[Vật lý 10]-một số thắc mắc ngớ ngẩn nhưng cần thiết

T

thuong0504

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dưới đây là một số câu hỏi của mình còn đang thắc mắc không biết làm thế nào

Các bạn nào biết thì trả lời cho mình nhé! Đang chuẩn bị cho kì thì học kì I nên mọi câu hỏi dể ~> khó mà không biết đều phải hỏi, tránh tình trạng thi gặp câu đó mà không làm được ý mà :D :-SS

Câu 1: :)rolleyes:)Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là:

A.lực mà ngựa tác dụng vào xe
B.lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa
C.lực mà xe tác dụng vào ngựa
D.lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất

~> Câu này mình chọn đáp án B.lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa, vậy đáp án đúng là đáp án nào nhỉ? :-SS

Câu 2: ( liên quan đến kiến thức bài là chủ yếu)

Các công thức về phương trình quỹ đạo, tầm bay xa, tầm bay cao,...trong chuyển động ném xiên không độ cao h ( tại mặt đất) và ném xiên ở độ cao h giống hay khác nhau? Nếu khác thì trong chuyển động ném xiên ở độ cao h các công thức đó là gì? ( viết công thức đó ra nhé! - nếu bạn tốt bụng...)

Câu 3: ( một số bài toán)

...

Thôi để mình làm đã, khi nào bí thật sự rồi đăng lên hỏi các bạn, hiện tại có hai câu trên đấy, ai biết thì trả lời nhé! Tất nhiên phải cám ơn và xác nhận cho người làm ĐÚNG rồi! :D

Thank you so much!
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Câu 1: Con ngựa giẫm chân xuống đất, mặt đất tác dụng lên nó một phản lực N đẩy nó tiến về phía trước.

Câu 2: Nói khác nhau cũng được, giống nhau cũng được. Nói chung sao cũng được.

Em hãy học cách tự thiết lập pt đi, đừng có dựa vào công thức làm gì.

Giả sử ném xiên môt góc [TEX]\beta[/TEX] so với phương ngang ở độ cao [TEX]H_o[/TEX] so với mặt đất. Vận tốc đầu là [TEX]V_0[/TEX]

Vận tốc ban đầu của vật theo phương đứng là:

[TEX]V_{0y} = V_0.sin\beta[/TEX]

Phương trình vận tốc: [TEX]V_y = V_0sin\beta. - gt[/TEX] Nó lên vị trí cao nhất thì [TEX]V_y = 0[/TEX]


Phương trình tọa độ theo phương đứng: [TEX]y = H_0 + V_osin\beta.t - \frac{gt^2}{2}[/TEX]

Vật chạm đất khi [TEX]y = 0[/TEX]

Vận tốc đầu theo phương ngang: [TEX]V_{ox} = V_0cos\beta[/TEX]

Phương trình tọa độ theo phương ngang [TEX]x = V_0cos\beta.t[/TEX]

Muốn tình tầm xa thì tính xem thời gian từ lúc vật bị ném đến lúc chạm đất là bao nhiêu (dựa vào pt y), thay vào pt x.

Muốn tính tầm cao thì tính xem thời gian từ lúc nó chuyển động đến lúc lên vị trí cao nhất là bao nhiêu (pt Vy) thay vào pt y.
 
T

thuong0504

Em đã làm như vậy nhưng em phân vân là $H_{max}$ và $L_{max}$ thôi ạ!

Tính ra được thế này:

Tầm bay cao của vật:

$H_{max}=H_0+\frac{{v_0}^2.{sin}^2.b}{2g}$

Tầm bay xa của vật:

$L_max=?$

Tầm bay xa thì sao ạ? Em bí cái này, nếu như khi ném xiên vật không độ cao thì

$L_{max}=\frac{{v_0}^2.sin2 b}{g}$

Còn khi ném ở độ cao thì...chắc chắn là tầm bay xa sẽ khác (dài hơn khi không có $h_0$)

~>Tầm bay xa làm như thế nào ạ?

