[Vật lý 10] Ôn Tập Lại Kiến Thức Lớp 10

P

pxt_95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.áp dụng phương pháp động lực học trong các bài toán có hiện tượng tăng giảm trọng lượng, lực hướng tâm, li tâm, quán tính.
2.trình bày phương trình vận tốc, pt toạ độ\Rightarrow tìm thời gian, độ cao cực đại, đồ thị của các chuyển động nếu:
a.vật rơi tự do
b.vật ném lên thảng đứng với vận tôc đâu Vo
c.Ném lên xiên góc với Vo, góc nghiên anfa
 
L

l94

1/Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng:
Hiện tượng tăng giảm mất trọng lượng xảy ra khi thang máy chuyển động có gia tốc, trong con tàu vũ trụ phóng lên hoặc lúc trở về mặt đất... Khi đó người ta sẽ đè lên sàn thang máy hặc sàn tàu vũ trụ 1 lực lớn hơn(tăng trọng lượng) hoặc nhỏ hơn(giảm trọng lượng), lực hấp dẫn [tex]mg[/tex]. Khi đó [tex]P=m(g+a)[/tex] hay [tex]P=m(g-a)[/tex] gọi là trọng lực biển kiến.
Hiện tượng mất trọng lượng xảy ra khi con tàu vũ trụ đang bay trên quỹ đạo quanh trái đất vì hợp lực của lực hấp dẫn của trai đất và lực quán tính li tâm tác dụng lên mỗi vật trong một con tàu(do con tàu có gia tốc hướng tâm là g) bằng không. Khi đó nhà du hành vũ trụ sẽ không còn cảm thấy mình đè lên sàn tàu 1 lực nào nữa và anh ta có thể dễ dàng bay trong khoang tàu.
Lực hướng tâm [tex]F=ma_{ht}=m\frac{v^2}{r}=m\omega^2r[/tex].lực hướng tâm trong nhiều trường hợp có thể là lực căng dây hoặc là hợp lực của nhiều lực.
ứng dụng ba định luật niuton:a/ phương pháp động lực học là pp vận dụng các định luật niuton đặc biệt là định luật 2 và các lực cơ học để giải các bài toán cơ học.Nó gồm
+Chọn vật cần xét chuyển động.
+Chọn hệ qui chiếu thích hợp(thông thường là chọn hệ qui chiếu gắn với mặt đât)
+Vẽ giản đồ vecto lực tác dụng lên vật(coi vật là một chất điểm)
+chọn hệ toạ độ thích hợp.Thông thường chọn hệ toạ độ đề cac có trục x cùng với hướng cd(hay với lực kéo nếu vật đứng yên)
Áp dụng pt định luật 2 chiếu lên các trục toạ độ 0x và 0y.
0x:[tex]F_x=F_{1x}+F_{2x}+...=ma_x[/tex]
0y:[tex]F_y=F_{1y}+F_{2y}+...=ma_y[/tex]
Kết hợp với các công thức trọng lực, lực ma sát, lực đàn hồi(tuỳ từng bài toán).
Hệ qui chiếu cdd có gia tốc so với 1 hệ qui chiếu quá tính gọi là hệ qui chiếu phi quán tính.
trong một HQC chuyển động vs gia tốc a so với hệ qui chiếu quán tính , các hiện tượng cơ học xảy ra giống như là 1 vật có khối lượng m chụ thêm 1 lực là -ma(a ở dạng vecto).Lực này gọi là lực quán tính [tex]F_{qt}=-ma[/tex](a vecto)
Khi một vật chuyển động tròn đều, hợp các lực đặt lên vật là lực hướng tâm(công thức như đã trình bày ở trên.)
Ngoài lực trên còn có lực li tâm, có chiều hướng hướng ra xa tâm 0 trong hệ qui chiếu quay với vận tốc [tex]\omega[tex] .lực li tâm ngược chiều với lực hướng tâm và có độ lớn bằng lực hướng tâm. 2/a/rơi tự do.(chọn gốc toạ độ tại điểm rơi và trục hướng từ trên xuống) +pt vận tốc:[tex]v=gt[/tex], pt toạ độ: [tex]y=\frac{gt^2}{2}=5t^2[/tex]
