển động với vận tốc ban đầu là V theo hướng BA. 
Hỏi sau khi hai điện tích gặp nhau, vận tốc của chúng là bao nhiêu.

Câu hỏi:

Bài này có áp dụng bảo toàn động lượng được hay không? Hệ này là hệ kín, nhưng do điện tích càng tới gần A thì vận tốc của điện tích dương càng tăng !
 
A

anhtrangcotich

Chả ai trả lời. Bài này áp dụng bảo toàn động lượng được, nguyên nhân là do điện tích âm nó không nằm yên ở A để chờ điện tích dương đến.

Như vậy tổng động lượng trong mọi thời điểm đều không đổi.
 
L

lightning.shilf_bt

em đang ức chế đây :mad: , mọi người cùng làm bài này xem thế nào
intit.jpg

bài 1 : cho hệ lò xo nhưu hình vẽ , [TEX]m_1[/TEX]
=100 g , [TEX]m_2[/TEX]=400g , tìm biên độc cực đại [TEX]A_{max}[/TEX] sao cho vật [TEX]m_1[/TEX] không trượt khỏi [TEX]m_2[/TEX] trong quá trình dao động , cho hệ số ma sát giữa 2 vật là [TEX]\mu[/TEX]=0,8 , lấy g=10m/[TEX]s^2[/TEX]
 
A

anhtrangcotich

Phải hỏi là để vật [TEX]m_1[/TEX] không trượt trên [TEX]m_2[/TEX] chứ nhỉ :-/

Nếu [TEX]m_2[/TEX] là tấm ván dài thì còn lâu [TEX]m_1[/TEX] mới trượt khỏi được.
Khi [TEX]m_1[/TEX] không trượt trên [TEX]m_2[/TEX], ta có thể xem hệ [TEX]m_1, m_2[/TEX] như một vật rắn, lực ma sát nghỉ cực đại đóng vai trò là nội lực liên kết hai vật này =.=!.
Áp dụng định luật II.
[TEX]F = (m_1+m_2)a = Kx[/TEX]
Tại biên [TEX](m_1+m_2)a_{max} = KA \Rightarrow a_{max} = \frac{KA}{m_1+m_2}[/TEX]

Xét vật 1 trong hệ quy chiếu gắn với [TEX]m_2[/TEX].
Hợp lực tác dụng lên [TEX]m_1[/TEX] bao gồm lực quán tính và ma sát nghỉ.
[TEX]F_{qt} - F_{ms} = m_1a_1[/TEX]
Vì [TEX]m_1[/TEX] đứng yên so với [TEX]m_2[/TEX] nên [TEX]a_1 = 0[/TEX]
Vậy [TEX]F_{qt} = F_{ms}[/TEX]
Vì ma sát nghỉ luôn bằng với ngoại lực nên để vật còn nằm yên trên ván thì lực quán tính cực đại phải bé hơn ma sát nghỉ cực đại.
[TEX]m_1a_{max} \leq \mu .m_1g[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{KA}{m_1+m_2} \leq \mu g[/TEX]

Vậy [TEX]A \leq \frac{g\mu (m_1+m_2)}{K}[/TEX]
 
A

anhtrangcotich

Một chiếc cầu bắc qua con kênh rộng 4m. Cầu có thể chịu được tải trọng tối đa là 10 tấn.

Hỏi tại sao một chiếc xe tải chở thép có khối lượng tổng cộng 15 tấn chạy qua mà cầu không sập?

;))
 
S

saodo_3

Không hoàn toàn đúng. Có cách tư duy nào khác không? Thực tế hơn một chút.
 
B

bigtbang

chắc là chiếc ô tô dài hơn 4m
------------------------------------------------------------------------
 
T

thuong0504

Cho em đóng góp ý kiến với ạ! :D

Theo em thì khi cho xe chạy qua cầu, cầu gãy không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng của xe mà còn phụ thuộc vào vận tốc xe nữa. Cụ thể là thế này:

Khi chạy qua cầu ( thường thì người ta làm cầu cong lên trên để giảm áp lực), tổng hợp lực của P và N đóng vai trò lực hướng tâm:

$F_{ht}$=P-N

\RightarrowN=$P-F_{ht}$

\RightarrowN=$P-m.\frac{v^2}{R}$

Nhìn công thức tính áp lực N ở trên cho thấy được N phụ thuộc vào P, v và R. R không đổi khi xây cầu ( trừ các yếu tố dãn nở, co nén, móp méo ảnh hưởng của môi trường + con người) nên phụ thuộc nhiều vào P và v. Cầu chịu tải trọng 10 tấn nhưng khi xe tải trọng 15 tấn đi qua vẫn không hề gì là vì khi đó xe chạy với vận tốc v lớn, v càng lớn thì N càng nhỏ nên cầu không bị gãy.
 
S

saodo_3

Cũng là một cách lí giải hay.

Nhưng anh cũng nói thêm là thực tế không phải vậy đâu. Thông thường xe có vận tốc gây ra lực lớn hơn 15% so với xe đứng yên. Sở dĩ như vậy là vì cầu của chúng ta có bán kính cong rất lớn, và khi xe chạy thì nó gây rung.


Câu hỏi này bigtbang trả lời đúng.

Xe tải thì nó dài hơn 4m, như vậy ở thời điểm nào thì cũng chỉ có 1 trục bánh xe đè lên cầu thôi.
 
B

bigtbang

cho mình hỏi câu này với
tại sao mọi vật nóng thì nở ra lạnh thì co lại còn gỗ thì nóng thì co lại còn lạnh thì nở ra ?
cảm ơn nhiều
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

cho mình hỏi câu này với
tại sao mọi vật nóng thì nở ra lạnh thì co lại còn gỗ thì nóng thì co lại còn lạnh thì nở ra ?
cảm ơn nhiều

;)) Cậu viết lại câu hỏi nhé!

Vế trước đá vế sau, thực ra tớ chưa hiểu lắm...

Theo tớ biết thì mấy cái chất rắn nở ra khi nóng lên còn co lại khi lạnh đi...
 
B

bigtbang

vd
sắt nóng thì nở ra lạnh co lại còn gỗ thì ngược lại tại sao?
bây giờ thì hiểu rồi chứ
 
C

congratulation11

Tớ nghĩ thế này, gỗ nó khác sắt ở điểm gỗ thấm nước còn sắt thì không....

Trong gỗ có nước, dù là 1 lượng rất nhỏ.... nếu để ngoài trời nắng thì nước bay hơi làm gỗ nó teo lại.

Trời lạnh thì hút ẩm----> nở ra....

Chắc vậy, tớ chỉ biết đoán dựa trên sự khác nhau cơ bản thôi.... :D
 
Top Bottom