[Vật lý 10] lực quán tính

T

tutooo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thằng bạn mình nói một vật chuyển động thẳng có gia tốc thì chính nó chịu 1 lực quán tính hướng ngược với chiều chuyển động. mình bảo nó sai nhưng mà cứ cãi. mình chứng minh như sau, ko biết có đúng ko:

giả sử 1 vật1kg rơi tự do với gia tốc g=9.8 chịu 1 lực quán tính bằng
Fqt= gXm= 9.8N(theo như cái điều mà thằng bạn mình nói)
mà theo định luật II niu ton tổng hợp lực tác dụng vào vật F = g.m=9.8N
vì F = P - Fqt \Rightarrow P = F + Fqt \Rightarrow P = 19.6 N(1) ( P là lực hấp dẫn) mà theo công thức tính lực hấp dẫn, tính được P gần bằng 9.8 (2)( coi sự thay đổi khoảng cách từ tâm TĐ đến vật không đáng kể). từ 1 & 2 \Rightarrow vô lí. vậy điều nó nói là sai.

mình chứng minh như vậy có đúng ko?

điều nó nói có đúng ko?
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

thằng bạn mình nói một vật chuyển động thẳng có gia tốc thì chính nó chịu 1 lực quán tính hướng ngượng với chiều chuyển động. mình bảo nó sai nhưng mà cứ cãi. mình chứng minh như sau, ko biết có đúng ko:

giả sử 1 vật1kg rơi tự do với gia tốc g=9.8 chịu 1 lực quán tính bằng
Fqt= gXm= 9.8N(theo như cái điều mà thằng bạn mình nói)
mà theo định luật II niu ton tổng hợp lực tác dụng vào vật F = g.m=9.8N
F = P - Fqt \Rightarrow P = F + Fqt \Rightarrow P = 19.6 N(1) ( P là lực hấp dẫn) mà theo công thức tính lực hấp dẫn, tính được P gần bằng 9.8 (2)( coi sự thay đổi khoảng cách từ tâm TĐ đến vật không đáng kể). từ 1 & 2 \Rightarrow vô lí. vậy điều nó nói là sai.

mình chứng minh như vậy có đúng ko?

điều nó nói có đúng ko?

Bạn của bạn nói đúng rồi, một vật đang chuyển động có gia tốc thì đồng thời chịu một lực quán tính (tất nhiên là khi xét trong hệ quy chiếu phi quán tính)

Xin hỏi bạn cái dòng màu nâu đó là bạn xét trong hệ quy chiếu nào vậy?

Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với vật (phi quán tính), thì vật chịu một lực quán tính và cũng chịu tác dụng của trọng lực
 
Last edited by a moderator:
T

tutooo

Bạn của bạn nói đúng rồi, một vật đang chuyển động có gia tốc thì đồng thời chịu một lực quán tính (tất nhiên là khi xét trong hệ quy chiếu phi quán tính)

Xin hỏi bạn cái dòng màu nâu đó là bạn xét trong hệ quy chiếu nào vậy?

Nếu xét trong hệ quy chiếu gắn với vật (phi quán tính), thì vật chịu một lực quán tính và không chịu tác dụng của trọng lực
trog truờng hợp này ,vật chịu td của lực quán tính khi xét trong hệ quy chiếu là chính nó?

vậy theo anh thì em đang xét trong hệ quy chiếu nào?

phần này rắc rối quá, anh giải thích giùm em
 
H

hotgirlthoiacong

một vật chuyển động thẳng có gia tốc thì chính nó chịu 1 lực quán tính hướng ngượng với chiều chuyển động
=> cái này đúng mà bạn
rơi tự do làm ji` có quán tính nè :p
xét hqc qán tính trong trường hợp tính trọng lực biểu kiến vd như trong thang máy thôi chứ
 
T

tutooo

một vật chuyển động thẳng có gia tốc thì chính nó chịu 1 lực quán tính hướng ngược với chiều chuyển động
vậy khi thang máy chuyển động có gia tốc thì chính thang máy có chịu lực quán tính ko.ý của nó là vậy mà

rơi tự do làm ji` có quán tính nè :p
vậy mới chứng minh được thằng bạn nói sai. rõ ràng 1 vật rơi tự do là cđ có gia tốc. nếu theo nó nói thì vật phải chịu thêm lực quán tính nữa. chẳng bít sai hay đúng
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

trog truờng hợp này ,vật chịu td của lực quán tính khi xét trong hệ quy chiếu là chính nó?

