[Vật lý 10] Khí lí tưởng và khí không lí tưởng

W

wild_flower

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giúp dùm e câu hỏi này với: Trong bài định luật Sác-lơ, nhiệt dộ tuyệt đối:Tại bảng1 trang 227 khi lập tỉ số giữa áp suất và thời gian lại ra những giá trị gần bằng khi ta thí nghiệm với chất khí hok lí tưởng(h2,o2), còn khi thí nghiệm với những chất khí lí tưởng thi tỉ số này sẽ ra giá trị chính xác. Hãy giải thích lý do tại sao lại như vậy?
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

mọi người giúp dùm e câu hỏi này với: Trong bài định luật Sác-lơ, nhiệt dộ tuyệt đối:Tại bảng1 trang 227 khi lập tỉ số giữa áp suất và thời gian lại ra những giá trị gần bằng khi ta thí nghiệm với chất khí hok lí tưởng(h2,o2), còn khi thí nghiệm với những chất khí lí tưởng thi tỉ số này sẽ ra giá trị chính xác. Hãy giải thích lý do tại sao lại như vậy?

Bởi vì các loại khí thực còn tương tác lẫn nhau, va chạm với nhau gây nên sai lệch trong việc đo áp suất
 
Last edited by a moderator:
C

chickensaclo

Tớ nghĩ không phải do nó va chạm với nhau gây ra sai lệch mà là do lực tương tác hút-đẩy của các phân tử khí thì đúng hơn.
 
W

wild_flower

Bạn có thể nói rõ hơn được hok.Ở trên trường cô mình bảo là do chất khí lí tưởng thì chỉ tương tác nhau lúc va chạm chứ ngoài ra chúng hok có lực tương tác nào khác hết. Nhưng điều mà mình muốn hỏi ở là tại sao khì lí tưởng có sự tương tác nhau như thế khi ta thí nghiệm thì lại cho ra kết quả chính xác như vậy
 
H

huutrang93

Bạn có thể nói rõ hơn được hok.Ở trên trường cô mình bảo là do chất khí lí tưởng thì chỉ tương tác nhau lúc va chạm chứ ngoài ra chúng hok có lực tương tác nào khác hết. Nhưng điều mà mình muốn hỏi ở là tại sao khì lí tưởng có sự tương tác nhau như thế khi ta thí nghiệm thì lại cho ra kết quả chính xác như vậy

Khí lí tưởng "được xem" là không có sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử khí
 
C

chickensaclo

Trong khí bình thường luôn có một lực hút - đẩy lẫn nhau, nói đơn giản hơn bạn có thể so sánh nó gần giống với 2 cục nam châm ấy, chỉ có điều là khi mà 2 Phân tử ở gần nhau quá thì nó sẽ cố không để cho bị hút chặt vào nhau nhưng khi ở xa nhau thì lại tạo ra một lực hút để giữ lại (nếu khoảng cách giữa chúng quá xa thì gần như lực tương tác coi như không đáng kể). Thế nhưng với khí lý tưởng thì lại khác, khí lý tưởng là khí:
- Mật độ phân tử ít
- được coi là chỉ tương tác khi va chạm (tức là xoá bỏ hết toàn bộ lực hút-đẩy giữa chúng)
=> cho nên sự chính xác mà bạn nói cũng chỉ mang tính tương đối thôi vì môn vật lý hầu như ít khi đề cập đế vấn đề tuyệt đối.
 
N

nina_mtp

khí lí tuong và khí không lí tưởng

mình nghĩ là như thế này:"vì nhiệt độ ở thí nghiệm này là rất bé (đenta t)
mà nhiệt độ thấp thì áp suất thấp ,áp suất thấp thì khí thực xem như là khí lí tưởng,chắc nguyên do là vậy "
 
Last edited by a moderator:
W

wild_flower

uh cô mình bảo là khi ta thí nghiệm với nhiệt độ càng thấp thì phép đo của chúng ta càng chính xác , và ngược lại khi nhiệt độ càng lên cao thì các thông số có sai số rất lớn( nhưng ma nhiệt độ nhỏ cỡ nào đi chăng nữa thì cũng sẽ không bao giờ tồn tại khí lí tưởng đâu)
 
Top Bottom