P.S: góc bê-ta = b
 
T

thuong0504

anh ghi thay vào pt y mà còn nói nữa.................Bởi vậy em tìm t ra mà thay vào pt y thì sai bét, anh ghi sai! :((
 
T

thuong0504

ồ xin lỗi anh em nhìn nhầm xa~>cao

:D

Em làm thế này...

Khi vật chạm đất

y=0

\Leftrightarrow.....(biến đổi, em không viết ra...)

\Leftrightarrow$t=\frac{2.v_0.sin b}{g}$

Suy ra

$L_{max}=\frac{{v_0}^2.sin2 b}{g}$

\RightarrowGiữa ném xiên tại mặt đất và ném xiên ở độ cao h tầm bay xa như nhau

? :eek::confused:
 
T

thuong0504

Bài tập:

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A.không biết được

B.giảm đi

C.không thay đổi

D.tăng lên

Đáp án mình chọn là D. Còn các bạn chọn đáp án nào? Đáp án nào mới là đúng?

Chỉ cần cho biết kết quả thôi nhé! Nếu sai, mình tự mày mò lại sau...
 
C

conech123

y=0

\Leftrightarrow.....(biến đổi, em không viết ra...)

\Leftrightarrow$t=\frac{2.v_0.sin b}{g}$

Anh viết ra hộ em vậy ;))

[TEX]y = H_0 + vsin\alpha.t - \frac{gt^2}{2} = 0[/TEX]

Lập [TEX]\Delta[/TEX], giải pt bậc 2 này để tìm t.

Hoặc có thể tìm t như thế này:

Thời gian rơi chạm đất của vật là: [TEX]t = \frac{2v_0sin\alpha}{g} + t'[/TEX]

Với [TEX]\frac{2v_0sin\alpha}{g}[/TEX] là thời gian vật đi từ độ cao [TEX]H_0[/TEX] lên [TEX]H_{max}[/TEX] và trở về [TEX]H_0[/TEX].

[TEX]t'[/TEX] là thời gian vật rơi ở độ cao [TEX]H_0[/TEX] về mặt đất.

Ta tính t'.

Khi trở lại độ cao [TEX]H_0[/TEX], vật đang có vận tốc là [TEX]v' = -v_0sin\alpha[/TEX], và độ cao so với mặt đất là [TEX]H_0[/TEX].

Vận tốc khi chạm đất (theo phương y) của vật là [TEX]v"[/TEX].

Áp dụng bảo toàn năng lượng theo phương y:

[TEX]\frac{m(v_0sin\alpha)^2}{2} + mgH_0 = m\frac{v"^2}{2}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow v" = \sqrt[]{(v_0sin\alpha)^2 + 2gH_0}[/TEX]

Có được v", ta tìm t'.

[TEX]t' = \frac{v" - v'}{g}[/TEX]


Bài tập: Sai nhé. Hệ số ma sát chỉ phụ thuộc vào VẬT LIỆU.
 
T

thuong0504

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A.không biết được

B.giảm đi

C.không thay đổi

D.tăng lên

D chứ!

Lực ma sát tỉ lệ với độ lớn của áp lực nên khi áp lực N tăng thì độ lớn lực ma sát $F_{ms}$ cũng tăng

Lực ma sát càng lớn thì hệ số ma sát càng lớn

~~> khi lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc cũng tăng

:(( :-SS
 
T

thuong0504

Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A.không biết được

B.giảm đi

C.không thay đổi

D.tăng lên

Có một sự nhầm lẫn tai họa, theo anh Con Ếch mới đúng. Đáp án C ạ :))
 
T

thuong0504

Bài tập:

Hai quả cầu nằm trên mặt phẳng ngang. Quả cầu I chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm với quả cầu II đang nằm yên. Sau va chạm hai quả cầu cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu I với vận tốc 2m/s. Tính tỉ số khối lượng của II quả cầu?

Bài làm:

Ta có:

$\frac{m_1}{m_2}$

=$\frac{-F.a_1}{F.a_2}$

=$-\frac{2-4}{t}:\frac{2}{t}$

=1


P.S: Mọi người góp ý bài giải cho mình nhé! Đúng hay sai? Nếu sai thì sai ở điểm nào để mình làm lại...:)) :-*
 
Top Bottom