vậy theo anh thì em đang xét trong hệ quy chiếu nào?

phần này rắc rối quá, anh giải thích giùm em

Bạn chưa chọn hệ quy chiếu nên lập phương trình 2 newton bị sai, trên thực tế không có hệ thức màu nâu đỏ đó

vậy khi thang máy chuyển động có gia tốc thì chính thang máy có chịu lực quán tính ko.ý của nó là vậy mà

Thang máy có chịu một lực quán tính, lực này ngược chiều và bằng độ lớn với trọng lực của thang máy

vậy mới chứng minh được thằng bạn nói sai. rõ ràng 1 vật rơi tự do là cđ có gia tốc. nếu theo nó nói thì vật phải chịu thêm lực quán tính nữa. chẳng bít sai hay đúng

Xét trong hệ quy chiếu quán tính, gắn với Mặt trời, thì vật chuyển động có gia tốc a
Xét trong hệ quy chiếu phi quán tính, gắn với chính vật đó, thì vật đó đứng yên
Nếu không có lực quán tính thì lực nào đã cân bằng với trọng lực, làm vật đứng yên?
 
L

linh954

thằng bạn mình nói một vật chuyển động thẳng có gia tốc thì chính nó chịu 1 lực quán tính hướng ngược với chiều chuyển động. mình bảo nó sai nhưng mà cứ cãi. mình chứng minh như sau, ko biết có đúng ko:

giả sử 1 vật1kg rơi tự do với gia tốc g=9.8 chịu 1 lực quán tính bằng
Fqt= gXm= 9.8N(theo như cái điều mà thằng bạn mình nói)
mà theo định luật II niu ton tổng hợp lực tác dụng vào vật F = g.m=9.8N
vì F = P - Fqt \Rightarrow P = F + Fqt \Rightarrow P = 19.6 N(1) ( P là lực hấp dẫn) mà theo công thức tính lực hấp dẫn, tính được P gần bằng 9.8 (2)( coi sự thay đổi khoảng cách từ tâm TĐ đến vật không đáng kể). từ 1 & 2 \Rightarrow vô lí. vậy điều nó nói là sai.

mình chứng minh như vậy có đúng ko?

điều nó nói có đúng ko?

mình đồng ý với ý kiến của bạn
ai cũng bit công thức tính [TEX]\vec{Fqt}=-m\vec{a}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX]Fqt có hướng ngược hướng của của gia tốc a
trong Th vật CDND đều[TEX]\Rightarrow [/TEX]a,v cùng hướng [TEX] \Rightarrow[/TEX]Fqt ngc hướng chuyển động
trong Th vật CĐCD đều[TEX]\Rightarrow[/TEX]a,v ngược hướng [TEX]\Rightarrow[/TEX]Fqt cùng hướng chuyển động :D:D
 
T

tutooo

mình đồng ý với ý kiến của bạn
ai cũng bit công thức tính [TEX]\vec{Fqt}=-m\vec{a}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX]Fqt có hướng ngược hướng của của gia tốc a
trong Th vật CDND đều[TEX]\Rightarrow [/TEX]a,v cùng hướng [TEX] \Rightarrow[/TEX]Fqt ngc hướng chuyển động
trong Th vật CĐCD đều[TEX]\Rightarrow[/TEX]a,v ngược hướng [TEX]\Rightarrow[/TEX]Fqt cùng hướng chuyển động :D:D
tớ cũng nghĩ như bạn nhưng đấy là sai zùi, bạn nen đọc bài của huutrang93
 
