[Vật lý 10] Đố vui

A

anhtrangcotich

Nếu bỏ qua khối lượng của quả bóng thì có lẽ quả bóng sẽ chuyển động theo hướng của xe khi xe chạy đột ngột và chuyển động lùi lại khi xe dừng đột ngột.

Khi xe chuyển động đột ngột, toàn bộ khí trong xe (theo quán tính) bị nén về phía sau. Khí heli nhẹ hơn không khí, nên lực nén của nó không bằng khối không khí, nó bị trồi về phía trước.

Gia tốc của nó là:
[TEX]a_{He} = \frac{a.(D_k - D_{He})}{D_{He}} [/TEX]

Cách chứng minh tương tự như lực đẩy ácimet.

Hên xui thôi, không biết có bị lẫn chỗ nào không.
 
U

undomistake

CHúc mừng bạn đã trả lời đúng :)).
Tặng mọi người thêm 1 câu nữa nhé:
Mặt Trăng đang lùi xa Trái Đất, tiền gần Trái Đất hay quỹ đạo của nó khá ổn định và giữ nguyên như hiện tại? Giải thích tại sao?
 
A

anhtrangcotich

Nó mà tới gần thì chúng ta tiêu vì triều cường rồi :|
Ngược lại, nó mà lùi ra xa, chứng tỏ trái đất cũng đang di động (bảo toàn động lượng), chúng ta cũng tiêu.

Vì chúng ta còn sống nên kết luận:"Mặt trăng vẫn giữ khoảng cách khá ổn định so với Trái đất". :D


Nói một cách vật lí thì là do lực hấp dẫn cân bằng với lực quán tính li tâm (Mặt Trăng quay).
 
U

undomistake

Xin lỗi nhưng câu trả lời của bạn chưa đúng :(.
Bảo toàn động lượng chỉ xảy ra trong hệ kín, trong thực tế nó chỉ gần đúng, và thực tế, Trái Đất cũng không di chuyển theo Mặt Trăng. Triều cường do Mặt Trăng tạo ra cho dù đang đến gần đi nữa, chúng ta cũng không thể cảm thấy tác động của nó cho tới hơn hàng triệu năm sau.

Thật ra, Mặt Trăng đang dần di chuyển ra xa Trái Đất với tốc độ 38 mili mét mỗi năm. Hơn 7 tỷ năm trước, Mặt Trăng gần Trái Đất gấp 10 lần hiện nay, nhưng dần do quán tính dư ra trong khi chuyển động quanh Trái Đất đã nới rộng quỹ đạo và ngày càng ra xa Trái Đất. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không còn có Mặt Trăng nữa.

Nếu bạn muốn biết thêm, đây là nguồn:http://diendan.go.vn/showthread.php?738137-Ban-Tin-Vat-Ly-Cap-nhap-cac-thong-tin-lien-quan-trong-thang-&p=10770254#post10770254

Câu hỏi tiếp theo nhé:
Làm sao cho miếng bọt biển chìm trong nước? Giải thích vì sao?
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Tốc độ bé thế thì kể làm gì. Bạn có biết "quán tính dư ra" nghĩa là gì không?


Cục xà phòng thả vào nước chìm nghỉm :|
 
U

undomistake

Quan trọng trong vật lý là số liệu thực tế, mình hỏi mặt trăng đang di chuyển ra xa, lại gần hay giữ nguyên quỹ đạo thì tất nhiên tốc độ dù bé tới đâu vẫn đáng được công nhận chứ? Như lỗ đen có nhiệt độ cực kỳ nhỏ, nhưng người ta không hề xem lỗ đen là vật lạnh đâu? quán tính dư ra là mình nói cho bạn dễ hiểu, tức là lực ly tâm của Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của Trái Đất đối với nó.
Mình nhớ nhầm, phải là miếng bọt biển :)). Cảm ơn bạn nha
 
A

anhtrangcotich

Trời ạ. Lực hấp dẫn đóng vai trò hướng tâm. Chính lực hấp dẫn làm cho mặt trăng quay, cũng giống như lực căng dây làm cho con lắc dao động tròn.
Lực li tâm cũng chỉ là lực ảo xét trong hệ phi quán tính, vừa là hệ quả của lực hướng tâm. Ta tác động vào A một lực F, xuất hiện lực ảo F' > F khác nào có thể chế tạo được động cơ vĩnh cữu ;))
Không chấp nhận được. :p

"Quán tính dư ra", một khái niệm chưa nghe bao giờ. Theo các lí thuyết hiện tại mà tớ biết, thì khi một vật chuyển động tròn, nó có xu hướng bức xạ năng lượng. Mà một hệ mất năng lượng thì sẽ co lại.:D

Ai bảo Trái Đất không quay quanh mặt trăng nhỉ. Chẳng qua vì khối lượng nó lớn hơn Mặt Trăng nhiều lần nên không đáng kể thôi. Hệ kím được xây dựng bởi nội lực mà :|

