[vật lý 10] lực đàn hồi

A

angelanddemon_1997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho hình vẽ
untitled-3.jpg

biết hai lực F1 và F2 có cùng giá và F1>F2. tính lực đàn hồi xuất hiện ở khoảng cách x từ đầu bị tác dụng bởi lực F1
 
A

alexandertuan


gọi độ lớn của lực đàn hồi là F
có F + F2=F1
F=F1 - F2
k.x=F1 - F2
trong đó k : độ cứng ( chắc bạn vẽ là cái lò xo nhỉ)
x: độ dãn lò xo
bài này ảo quá bạn ơi
 
A

angelanddemon_1997

bạn à, đây là vật cơ, k phải là lò xo. hai lực tác dụng vào cùng một vật. tính lực đàn hồi ở điểm mà đã chỉ ra trên hình ấy ^^
 
A

alexandertuan

bạn à, đây là vật cơ, k phải là lò xo. hai lực tác dụng vào cùng một vật. tính lực đàn hồi ở điểm mà đã chỉ ra trên hình ấy ^^
vật cơ như bạn nói thì lực đàn hồi ở đâu ra.
Lực đàn hồi chỉ sinh ra khi vật bị biến dạng đàn hồi mà nếu là vật không biến dạng thì đề bài này sai rồi
 
S

songtu009

cho hình vẽ
untitled-3.jpg

biết hai lực F1 và F2 có cùng giá và F1>F2. tính lực đàn hồi xuất hiện ở khoảng cách x từ đầu bị tác dụng bởi lực F1

Gia tốc của thanh [TEX]a = \frac{F_1 - F_2}{m}[/TEX]

Gọi phản lực tại mặt cắt là N.

Xét phần bên trái. Phần này có khối lượng là [TEX]m_t = m.\frac{l - x}{l}.[/TEX]

[TEX]N - F_2 = m.\frac{l - x}{l}.a[/TEX]

Xét phần bên phải [TEX]F_1 - N' = m.\frac{x}{l}a[/TEX]

Thay cái a ở trên vào.
 
C

conech123

ai giảng lại kĩ hơn đi
tớ thấy khó hiểu lắm
bài này ở trong quyển giải bt vật lý 10 (BQH)

Đầu tiên, ta cứ xét thanh với tư cách là một khối vật rắn. Một khối vật rắn chịu tác dụng của một hợp lực thì sẽ có gia tốc.

[TEX]a = \frac{F_1 - F_2}{m}[/TEX]

Vì thanh là một vật rắn nê mọi điểm, mọi bộ phận trên nó đều có cùng gia tốc là [TEX]a[/TEX].

Bản thân bên trong thanh luôn có nội lực liên kết. Gọi nội lực tại mặt cắt đó là N.

Ta cắt, bỏ đi phần bên trái và thay phần bên trái bằng một lực liên kết N.

Lúc này, khối lượng phần bên phải là [TEX]m_p = m.\frac{x}{L}[/TEX].

Ta áp dụng định luật II cho phần bên phải.

[TEX]F_1 - N = m_p.a[/TEX]

Thay các giá trị mp và a vào là được.
 
C

conech123

Nội lực hay phản lực liên kết cũng là thế.

Một vật gồm niều phân tử tạo thành. Giữa những phân tử đó có liên kết. Khi mà có lực tác động, lực liên kết giữa chúng sẽ giữ chúng lại với nhau, không cho tách nhau ra. Nếu lực tác dụng lớn hơn lực liên kết, liên kết bị phá vỡ và vật bị đứt ra.

Nếu lực liên kết đủ lớn, vật còn là một vật rắn thì ta không cần xét đến lực liên kết này vì nó chỉ là mối quan hệ của các phần trong vật với nhau thôi, không ảnh hưởng tới gia tốc của vật. Vậy nên mới gọi là nội lực.
 
Top Bottom