N

nam156

Này tutooo, theo như cách diễn đạt của cả 2 bọn cậu thì tớ nghĩ rằng cả 2 đều chưa hiểu rõ về lực quán tính. Mình nói rõ nhé :
Bây giờ xét 1 cái toa xe đang bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên với gia tốc a. Nếu bạn là người ngồi trong toa xe sẽ thấy tự nhiên mình bị xô về phía ngược với hướng gia tốc của xe với gia tốc có độ lớn cũng là a, mặc dù chẳng có ai làm gì bạn cả.
Rõ ràng lúc này các định luật của Niu tơn không còn nghiệm đúng, để có thể áp dụng các định luật của Niu tơn, ngoài các lực " thật " bạn phải thêm vào các vật trong hệ quy chiếu gắn với toa xe này 1 lực nữa, gọi là lực quán tính. Như vậy thì bạn sẽ giải thích được rằng chính cái lực quán tính này làm bạn bị xô về 1 phía.
Tức là có hay không có lực quán tính phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn hệ quy chiếu nào.

2 bạn cãi nhau như thế thì giống 2 người này, 1 vật nằm yên trên toa xe đang chuyển động với gia tốc a.
Người ngồi trên xe giải thích : Nó nằm yên trên xe do lực ma sát nghỉ cân bằng với lực quán tính.
Người đứng bên đường giải thích : Nó nằm yên trên xe vì lực ma sát nghỉ gây cho nó 1 gia tốc a đúng bằng gia tốc của xe, vì vậy nó luôn luôn chuyển động cùng vận tốc với xe tức là nó nằm yên trên xe.
Theo bạn thì ai giải thích đúng.:)
 
T

tutooo

Này tutooo, theo như cách diễn đạt của cả 2 bọn cậu thì tớ nghĩ rằng cả 2 đều chưa hiểu rõ về lực quán tính. Mình nói rõ nhé :
Bây giờ xét 1 cái toa xe đang bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên với gia tốc a. Nếu bạn là người ngồi trong toa xe sẽ thấy tự nhiên mình bị xô về phía ngược với hướng gia tốc của xe với gia tốc có độ lớn cũng là a, mặc dù chẳng có ai làm gì bạn cả.
Rõ ràng lúc này các định luật của Niu tơn không còn nghiệm đúng, để có thể áp dụng các định luật của Niu tơn, ngoài các lực " thật " bạn phải thêm vào các vật trong hệ quy chiếu gắn với toa xe này 1 lực nữa, gọi là lực quán tính. Như vậy thì bạn sẽ giải thích được rằng chính cái lực quán tính này làm bạn bị xô về 1 phía.
Tức là có hay không có lực quán tính phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn hệ quy chiếu nào.

2 bạn cãi nhau như thế thì giống 2 người này, 1 vật nằm yên trên toa xe đang chuyển động với gia tốc a.
Người ngồi trên xe giải thích : Nó nằm yên trên xe do lực ma sát nghỉ cân bằng với lực quán tính.
Người đứng bên đường giải thích : Nó nằm yên trên xe vì lực ma sát nghỉ gây cho nó 1 gia tốc a đúng bằng gia tốc của xe, vì vậy nó luôn luôn chuyển động cùng vận tốc với xe tức là nó nằm yên trên xe.
Theo bạn thì ai giải thích đúng.:)
cái này thỉ mình hiểu rồi (qua lời giải thích của mấy bạn trước).
nếu xét trên phương diện của từng người, hay nói đúng hơn là xét trong từng hệ quy chiếu: mặt đất(quán tính) & trên xe(phi quán tính), với người đứng trên mặt đất, lực ma sát nghỉ sẽ có tác dụng làm vật bị xe "kéo" theo với gia tốc cũng là a. với người ngồi trên xe, vật chịu lực quán tính ngược chiều gia tốc của xe, vật đứng im so với xe nghĩa là lực ma sát nghỉ triệt tiêu với lực quán tính giúp vật đứng yên. nghĩa là cả hai đều đúng

mình giải thích vậy có đúng không? vậy là đã hiểu vấn đề chưa:(????
 
H

hotgirlthoiacong

vậy mới chứng minh được thằng bạn nói sai. rõ ràng 1 vật rơi tự do là cđ có gia tốc. nếu theo nó nói thì vật phải chịu thêm lực quán tính nữa. chẳng bít sai hay đúng
ừ!1 thế mà cứ tưởng bạn bảo rơi tự d có Fqt cơ đấy ;))
 
Top Bottom