Người ta còn chưa biết lỗ đen là gì =.= Có thể là vật, cũng có thể không là gì cả, chỉ là một khái niệm. Nhiệt độ của nó chỉ là phỏng đoán thôi. Người ta đo nhiệt độ của một hành tinh thông qua bức xạ của nó. Lỗ đen có bức xạ ra cái gì đâu mà biết =.= Nói chung những chuyện trên trời chỉ là phỏng đoán bạn à :p
 
Last edited by a moderator:
A

anhsao3200

Lực li tâm cũng chỉ là lực ảo xét trong hệ phi quán tính, vừa là hệ quả của lực hướng tâm. Ta tác động vào A một lực F, xuất hiện lực ảo F' > F khác nào có thể chế tạo được động cơ vĩnh cữu
Cho tớ chém với Thứ nhất lực ảo là lực gì bạn ? Trên thực tế lực li tâm có xu hướng làm cho vật văng ra ngoài đồng ý với quan điểm đó là hệ quả của lực hướng tâm
Theo các lí thuyết hiện tại mà tớ biết, thì khi một vật chuyển động tròn, nó có xu hướng bức xạ năng lượng. Mà một hệ mất năng lượng thì sẽ co lại.
Xu hướng bức xạ năng lượng có lẽ cái này là một khái niệm rất khó để tưởng tượng vì nói về năng lượng thì hiện nay cả là một vấn đề bạn ạ linh nghĩ ý bạn nói đó là xu hướng giải phóng năng lượng đúng ko bạn
Ai bảo Trái Đất không quay quanh mặt trăng nhỉ. Chẳng qua vì khối lượng nó lớn hơn Mặt Trăng nhiều lần nên không đáng kể thôi. Hệ kím được xây dựng bởi nội lực mà
Tớ từ xưa đến nay thì trái đất quay quanh mặt trăng mà bạn hì và khi đó mặt trăng cũng mới được gọi là một vệ tinh của trái đất con trái đất được gọi là vệ tinh của mặt trởi chính vì lẽ đó mà định luật keple mới đúng chứ cậu
tức là lực ly tâm của Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của Trái Đất đối với nó.
Mình nhớ nhầm, phải là miếng bọt biển . Cảm ơn bạn nha
Cái này tớ ko đồng ý bởi lẽ lực quán tính ly tâm bằng lực hướng tâm do đó tỷ lệ thuận với khối lượng mà hiển nhiên m trái đất lớn hơn m mặt trăng hiển nhiên lực quán tính ly tâm lớn nên mặt trăng đang có xu hướng văng ra ngoài không gian mất sự kiếm soát
 
A

anhtrangcotich

Lực ảo là lực có trong hệ quy chiếu phi quán tính, nhưng không có trong hệ quy chiếu quán tính.
Nó trái với định luật New - tơn.

Ví dụ một chiếc xe dừng đột ngột. Trên xe có hai kiện hàng.

Người trên mặt đất thấy hai kiện hàng lao về phía trước, người này bảo: Lực nào đã làm cho kiện hàng chuyển động?
Kiện hàng 1 trả lời: Chuyển động gì đâu có, tôi thấy nó đứng yên so với tôi mà?
Kiện hàng 2 hỏi lại: Lực nào đã làm người trên mặt đất chuyển động so với mình?

Đấy. Tùy thuộc vào từng hệ quy chiếu đứng yên hay chuyển động có gia tốc mà lực quán tính xuất hiện hay không. Đấy gọi là ảo.

Xu hướng bức xạ năng lượng nghĩa là có thể là bức xạ nhiệt, bức xạ do va đập với các vật khác hoặc bức xạ ánh sáng. Vật chất và năng lượng luôn có xu hướng đi từ nới thế cao đến nơi thế thấp. Môi trường xung quanh trái đất và mặt trăng là chân không, không có gì cả nên chúng bức xạ là chuyện thường.

Nếu lực quán tính lớn hơn lực hấp dẫn với trái đất thì có lẽ các khối đá trên bề mặt mặt trăng sẽ văng ra vũ trụ rồi.

Các vệ tinh đề có khối lượng rất nhỏ so với hành tinh của nó, nên sự quay của nó là rất rõ ràng, ngược lại hành tinh có khối lượng lớn nên quỹ đạo quay quanh vệ tinh của nó không đáng kể, ta không cảm nhận được.

Bằng chứng là những hệ sao đôi, có khối lượng gần nhau thì quay quanh nhau rất rõ ràng.



Bọt biển, không biết người ta làm sao chứ tớ cứ dìm nó xuống là nó chìm :D
 
U

undomistake

Hơi lạc đề rồi ấy. Đừng chi li quá. :|
Cái lỗ đen thì nếu bạn đọc qua cuốn "Cuộc chiến lỗ đen" của Leonard Susskind sẽ nói rõ hơn mình nói.
Quan trọng là mọi người hiểu thêm về vấn đề thôi :)), không nên chi li quá, dễ gây mất lòng lắm bạn.
Vế cái bọt biển thì bạn dìm nó xuống đâu có tính :)), không dìm mà nó vẫn chìm mới là hay và loại bỏ mấy cái cách như buộc đá, đè, dìm, nhấn,v...v... :|
 
Top Bottom