Đồ thị chuyển động của rơi tự do là 1 nửa parapol có đỉnh nằm tại gốc toạ độ, có trục tung là trục đối xứng và hướng lên trên, còn trong hệ v0t thì là 1 nửa đường thẳng.
+thời gian:[tex]t=\frac{v}{g}[/tex] hoặc [tex]t=\sqrt{\frac{2S}{g}}[/tex]
b/ vật ném lên với vận tốc đầu [tex]v_0[/tex](chọn hệ trục toạ độ có gốc là vị trí ném, trục 0y hướng lên)
+pt vận tốc:[tex]v=v_0-gt[/tex], pt toạ độ[tex] y=v_ot-\frac{gt^2}{2}[/tex]
Nếu chọn gốc toạ độ tại mặt đất hay 1 điểm nào đó cách vị trí ném 1 độ cao là [tex]y_0[/tex] thì pt toạ độ lúc này:
[tex]y=y_0+v_0t-\frac{gt^2}{2}[/tex]
+thời gian:[tex]t=\frac{v_0-v}{g}[/tex] hoặc là giải pt toạ độ với y là toạ độ của điểm cần tính thời gian.
Độ cao cực đại là khi v=0, ta có [tex]t=\frac{v_0}{g}[/tex], thay vào pt toạ độ ta được [tex]y=y_0+\frac{v_0^2}{g}-\frac{v_0^2}{2g}[/tex].từ đó tìm được y(độ cao cực đại).Đồ thị của nó cũng là 1 nửa parabol úp, cắt 0x tại [tex]y_0[/tex](trong hệ y0t, còn trong hệ v0t thì là 1 nửa đường thẳng)
3/chuyển động ném ngang và chuyển động ném xiên:
+ném ngang:
chuyển động ném ngang có thể phân tích thành 2 chuyển động thành phần theo 2 trục toạ dộ(gốc O tại vị trí ném, trục 0x hướng theo vec tơ vận tốc đầu [tex]v_o[/tex], trục 0y hướng theo vecto trọng lực P).
Chuyển động thành phần theo 0x là cd thẳng đều với pt:[tex]a_x=0[/tex]
[tex]v_x=v_0[/tex]
[tex]x=v_0t[/tex]
chuyển động thành phần theo 0x là chuyển động rơi tự do với pt:
[tex]a_y=g[/tex]
[tex]v_y=gt[/tex]
[tex]y=\frac{gt^2}{2}[/tex]
Biết 2 cdd thành phần ta suy ra chuyển động tổng hợp.
Quỹ đạo của cd là đường cong parapol
vân tốc tức thời:[tex]sqrt{v_x^2+v_y^2}[/tex], [tex]tana=\frac{v_y}{v_x}[/tex].
Vecto vận tốc tại 1 điểm trùng với tiếp tuyến quỹ đạo tại điểm đó.
Thời gian cd bằng thời gian rơi tự do cùng độ cao: [tex]t=\frac{2h}{g}[/tex]
tầm bay xa:[tex]L=v_0t=v_0\sqrt{2h}{g}[/tex]
+chuyển động ném xien
chuyển động ném xiên có thể phân tích thành 2 chuyển động thành phần theo 2 trục toạ độ. gốc 0 tại vị trí ném, trục 0x hướng theo phương ngang, 0y thẳng đứng lên trên.
theo trục 0x thì cd là thẳng đều:
[tex]a_x=0[/tex]
[tex]v_x=v_0.cosa[/tex]
[tex]x=v_0cosat[/tex]
theo trục 0x thì là cd biến đổi đều:
[tex]a_y=-g[/tex]
[tex]v_y=v_0sina-gt[/tex]
[tex]y=v_0tsina-\frac{gt^2}{2}[/tex]
biết 2 cd thành phần ta suy ra cd ném xiên.
Quỹ đạo cd ném xiên là đường cong parabol:
vận tốc tức thời[tex]sqrt{v_x^2+v_y^2}[/tex], [tex]tana=\frac{v_y}{v_x}[/tex]
vecto vận tốc tại mỗi điểm trùng với phương tiếp tuyến quỹ đạo tại điểm đó
+thời gian cd tổng hợp bằng thời gian cd thành phần theo phương 0y:[tex]t=\frac{2v_0sina}{g}[/tex]
Độ cao cực đại:[tex]h_{max}=y_{max}=\frac{v_0^2sin^2a}{2g}[/tex]
tầm bay xa:[tex]L=x_{max}=\frac{2v_0^2sin2a}{g}[/tex]
phù...gõ mệt quá..=.=
PHP:
ps mình đã bảo là có vấn đề gì thì chuyển sang topic Tổng hợp lý 10 của mình cho tiện xử lý rồi mà
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom