[Vật Lý 10] Đề kiểm tra học kỳ

M

merimi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1> Phát biểu, viết biểu thức định luật III Niu-tơn.

2> Nêu khái niệm về tần số của chuyển động tròn đều.

3> Một ô tô đang chuyển động trên đường với vận tốc 36km/h thì hãm phanh chậm dần đều, sau khi đi được 20m thì dừng lại. Tính gia tốc ô tô.

4> Cho một lò xo có độ cứng k = 200N/m. Để lò xo dãn ra 1cm thì phải treo vào 1 vật có khối lượng bằng bao nhiêu? Lấy g=10m/s2

5> Một vật có khối lượng m=1kg, được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và bàn là 0,5. Vật bắt đầu được kéo đi bởi lực F=8N có phương nằm ngang. Lấy g=10m/s2
a) Vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên vật
b) Tính gia tốc vật
c) Sau 2s kể từ khi tác dụng lực kéo F, người ta đặt lên vật m một vật m1 có khối lượng 500g và không thay đổi lực kéo. Biết m1 không trượt trên m. Tính vận tốc của vật ở thời điểm 8s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên m1.
 
S

songtu009

5> Một vật có khối lượng m=1kg, được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và bàn là 0,5. Vật bắt đầu được kéo đi bởi lực F=8N có phương nằm ngang. Lấy g=10m/s2
c) Sau 2s kể từ khi tác dụng lực kéo F, người ta đặt lên vật m một vật m1 có khối lượng 500g và không thay đổi lực kéo. Biết m1 không trượt trên m. Tính vận tốc của vật ở thời điểm 8s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên m1.
Câu C.
Sau 2s vật đang có vận tốc tức thời là [TEX]v = at = 6m/s[/TEX]
Đặt lên vật một vật có khối lượng m1.
Có 2 cách.
1) Xem ma sát giữa hai vật là nội lực.
2) Xem ma sát giữa hai vật là ngoại lực.

Giải theo cách 1.
Vật đang có vận tóc tức thời là [TEX]6m/s[/TEX]Áp dụng bảo toàn động lượng.
[TEX]m_1v_1 = (m_1+m_2)v[/TEX]Tính được [TEX]v = 4m/s[/TEX]

Vi2 hai vật không trượt lên nhâu nên xem hai vật như một vật rắn cố kl [TEX]M = m_1+m_2[/TEX], ma sát giữa hai vật chỉ là nội lực.

[TEX]F - F_{ms1} = Ma[/TEX]
Tính được [TEX]a = 2 m/s[/TEX]
Sau 8s, vận tốc của hai vật là [TEX]v_x = v = at = 20 m/s[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l



5> Một vật có khối lượng m=1kg, được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và bàn là 0,5. Vật bắt đầu được kéo đi bởi lực F=8N có phương nằm ngang. Lấy g=10m/s2
a) Vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên vật
b) Tính gia tốc vật
c) Sau 2s kể từ khi tác dụng lực kéo F, người ta đặt lên vật m một vật m1 có khối lượng 500g và không thay đổi lực kéo. Biết m1 không trượt trên m. Tính vận tốc của vật ở thời điểm 8s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên m1.

a > lực phát động , lực cản(Fms) , phản lực N , P

P = N = m.g = 10 N

Fms =hệ số ma sát .N = 5N

F-Fms = ma

=> 8-5 = 1.a => a = 3m/s^2

c > chịu

Tớ bị ngu lý :(( oa oa

hình như mình làm sai =.=~
 
O

olympuslord

Nguyên văn bởi merimi


5> Một vật có khối lượng m=1kg, được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và bàn là 0,5. Vật bắt đầu được kéo đi bởi lực F=8N có phương nằm ngang. Lấy g=10m/s2
a) Vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên vật
b) Tính gia tốc vật
c) Sau 2s kể từ khi tác dụng lực kéo F, người ta đặt lên vật m một vật m1 có khối lượng 500g và không thay đổi lực kéo. Biết m1 không trượt trên m. Tính vận tốc của vật ở thời điểm 8s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vẽ biểu diễn các lực tác dụng lên m1.

Đồng ý vs câu a và b của Kira
em xin được thử làm câu C:
sau 2 s (trước khi đặt vật m1) thì vận tốc của vật là:
áp dụng [TEX]v = v_0 + at[/TEX]
thay các giá trị [TEX]v_0 = 0, a = 3, t =2[/TEX] vào công thức trên tính v được 6 m/s

say 2 s vật được đặt thêm m1 = 500g => khối lượng của hệ vật = 1,5 kg
[TEX]F_{ms} = 7,5 (N)[/TEX]
=> a lúc này tính được là [TEX]\frac{1}{3}[/TEX]
tiếp dụng áp dụng công thức [TEX]v = v_0 + at[/TEX]
với các giá trị t = 6 (s) vì tính vận tốc kể từ lúc chuyện động mà ta đã xét 2 s trước rồi. [TEX]v_0 = 6 (m/s)[/TEX] là vận tốc cuối 2s đầu. [TEX]a = \frac{1}{3}[/TEX]
tính được v sau 8s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là 8 m/s

:-SS:-SS
 
Top Bottom